Mặc dù hiện tại là thời đại 4.0 rồi nhưng người Việt Nam chúng ta vẫn quan niệm khi làm chuyện đại sự như: xây nhà, cưới hỏi, kinh doanh,… cần phải xem năm đó có thuận lợi hay không. Bài viết dưới dây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về tuổi kim lâu, cách tính và giải hạn kim lâu chuẩn nhất.
Mục lục bài viết
1. Tuổi kim lâu là gì?
Tuổi kim lâu là những năm không thuận lợi, những năm xấu gặp nhiều khó khăn trong việc làm trọng đại như xây nhà, cưới hỏi, làm ăn, mua xe,..
Theo quan niệm của người xưa, phụ nữ khi kết hôn vào tuổi kim lâu sẽ gây hại cho bản thân và gia đình, chồng con. Đặc biệt, theo góc nhìn của quan niệm văn hóa phương Đông cho rằng nếu cưới hỏi vào tuổi Kim Lâu sẽ dẫn đến không chỉ họa cho bản thân mà còn gây nên ảnh hưởng không nhỏ tới quan hệ vợ chồng, gia đình nhà chồng; thậm chí còn khó nuôi trẻ.
Hiểu một cách đơn giản đó là: “kim” là vàng, “lâu” là lầu. Kim Lâu được hiểu nôm na là lầu vàng. Thời xa xưa, các con gái vua chúa, quý tộc thường tổ chức cưới vào năm Kim Lâu với ước nguyện ở lầu vàng gác tía.
Tuy nhiên, đối với dân thường ở thời điểm đó phải tránh ngày này vì sẽ bị cho rằng đó là ý định muốn được lên làm quan mà chiếm mất lầu vàng. Do đó, suy nghĩ này đã đi sâu vào tiềm thức của phần đông số người và từ đó cho rằng vào năm Kim Lâu không nên tổ chức đám cưới.
Còn đối với nam giới, khi xây nhà phạm phải hạn kim lâu sẽ gây trắc trở cho mọi việc, mùa màng không thuận lơi, kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
2. Nguồn gốc của hạn kim lâu:
Kim lâu bắt nguồn từ thời khoa học cổ Phương Đông. Tuổi kim lâu giải thích theo Phong thủy Tam Nguyên có nghĩa như sau: Kim là vàng, lâu là lầu, ghép lại kim lâu là lầu vàng, có ý nghĩa cầu một năm may mắn, thuận lợi trong mọi việc. Thời xưa, các con gái vua chúa, quý tộc thường tổ chức đám cưới vào năm kim lâu với ước muốn ở lầu vàng gác tía.
Nhưng đối với dân thường phải tránh ngày này vì cho rằng đây là ý định muốn lên làm quan mà chiếm mất lầu vàng. Vì thế, suy nghĩ này đã được đi sâu vào tiềm thức của người dân và từ đó vào năm kim lâu không nên tổ chức đám cưới.
3. Hạn kim lâu có những loại nào?
Hạn kim lâu gồm 4 loại tuổi: Kim Lâu Thân, Kim Lâu Thê, Kim Lâu Tử, Kim Lâu Súc. 4 loại kim lâu này tương ứng với bốn cách gây hại khác nhau nếu phạm phải tuổi này. Cụ thể:
– Kim Lâu Thân: Kỵ bản thân mình, những năm làm việc trọng đại sẽ gây nhiều khó khăn, tai họa, trắc trở cho chính bản thân mình. Khi tai họa ập xuống người gánh chịu hậu quả nặng nề nhất chính là bản thân mình.
– Kim Lâu Thê: Kỵ vợ hoặc chồng, những năm làm việc trọng đại sẽ gây khó khăn, trắc trở cho vợ hay người phối ngẫu của mình. Khi cưới hỏi, nếu bạn nữ phạm tuổi kim lâu thì người chồng sẽ là người gánh chịu hậu quả, gặp nhiều tai họa, xui xẻo.
– Kim Lâu Tử: Kỵ con, những năm làm việc trọng đại sẽ gây khó khăn, trắc trở cho con cái trong gia đình mình, đứa con sẽ gánh chịu những tai họa đấy.
– Kim Lâu Súc: Kỵ chăn nuôi gia súc, những năm làm việc trọng đại mà nuôi gia súc thì sẽ ảnh hưởng tới kinh tế gia đình và gây họa đến cây trồng, vật nuôi trong nhà.
4. Cách tính tuổi kim lâu chính xác nhất:
Cách tính tuổi kim lâu dựa trên cách tính nguyên lý của Kinh Dịch để chọn ra các con số, dân gian đã có câu: Một ba sáu tám, kim lâu. Làm nhà cưới vợ tậu trâu thì đừng. Do đó, có 3 cách tính tuổi kim lâu như sau:
Cách 1: Tính tuổi kim lâu cho nữ bằng hàng đơn vị của tuổi:
Tính cả tuổi mụ cho nữ giới, nếu số cuối tức hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8 thì sẽ phạm tuổi kim lâu. Ví dụ: nữ giới sinh năm 1997, đến năm 2022 là 26 tuổi(đã tính cả tuổi mụ) , có hàng đơn vị là 6 thì đã phạm phải tuổi kim lâu. Còn nếu bạn nữ sinh năm 1998 đến năm 2022 là 24 tuổi, có hàng đơn vị là 4 thì lúc này tuổi bạn nữ không phạm phải tuổi kim lâu.
