Việc các nhà đầu tư thực hiện việc đầu tư vào các khi công nghiệp dẫn đến tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp ngày một tăng lên trên các quốc gia trên thế giới nói chung và trong tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp này cũng bao gồm Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp là gì?
1.1. Khu công nghiệp được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định: Khu công nghiệp được hiểu là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
1.2. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp được hiểu như thế nào?
Trong thời buổi kinh tế thị trường mở cửa và ngày càng trở nên phát triển rộng rãi hơn thì ngoài việc phát triển nền nông nghiệp lúa nước như trước đây thì ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều hơn các loại hình kinh doanh khác như: công nghiệp, du lịch, nuôi trồng thủy hải sản,…Để nền kinh tế của một quốc gia phát triển thì không thể nào không nhắc đến và trú trọng phát triển nền kinh tế liên quan đến các ngành nghề công nghiệp. Mà Việt Nam lại là một quốc gia có số lượng nhân công dồi dào, tiền thuê nhân công thấp nên việc các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư vào các khu công nghiệp ngày một mở rộng nhiều hơn về cả chất lượng và số lượng.
Trên cơ sở quy định tại khoản 22 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế thì có quy định về định nghĩa khái niệm tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp là: Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp là tỷ lệ diện tích đất công nghiệp và đất dịch vụ đã cho nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thực hiện dự án thuê đất, thuê lại đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, thực hiện dự án đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật trên tổng diện tích đất công nghiệp và đất dịch vụ của khu công nghiệp, được tính theo tỷ lệ phần trăm (%).
Bên cạnh việc pháp luật hiện hàn quy định vầ định nghĩa khái niệm của khu công nghiệp như vừa được nê ra ở trên thì tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp cũng có thể hiểu theo một các đơn giản nhất đó là những chỉ tiêu được các chuyên đánh giá hiệu quả việc sử dụng tối ưu mặt bằng các khu công nghiệp. Việc các chủ thể lựa chọn các chỉ tiêu này nhằm xác định hiệu quả của việc khai thác và sử dụng đất có ích trên tổng diện tích được cấp phép theo dự án của khu công nghiệp.
Đồng thời thì dưới góc độ quy định của pháp luật hiện hành thì định nghĩa về tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp là một trong các chỉ tiêu để đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp. Do đó, đối với mỗi khu công nghiệp ở một địa điểm và thời gian nhất định thì tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp này cao không chỉ thể hiện lợi thế về vị trí địa lý, tính kết nối, hạ tầng cơ sở…, mà tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp này còn cho thấy sự nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu khách thuê ngay từ khi chuẩn bị dự án của chủ đầu tư.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì cách tính những tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp được tính bằng tổng diện tích đất trong khu công nghiệp đã được các doanh nghiệp và dịch vụ thuê so với tổng diện tích đất công nghiệp dành để cho thuê của khu công nghiệp.
Tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp đạt hiệu quả được hiểu dưới góc độ này là việc pháp luật hiện hành không quy định tỉ lệ lấp đầy này không đòi hỏi phải đạt cao ngay từ đầu mà phải chia theo từng phân kì đầu tư và đánh giá theo từng giai đoạn và tỷ lệ này phát triển cao dần sau các thời kỳ phát triển của việc đầu tư và xây dựng các khu công nghiệp. Do đó, các thời kỳ để phát triển tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp này được hiểu như sau:
Đối với việc xác định thời kì đầu của tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp là thời kì đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khoảng ba đến năm năm, tiếp sau đó là giai đoạn thu hút đầu tư và hoàn thiện các khu chức năng theo nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp thuê đất, thu hồi chi phí đầu tư, tạo việc làm cho người lao động…
Bên cạnh đó thì theo kinh nghiệm của nhiều nước, thời gian để thu hồi kinh phí đầu tư xây dựng có thể kéo dài trong khoảng mười lăm đến hai mươi năm, còn nếu sau khoảng mười đến mười lăm năm mà tỉ lệ lấp đầy thấp hơn 75% thì coi như khu công nghiệp này không đạt hiệu quả kinh tế như kì vọng và không đảm bảo phát triển bền vững.
2. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp ở Việt Nam:
Thông qua góc nhìn từ về thực tế các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đã nghiên cứu sản phẩm khu công nghiệp dưới góc độ quy định của pháp luật hiện hành thì theo như tác giả cho rằng, việc xây dựng nên một khu công nghiệp thường dễ hơn việc lấp đầy cũng như khai thác các khu công nghiệp được xây dựng mới đó một cách hiệu quả trong nền kinh tế phát triển thị trường. Trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển sản xuất vào Việt Nam ngày một rõ nét như hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách thuê có vai trò quyết định trong việc đạt được mục tiêu này.
