Hiện nay chúng ta vẫn đang xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong xu thế hội nhập và phát triển. Vì vậy công tác tuyên truyền, vận động xóa bỏ các hủ tục, phong tục lạc hậu là vô cùng cần thiết.
Mục lục bài viết
1. Tuyên truyền, vận động xóa bỏ các hủ tục, phong tục lạc hậu:
1.1. Một số hủ tục và phong tục lạc hậu cần phải xóa bỏ:
Hiện nay những hủ tục không còn phù hợp với thời đại vẫn đang còn tồn tại trong các đồng bào dân tộc thiểu số vì nhiều nguyên nhân khác nhau và được hình thành từ lâu đời, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ăn sâu vào tư tưởng của người dân khiến cho những hủ tục mang tính tâm linh và tín ngưỡng khó thay đổi. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của thời đại, thì nhiều hủ tục và phong tục đã không còn phù hợp cần phải xóa bỏ để nâng cao đời sống tinh thần của người dân, có thể kể đến một số phong tục điển hình như sau:
Thứ nhất, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Mặc dù pháp luật đã nghiêm cấm vấn đề tạo hôn và hôn nhân cận huyết thống nhưng trên thực tế thì một số đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn xảy ra nhiều hiện tượng trên. Vấn đề tạo hôn và hôn nhân cận huyết thống sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và giống nòi của người mẹ cũng như các kế hệ sau. Vì thế cần tuyên truyền và vận động người dân xóa bỏ hoàn toàn tục tạo hôn và hôn nhân cận huyết thống để thực hiện đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Thứ hai, sinh đẻ tại nhà. Vấn đề này còn diễn ra phổ biến ở các đồng bào các dân tộc thiểu số nhất là vùng sâu vùng xa và các vùng cách xa các cơ sở ý tế. Khi sinh đẻ thì người ta thường hay gọi người biết đỡ đẻ đến để hỗ trợ cho sản phụ. Việc sinh đẻ ở nhà thường dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính sản vụ và trẻ sơ sinh nhất là những ca đẻ khó. Vì thế cho nên cần tuyên truyền và vận động người dân đến các cơ sở ý tế gần nhất để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Thứ ba, để người chết lộ thiên trên sạp trong tang ma. Trước đây thì người ta thường quan niệm rằng, khi có người mất bà con thường có tập tục để người chết trên sạp được đan bằng các loại tre, nứa … sau đó đắp toàn thân một tấm chăn thổ cẩm truyền thống cho đến khi đem đi chôn thì mới cho vào quan tài, thậm chí là đến nghĩa địa thì mới đưa người chết vào quan tài. Người ta đưa ra thủ tục này xuất phát từ lý do: quan tài của đồng bào các dân tộc thiểu số được làm chủ yếu từ thân gỗ nguyên khối nên trọng lượng rất nặng, nếu như đưa người chết vào trong quan tài đi chôn thì việc di chuyển rất khó khăn. Ngoài ra còn xuất phát từ lòng thương nhớ và tiếc nuối của những người còn sống được thấy khuôn mặt của người chết lần cuối trước khi đem đi chôn cất và vĩnh biệt. Tuy nhiên điều này sẽ không đảm bảo vệ sinh và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của những người còn sống. Vì tới đây cũng được coi là một trong những thủ tục cần phải được xóa bỏ.
1.2. Tuyên truyền, vận động xóa bỏ các hủ tục, phong tục lạc hậu:
Từ những hủ tục nêu trên, Để khắc phục những hạn chế và yếu kém cũng như nâng cao quá trình đổi mới và chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền góp phần đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu của các đồng bào dân tộc thiểu số thì nhìn chung các chủ thể có thẩm quyền sẽ phải thực hiện việc tuyên truyền và vận động xóa bỏ các thủ tục này theo các phương hướng sau đây:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo và chỉ huy của các cấp chính quyền đối với quá trình công tác và vận động đồng bào các dân tộc thiểu số xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thực hiện tốt các chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước, vận động và giáo dục cũng như thuyết phục họ giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình từ đó loại bỏ các hủ tục lạc hậu gây ảnh hưởng đến đời sống văn hóa và tinh thần. Thôi thúc họ phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng làm công tác tuyên truyền ở cấp cơ sở, trong đó thì đặc biệt phải coi trọng vai trò của các trưởng thôn và trưởng dòng họ cũng như người có uy tín ở thôn bản và các đội ngũ cán bộ đang công tác tại các cơ sở để đưa chính sách pháp luật đến với đồng bào để đồng bào tin tưởng và thực hiện một cách nghiêm túc và chủ động.
