Tục ngữ là một loại hình văn học dân gian của Việt Nam. Nó đã có từ rất lâu và ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Tuy nhiên để phân biệt tục ngữ với thành ngữ thì lại không nhiều người làm được. Vậy tục ngữ là gì? Phân biệt Thành ngữ với Tục ngữ? Lấy ví dụ?
Mục lục bài viết
1. Tục ngữ là gì?
Ca dao tục ngữ là một phần không thể thiếu của tiếng Việt. Việc sử dụng tục ngữ trong các cuộc hội thoại thường ngày là quá đỗi quen thuộc với mỗi người con Việt Nam, tuy nhiên để nói về khái niệm tục ngữ thì không phải ai cũng biết.
Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7, định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội). Được nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói. Đây là một thể loại văn học dân gian”.
Tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền.
Ví dụ:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Ý nghĩa: Nói về sự chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm của thời gian trong năm. “Đêm tháng 5” ý chỉ thời gian mùa hè, mặt trời thường chiếu sáng nhiều hơn (ngày dài hơn). Còn “Ngày tháng 10” chỉ thời gian mùa đông, mặt trời ở xa nên chiếu sáng ít hơn (đêm dài hơn).
2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ? Lấy ví dụ?
2.1. Về hình thức:
Tục ngữ được xem là một câu có cấu tạo và biểu thị 1 ý nghĩa cụ thể.
Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ cố định có nghĩa nhưng chưa phải là 1 câu hoàn chỉnh. Cho nên người ta gọi là “câu tục ngữ” chứ không gọi “câu thành ngữ”.
Thành ngữ và tục ngữ đều có thể có vần hoặc không có vần. Nhưng nếu có vần thì thành ngữ thường mang vần lưng, còn tục ngữ phổ biến vần liền và vần cách.
2.2. Về nội dung:
Tục ngữ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó. Thông thường nó là đúc kết những kinh nghiệm tăng gia sản xuất, hiện tượng đời sống,…
Ví dụ: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Còn thành ngữ mang ý nhất định nhưng phải gắn với các thành tố khác để tạo câu và ý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Thành ngữ thông thường là những đánh giá, thể hiện tính cách, quan điểm… của con người. Thành ngữ thường chỉ xuất hiện là một vế đứng trong câu. Còn tục ngữ hoàn toàn có thể đứng độc lập để tạo câu.
Ví dụ: Chúc chị “mẹ tròn con vuông” / Anh đừng có mà “Đứng núi này, trông núi nọ” / Chúc hai bạn bên nhau đến “răng long đầu bạc”.
3. Nguồn gốc của tục ngữ:
Tục ngữ có từ rất lâu, có khi xuất hiện từ thời cổ để đúc kết kinh nhiệm, điều quan sát được từ lao động, sản xuất và xã hội đời sống. Tục ngữ có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:
– Từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân trực tiếp sáng tác.
– Được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc ngược lại.
– Được rút ra tác phẩm văn học bằng con đường dân gian hóa những lời hay ý đẹp.
– Từ sự vay mượn nước ngoài.
4. Nội dung tục ngữ:
Tục ngữ Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng thông thường một số nội dung chính qua các câu tục ngữ gồm có:
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là tục ngữ được đúc kết từ những bài học, chiêm nghiệm trong cuộc sống được cha ông ta truyền từ đời này sang đời khác. Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất được sinh ra khi mà con người lao động và có sự đấu tranh với thiên nhiên và ông cha ta đúc kết lại thành những kinh nghiệm riêng. Cho đến tận ngày nay, nó luôn được lưu truyền phổ biến rộng rãi và trở thành một lĩnh vực tri thức về khoa học dân gian.
Một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
– Kiến đen tha trứng lên cao,
Thế nào cũng có, mưa rào rất to.
– Én bay thấp mưa ngập bờ ao
Én bay cao mưa rào lại tạnh.
– Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
– Nhất nước, nhì phân, tam cần tứ giống
– Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
– Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Tục ngữ về con người và xã hội:
Tục ngữ về con người và xã hội luôn thể hiện sự tôn vinh giá trị cao quý của con người, đưa ra nhưng nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những câu tục ngữ này thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung.