Bên cạnh đó khi các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư khu công nghiệp thì cần phải có những cân nhắc và những sự lựa chọn phù hợp và hợp lý nhất để không phải chịu các rủi ro và tổn thất về mặt tài chính và mặt thời giam. Bởi vì tác giả đua ửa nhận định này là do trong lĩnh vực đầu tư vào khu công nghiệp được biết đến là một trong những bài toán về hiệu quả kinh tế, cạnh tranh tầm quốc gia, bởi khi lựa chọn địa điểm đầu tư, trước tiên các nhà đầu tư sẽ quan tâm tới thế mạnh của quốc gia đó, rồi mới đến vùng, tỉnh và khu công nghiệp, từ đó tùy vùng, tùy đối tượng mà thiết kế nên các sản phẩm phù hợp.
Tỷ hệ lấp đầy khu công nghiệp tại Việt Nam nó thể hiện được sự phát triển bền vững khu công nghiệp và vấn đề này thì được quy định và hiểu với nội dung đó là việc đảm bảo sự tăng trưởng ngành công nghiệp một cách ổn định theo thời gian. Đồng thời thì hoạt động tăng trưởng này cũng được xác định dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu quả nội tại khu công nghiệp chứ không phải chỉ dựa trên sự gia tăng của các yếu tố đầu vào.
Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp ở Việt Nam tính đến cuối năm 2020, cả nước có 381 khu công nghiệp, khu chế xuất (gọi chung là khu công nghiệp) được thành lập với tổng diện tích quy hoạch 114.000ha, trong đó, diện tích đã được giao đất và đưa vào sử dụng 90.800ha, chiếm 2,31% diện tích đất phi nông nghiệp, tăng 18.800ha so với năm 2010. Tỉ lệ lấp đầy bình quân là 75%
Bên cạnh đó thì theo như thống kê về số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến quý I/2021, cả nước có 370 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 115.200 ha. Trong đó, 328 khu công nghiệp nằm ngoài các khu kinh tế, 34 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế ven biển, 8 khu công nghiệp nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu.
Cũng trong quý này, đã có hàng chục dự án khu công nghiệp được thành lập mới tại 13 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó Bắc Ninh có 5 khu, Quảng Trị: 2 khu; Vĩnh Phúc: 1 khu; Đồng Nai: 3 khu; Long An: 1 khu… Ngoài ra, các tỉnh Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Vĩnh Long đều sẽ triển khai xây dựng các khu công nghiệp trong thời gian tới.
Với các thị trường trọng điểm, tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp đều khả quan, chẳng hạn tại Hà Nội là 90%; Bắc Ninh: 95%; Hưng Yên: 89%; Hải Phòng: 73%; TP.HCM: 88%; Bình Dương: 99%; Đồng Nai: 94%, Long An: 84%; Bà Rịa – Vũng Tàu: 79%…
Theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, trên toàn quốc, đất khu công nghiệp được chia thành 6 vùng. Trong đó bao gồm: vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có 331 khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động, chiếm gần 87% số khu đã thành lập.
Tỷ lệ lấp đầy bình quân đối với các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động khoảng 75%, riêng khu chế xuất Linh Trung III thuộc tỉnh Tây Ninh và khu chế xuất Linh Trung II, khu chế xuất Linh Trung thuộc thành phố Hồ Chí Minh đều có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, khu chế xuất Tân Thuận có tỷ lệ lấp đầy đạt 81%.
Từ các thống kê về tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp ở Việt Nam nói trên thì có có thể thấy rằng Việt nam thực sự trú trọng đến sự phát triển khu công nghiệp cũng tương tự như phát triển khu kinh tế. Do đó, muốn phát triển và nâng tỷ lệ lấp đầu khu công nghiệp ngày một cao hơn thì cần phải dựa trên việc đạt hiệu quả cào thì công tác nghiên cứu lợi thế địa chính trị, hạ tầng giao thông, nguồn nhân công và nguyên liệu, khả năng kết nối các dòng logistics của khu vực hay chuỗi sản xuất của từng ngành nghề… Không những thế mà trong vấn đề tăng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp ở Việt Nam còn phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng, chuyên nghiệp theo như quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này.