Các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng. Tỷ lệ vòng quay tài sản là một trong số đó. Đây là một tỷ số hiệu quả đo lường cách một công ty sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả để nhằm mục đích chính là tạo ra doanh số bán hàng. Vậy tỷ lệ vòng quay tổng tài sản là gì? Công thức và các bước tính như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản là gì?
Khái niệm tỷ lệ vòng quay tổng tài sản:
tỷ lệ vòng quay tổng tài sản được sử dụng để nhằm đo lường giá trị doanh thu hoặc doanh số của công ty so với giá trị tài sản của công ty. tỷ lệ vòng quay tổng tài sản có thể được sử dụng giống như một chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của một công ty để nhằm mục đích giúp công ty đó tạo ra doanh thu.
Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản càng cao thì đi liền với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Và, ngược lại, trong trường hợp nếu một công ty có số vòng quay tổng tài sản thấp, điều đó cho thấy công ty không sử dụng hiệu quả tài sản của mình để tạo ra doanh số.
Ta nhận thấy rằng, vòng quay tổng tài sản được hiểu cơ bản là một chu kỳ tài chính và là thước đo thể hiện mức độ hiệu quả trong việc điều hành, phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đầu tư tài sản vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh thì tỉ số này sẽ cho biết với mỗi dòng tiền doanh nghiệp đầu tư vào sẽ tạo ra bao nhiêu dòng tiền mang lại doanh thu.
Thông qua đó, thì ta có thể hiểu, tỷ lệ vòng quay tổng tài sản được tạo ra và đã được dùng nhằm mục đích để so sánh số liệu doanh thu thuần với tổng tài sản bình quân vận hành của doanh nghiệp. Nếu chỉ số vòng quay tổng tài sản càng tăng thì sẽ cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao, có kế hoạch hợp lý. Trong trường hợp nếu chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp, điều này thể hiện doanh nghiệp khi đầu tư vào tài sản, kinh doanh chưa mang lại hiệu quả và tạo ra dòng tiền thực sự.
Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản trong tiếng Anh gọi là Asset Turnover Ratio.
Tìm hiểu về tỉ số vòng quay tổng tài sản tốt trong vận hành doanh nghiệp:
Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản thông thường được tính theo hằng năm hoặc trong một kỳ kinh doanh nhất định của doanh nghiệp. Đa số doanh nghiệp đều cố gắng cải thiện chỉ số này liên tục qua các chu kỳ kinh doanh, vì chỉ số này càng cao cho thấy việc đầu tư vào tài sản đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý rằng tỷ số này ở mỗi loại hình, mô hình kinh doanh khác nhau thì lại không giống nhau. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ thông thường (cụ thể như các ngành nghề:tư vấn, giải trí, tổ chức sự kiện,…) và lĩnh vực bán lẻ thì tỷ số này thường cao hơn so với một số ngành nghề khác, bởi vì các sản phẩm của ngành nghề này thường có khối lượng bán ra cao hơn so với việc doanh nghiệp sở hữu cơ sở tài sản (bao gồm các tài sản hữu hình như nhà máy, đất đai, máy móc, hàng tồn kho, tiền mặt, tài sản tương đương tiền,…). Với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thì việc thực hiện việc đánh giá vòng quay tổng tài sản thông thường sẽ không chính xác và tỷ lệ này cũng ít liên quan đến việc vận hành của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản thông thường hữu ích cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn, sở hữu nhiều khối tài sản và thường liên quan đến các doanh nghiệp trong các lĩnh vực như: sản xuất, ngân hàng, bảo hiểm, bệnh viện, trường học,… Bởi vì tỷ lệ vòng quay tổng tài sản khác biệt rất nhiều giữa các công ty trong các lĩnh vực khác nhau, nên không có được con số xác định chung cho vòng quay tổng tài sản tốt và sẽ không hợp lý khi thực hiện việc so sánh số liệu của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
Để có thể đưa ra một kết luận chính xác về mức độ hiệu quả việc sử dụng tài sản của một công ty chúng ta cần so sánh hệ số vòng quay tài sản của công ty đó với hệ số vòng quay tài sản bình quân của cùng ngành, lĩnh vực với công ty đó.
2. Công thức và các bước tính toán tỷ lệ vòng quay tổng tài sản:
Công thức tính tỷ lệ vòng quay tổng tài sản:
Asset Turnover bằng Total sales chia cho trung bình của Beginning assets cộng với Ending assets.
Trong đó:
Total sales = Annual sales total: Tổng doanh số năm;
Beginning assets = Assets at start of year: Tổng tài sản đầu kì;
Ending assets = Assets at end of year: Tổng tài sản cuối kì.
Các bước tính toán:
Trong công thức tính tỷ lệ vòng quay tài sản có sử dụng giá trị tài sản của công ty. Để có thể xác định giá trị tài sản của công ty, trước tiên cần tính giá trị trung bình của tài sản trong năm.