Một số câu tục ngữ về con người và xã hội thường được sử dụng:
– Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o.
– Cái răng cái tóc là góc con người.
– Người sống đống vàng.
– Người là vàng, của là ngãi.
– Lòng người như bể khôn dò.
– Người khôn dồn ra mặt.
– Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
– Sa cơ lỡ vận.
– Trông mặt mà bắt hình dung.
– Đã nghèo còn mắc cái eo.
– Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian:
Tục ngữ thể hiện triết lý dân gian là những kinh nghiệm sống, những truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân.
Một số câu tục ngữ thể hiện triết lý dân gian thường được sử dụng như:
– Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
– Có công mài sắt có ngày nên kim.
– Giấy rách còn giữ lấy lề.
– Chữ tín còn quý hơn vàng.
5. Nghệ thuật của tục ngữ:
Nghệ thuật của tục ngữ được thể hiện ở những khía cạnh sau:
– Tục ngữ có mối quan hệ chặt chẽ giữa hai yếu tố là nội dung và hình thức. Trong một câu tục ngữ hình thức và nội dung luôn có sự gắn kết chặt chẽ cùng với nhau tạo thành một câu hoàn chỉnh và thống nhất cả về hai yếu tố. Điều này thể hiện tính bền vững cho câu tục ngữ.
– Tính hình tượng trong tục ngữ thể hiện qua những phép so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Ví dụ câu tục ngữ “Người sống đống vàng” – Đống vàng thể hiện của cải vật chất giàu sang.
– Tục ngữ có vần điệu (vần liền, vần cách) và sự hòa đối, đồng thời ngắn gọn, xúc tích. Bởi tục ngữ được lưu truyền chủ yếu qua truyền miệng nên đa số nó đều có vần điệu để dễ thuộc, dễ nhớ.
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Thắng làm vua, thua làm giặc.
Ăn cây táo, rào cây xung.
6. Phân tích câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở“:
Câu tục ngữ này gồm bốn vế có quan hệ bổ sung ý nghĩa cho nhau. Động từ học lặp lại bốn lần, vừa nêu cụ thể những điều cần thiết mà con người phải học vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học trong suốt đời người.
Ông bà xưa rất quan tâm đến việc khuyên nhủ, để dạy bảo con cháu bằng những câu tục ngữ như : Lời nói đọi máu… Ăn trông nồi, Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn, ngồi trông hướng, Ăn ngay, nói thẳng; Lời nói đọi máu; Một lời nói dối, sám hối bảy ngày. ,….
Nghĩa của học ăn, học nói tương đối dễ hiểu, còn thế nào là học giỏi, học mở?
Về hai vế này có giai thoại sau đây: “Các cụ kể rằng ở Hà Nội trước đây, một số gia đình giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh rồi đặt vào lòng cái chén nhỏ bày trên mâm. Lá chuối tươi rất giòn, dễ rách khi gói, dễ bật tung khi mở, phải thật nhẹ nhàng, khéo léo mới làm được. Người ăn phải biết mở sao cho khói tung tóe ra ngoài và bắn vào quần áo người bên cạnh. Biết gói, biết mà trong trường hợp này được coi là một tiêu chuẩn của con người khéo tay, lịch thiệp. Như vậy, để biết gói vào và mở ra đều phải học”.
Suy rộng ra, nghĩa của học gói, học mở còn có thể hiểu là trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải học nhiều thứ một cách kĩ càng, tỉ mỉ.
Mỗi hành vi đều là sự “tự giới thiệu” mình với người khác và đều được người khác nhận xét, đánh giá. Vì vậy chúng ta phải học để thong qua ngôn ngữ và cách ứng xử, chứng tỏ mình là người có văn hóa, lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết đối nhân xử thế.
Học hành là công việc khó khan, lâu dài, không thể coi nhẹ. Học hành để trở thành người giỏi giang và có ích là hết sức cần thiết.