Cách 2: Tính tuổi kim lâu cho nam bằng cách lấy tuổi chia cho 9:
Lấy số tuổi của nam giới(tính cả tuổi mụ) chia cho 9, nếu chia hết hoặc có số dư rơi vào các con số 1, 3, 6, 8 thì sẽ phạm phải tuổi kim lâu, còn nếu không rơi vào các con số đó thì không phạm phải tuổi kim lâu. Mỗi số dư sẽ phạm phải 4 tuổi kim lâu.
– Dư 1 thì phạm phải tuổi Kim Lâu Thân.
– Dư 3 thì phạm phải tuổi Kim Lâu Thê.
– Dư 6 thì phạm phải tuổi Kim Lâu Tử.
– Dư 8 thì phạm phải tuổi Kim Lâu Súc.
Ví dụ: Bạn nam sinh năm 1997 đến năm 2022 là 26 tuổi(đã bao gồm tuổi mụ), lấy 26 chia cho 9 có kết quả là 2,8 tức dư 8, lúc này đã phạm phải tuổi Kim Lâu Súc. Còn nếu bạn nam sinh năm 1999 đến năm 2022 là 23 tuổi, lấy 23 chia cho 9 có kết quả là 2,5 tức dư 5 thì không phạm phải kim lâu.
Cách 3: Tính tuổi kim lâu theo hoang ốc:
Tính tổng các con số của tuổi, bao gồm cả tuổi mụ, khi ra kết quả là 1, 3, 6, 8 thì sẽ phạm phải kim lâu. Ví dụ: bạn nữ sinh năm 1997 đến năm 2024 là 28 tuổi(đã tính cả tuổi mụ), lấy 2+8=10, nếu ra 2 số lại cộng tiếp 1+0=1, lúc này ra kết quả bằng 1 phạm phải tuổi Kim Lâu Thân.
5. Tuổi phạm kim lâu là những tuổi nào?
Theo cách tính ở trên, những tuổi phạm kim lâu(bao gồm tuổi mụ) sẽ là những tuổi sau: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75,…
Những tuổi không phạm kim lâu là 8 tuổi: Tân Sửu (1961, 2021), Tân Mùi (1931, 1991), Kỷ Sửu (1949, 2009), Kỷ Mùi (1979), Canh Dần (1950, 2010), Canh Thân (1920, 1980), Nhâm Dần (1962), Nhâm Thân (1932, 1992). Đây là cách tính dựa trên nguyên lý của Kinh Dịch, áp dụng Hậu Thiên Bát Quái và bản đồ Lạc Thư Cửu Cung để tính. Và bây giờ muốn tính ra được thì ta cần có am hiểu về Dịch Học.
Độ tuổi kết hôn đẹp nhất của nữ là từ 22 đến 28 tuổi, nhưng tránh tuổi 24, 26, 28 còn lại 23, 25, 27 là độ tuổi phù hợp để tổ chức đám cưới.
6. Cách giải hạn kim lâu:
– Đối với nữ giới:
Cách tính tuổi kim lâu chỉ áp dụng với nữ dưới 30 tuổi, còn trên 30 tuổi thì không quan trọng nữa, lúc này chỉ cần xem ngày cưới đẹp thôi. Còn lại đối với nữ dưới 30 tuổi mà phạm phải kim lâu thì giải theo 3 cách sau:
Cách 1: Chờ qua lịch âm sinh nhật của cô dâu đó, khi đó cô dâu hết tuổi kim lâu, lúc này có thể tổ chức đám cưới được.
Cách 2: Thực hiện xin dâu 2 lần tức cưới 2 lần nhằm hóa giải chuyện đứt gánh giữa đường hay những điều không tốt trong hôn nhân và hóa giải những bất hòa trắc trở, khó khăn trong gia đình.
Cách 3: Chờ ngày cưới qua ngày Đông Chí, đây là ngày bắt đầu mùa đông ở Bắc Bán Cầu(ban đêm dài hơn ban ngày), mùa hè ở Nam Bán Cầu(ban ngày dài hơn ban đêm), thường thì vào cuối tháng 12 âm lịch, đây còn gọi là ngày Vô sư vô sách – quỷ thần bất trách.
– Đối với nam giới:
Khi nam muốn xây sửa nhà cửa hay kinh doanh mà đúng vào tuổi kim lâu thì sẽ mượn tuổi của người khác(người này không được phạm vào tuổi kim lâu), người đó sẽ thay mặt thực hiện công việc cúng bái, động thổ, giám sát,..khi nào nam giới qua hạn kim lâu thì làm thủ tục mua bán âm nhằm chuyển quyền sở hữu sang cho mình.
7. Có nên phụ thuộc vào tuổi kim lâu không?
Ông bà ta đã có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, trường hợp này không phải tự nhiên mà xuất hiện mà kiêng cữ, nó đã được bao thế hệ công nhận và kiêng lành và tồn tại tới ngày nay. Cho nên bạn nên kiêng để tránh những trường hợp xấu đến với bản thân, gia đình, con cái và làm ảnh hưởng tới kinh tế.
Và cũng không nên áp dụng tuổi kim lâu quá nghiêm khắc. Trong trường hợp nữ giới 33 tuổi mà muốn lấy chồng nhưng sợ phạm phải tuổi kim lâu mà cố gắng chờ qua tuổi. Với lúc như này, nên tùy cơ ứng biến và cưới xin như bình thường kết hợp cách hóa giải kim lâu là được.
8. Hạn kim lâu kéo dài bao lâu?
Theo cách tính của hạn kim lâu thì hạn này chỉ kéo dài trong vòng một năm. Nếu mà bạn phạm phải hạn kim lâu trong năm này thì năm sau bạn sẽ không phạm nữa. Và người ta thường dựa theo lịch âm để tính tuổi hạn kim lâu, thông thường sẽ là tháng 1 tới tháng 12 âm lịch.