1. Xác định giá trị tài sản của công ty trên bảng cân đối kế toán vào đầu năm.
Bảng cân đối kế toán được hiểu là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn vốn để hình thành các tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
2. Xác định số dư hoặc giá trị cuối cùng của tài sản của công ty vào cuối năm.
3. Cộng giá trị tài sản ban đầu và giá trị tài sản cuối với nhau và chia cho 2, sẽ được giá trị tài sản trung bình của năm.
4. Xác định tổng doanh số, giá trị này có thể được liệt kê dưới dạng doanh thu trong báo cáo kết quả kinh doanh.
5. Chia tổng doanh số hoặc doanh thu cho giá trị tài sản trung bình trong năm.
3. Tỷ lệ vòng quay tổng tài sản cho biết gì?
Thông thường, tỷ lệ vòng quay tổng tài sản được tính hàng năm. Tỷ lệ vòng quay tài sản khi càng cao, công ty đó sẽ càng hoạt động tốt, bởi vì chỉ tiêu này cao thể hiện rằng công ty đang tạo ra nhiều doanh thu trên mỗi đơn vị giá trị tài sản.
Tỷ lệ vòng quay tài sản có xu hướng cao hơn đối với các công ty trong một số lĩnh vực nhất định so với các công ty khác. Ví dụ, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và bán lẻ có cơ sở tài sản (asset base) tương đối nhỏ nhưng có khối lượng hàng bán cao. Do đó, chúng có số vòng quay tổng tài sản trung bình cao nhất.
Ngược lại, các công ty trong các lĩnh vực như tiện ích và bất động sản có cơ sở tài sản lớn và tỷ lệ vòng quay tài sản thấp.
Bởi vì chỉ tiêu này có thể có thay đổi lớn từ ngành này sang ngành khác, việc so sánh số vòng quay tổng tài sản của một công ty bán lẻ và một công ty viễn thông sẽ không hiệu quả lắm. So sánh chỉ có ý nghĩa khi chúng được thực hiện cho các công ty khác nhau trong cùng một lĩnh vực.
4. Các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp:
Để doanh nghiệp có thể nắm rõ tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp có đạt được hiệu quả hay không và những vấn đề gì cần khắc phục, sửa đổi trong việc vận hành thì doanh nghiệp đó sẽ cần phải đánh giá hiệu suất hoạt động, sự chuyển giao tài sản, hàng hóa, dòng tiền để xác định vòng quay tổng tài sản một cách chính xác nhất. Các chỉ số đánh giá hiệu suất hoạt động cần nắm được thể hiện qua các chỉ số sau:
– Thứ nhất: Vòng quay hàng tồn kho:
Quản lý hệ thống vòng quay hàng tồn kho giúp doanh nghiệp dễ kiểm soát. Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong một kỳ kinh doanh. Và được xác định qua công thức:
Vòng quay hàng tồn kho được xác định = Doanh thu / Hàng tồn kho bình quân.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao thể hiện doanh nghiệp bán hàng hiệu quả, nhanh và không bị tồn đọng hàng hóa quá nhiều. Bên cạnh đó cũng giảm thiểu rủi ro trong việc quản lý hàng hóa tồn kho. Tuy nhiên, nếu chỉ số này cao quá cũng sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp vì không thể đáp ứng kịp thời các nhu yếu phẩm mà khách hàng khi cần đến.
– Thứ hai: Vòng quay các khoản phải thu:
Thể hiện tình trạng quản lý công nợ của một doanh nghiệp và khả năng thu hồi vốn trong các kỳ kinh doanh. Vòng quay các khoản phải thu được thể hiện qua công thức:
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Khoản phải thu bình quân.
Chỉ số vòng quay càng lớn cho thấy khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, đối tác, các nhà cung cấp của doanh nghiệp rất tốt. Doanh nghiệp cũng có những đối tác uy tín, chất lượng, có thể hợp tác lâu dài. Nhưng nếu chỉ số này quá thấp, doanh nghiệp có khả năng bị chiếm dụng vốn, nợ chưa được thu hồi, gặp nhiều trục trặc với đối tác,vv… Cũng sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình kinh doanh.
– Thứ ba: Vòng quay tài sản dài hạn
Vòng quay tài sản dài hạn là những loại tài sản như máy móc, thiết bị, nhà máy,vv… là những loại tài sản sử dụng dài hạn trong doanh nghiệp. Với mỗi dòng tiền khi đầu tư vào tài sản dài hạn đó thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu dòng tiền doanh thu từ đó. Vòng quay tài sản dài hạn được thể hiện qua công thức:
Vòng quay tài sản dài hạn xác định = Doanh thu thuần / Tổng tài sản dài hạn bình quân.