Thứ hai, cần chủ động và thường xuyên nắm bắt tình hình của đồng bào các dân tộc thiểu số và nắm bắt tâm trạng của các cán bộ đảng viên cũng như nhân dân, Đặc biệt là phải nắm bắt được các vấn đề bức xúc trong các đồng bào dân tộc thiểu số để kịp thời tham mưu cho các cấp đảng ủy và chính quyền có những giải pháp tư tưởng để giải quyết các vấn đề nhạy cảm, không tin và e dè và pháp luật cũng như không nghe theo những luận điệu tuyên truyền của các kẻ xấu, tin theo những vấn đề mê tín dị đoan và các tà đao
Thứ ba, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền và bài trừ các thủ tục lạc hậu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Duy trì và nâng cao chất lượng của các mục tuyên truyền chính sách pháp luật trên các báo đài nhất là tuyên truyền cho các đồng bào dân tộc ở vùng cao, các đài phát thanh và truyền hình tiếng dân tộc. Nghiên cứu và chuyển thể các hoạt động tuyên truyền này vào trong các bộ phim truyền hình. Phát huy thế mạnh công tác tuyên truyền bằng miệng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin lưu động. Lựa chọn những hình thức tuyên truyền sao cho phù hợp với trình độ nhận thức và nhu cầu tiếp nhận thông tin của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Thứ tư, cần phải quan tâm và xây dựng các thiết chế văn hóa cũng như duy trì việc tổ chức các hoạt động lễ hội và thể thao truyền thống của các dân tộc. Tuyên truyền về lịch sử và phong tục tập quán cũng như giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, các tấm gương người tốt việc tốt và khơi gợi lòng tự hào tự tôn dân tộc, phát huy những nét đẹp truyền thống và tích cực của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra thì cần tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương và chính sách của đảng và nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nhất là trong lĩnh vực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần giữ vững an ninh trật tự và an toàn xã hội cũng như đẩy mạnh hệ thống chính trị ở cấp cơ sở, để làm được điều đó thì vấn đề tuyên truyền và vận động các đồng bào dân tộc xóa bỏ hủ tục và phong tục lạc hậu chính là một trong những vấn đề cần thiết đáng được quan tâm.
2. Một số đặc điểm của công tác tuyên truyền và vận động xóa bỏ các hủ tục, phong tục lạc hậu:
Nhìn chung thì công tác tuyên truyền và vận động xóa bỏ các thủ tục và phong tục lạc hậu mang những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Đối tượng của hoạt động tuyên truyền và vận động xóa bỏ các hủ tục phong tục lạc hậu ở đây là người dân nông thôn và đồng bào các dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước. Người dân và đồng bào ở đây hầu như là những người từ đủ sáu tuổi trở lên và có hộ khẩu thường trú cũng như tạm trú tại một số địa bàn nhất định. Tâm lý của họ thường tự ti và bảo thủ, bao gồm cả tư tưởng cục bộ địa phương và địa phương chủ nghĩa, các cộng đồng và các cụm dân cư cũng như dòng họ có phong tục tập quán riêng biệt được phát triển dựa trên trình độ văn hóa và hiểu biết pháp luật còn thấp dẫn đến hiện tượng chưa có ý thức tự giác trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu pháp luật.
Thứ hai, quá trình tuyên truyền và vận động xóa bỏ các thủ tục và phong tục lạc hậu là nhiệm vụ của tất cả mọi người, và cũng là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Cụ thể Uỷ ban nhân dân các cấp chính là chủ thể tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho nhân dân. Thực hiện nhiệm vụ này thì Uỷ ban nhân dân sẽ giao cho Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp ở địa phương để thực hiện cụ thể. Các chủ thể là luật sư và luật ra cũng cần phải hai nghe dựa trên chức năng và nhiệm vụ của mình góp phần nâng cao trình độ pháp lý trong công tác giáo dục pháp luật cho người dân.
Thứ ba, quá trình tuyên truyền và vận động xóa bỏ các thủ tục và phong tục lạc hậu cụ thể dựa trên một số nội dung cơ bản sau đây:
– Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người công dân;
– Các chế độ, chính sách mà đảng và nhà nước đặc biệt ưu tiên cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số;
– Các đạo luật cơ bản về hình sự, dân sự, đất đai … ;
– Pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường, thị trấn …;
– Nội dung giáo dục pháp luật đan xen gắn kết với nội dung giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức;
– Phê phán các luật tục lạc hậu, trái với pháp luật của nhà nước, với lợi ích của xã hội, tập thể, kìm hãm văn minh tiến bộ;
– Giáo dục pháp luật về đoàn kết các dân tộc, đoàn kết toàn dân …. Ngoài những nội dung nêu trên, chủ thể tuyên truyền và phổ biến pháp luật cần hướng dẫn nhân dân thực hiện đúng tập quán tốt đẹp, các luật tục còn phù hợp với pháp luật, hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư. Đồng thời chỉ ra cho nhân dân thấy được những hủ tục lạc hậu, những luật tục trái với lợi ích của cộng đồng và pháp luật của nhà nước trong giai đoạn mới hiện nay.
3. Một số hình thức và phương pháp tuyên truyền, vận động xóa bỏ các hủ tục, phong tục lạc hậu:
Hiện nay có rất nhiều hình thức khác nhau để thực hiện quá trình tuyên truyền và phổ biến pháp luật từ đó xóa bỏ các hủ tục và phong tục lạc hậu. Mỗi hình thức tuyên truyền khác nhau sẽ có những đặc thù và kỹ năng riêng. Vì thế có thể tham khảo một số hình thức cơ bản:
– Tuyên truyền bằng miệng thông qua đời sống thực tế;
– Giáo dục thông qua quá trình giảng dạy pháp luật trong nhà trường hoặc thông qua các hoạt động xã hội như xây dựng gia đình văn hóa hoặc các cuộc vận động có tính phong chào trong quần chúng nhân dân …;
– Tuyên truyền và vận động thông qua các lễ hội hoặc tổ chức các sinh hoạt đoàn thể;
– Tuyên truyền và giáo dục thông qua các buổi hòa giải hoặc giáo dục thông qua hoạt động báo chí và truyền thông, thậm chí là có thể giáo dục và tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục phong kiến lạc hậu thông qua mạng internet hoặc qua các vụ xét xử tại tòa án để đảm bảo tính răn đe, lồng ghép trong quá trình tư vấn pháp luật của các chuyên viên pháp lý hoặc thông qua quá trình trợ giúp pháp lý, thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật hoặc thông qua các câu lạc bộ pháp luật được tổ chức thực hiện trên thực tế …