“Tín ngưỡng thờ Mẫu” là tín ngưỡng dân gian đã tồn tại lâu đời và phổ biến tại Việt Nam. Tứ Phủ, một trong những thuật ngữ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu chỉ hệ thống thần thánh, trong đó có Tứ phủ Thánh Cô. Bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc Tứ Phủ Thánh Cô là ai?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tứ Phủ Thánh Cô là ai?
- 2 2. 12 thánh cô trong Tứ Phủ Thánh Cô:
- 2.1 2.1. Cô Đệ Nhất Thượng Thiên:
- 2.2 2.2. Cô Đôi Thượng Ngàn:
- 2.3 2.3. Cô Ba Thoải Cung (Cô Bơ Bông):
- 2.4 2.4. Cô Tư Ỷ La, Cô Tư Địa Phủ:
- 2.5 2.5. Cô Năm Suối Lân hay Cô Năm Sông Hoá:
- 2.6 2.6. Cô Sáu Lục Cung, Cô Sáu Sơn Trang:
- 2.7 2.7. Cô Bảy Kim Giao (Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Mỏ Bạch):
- 2.8 2.8. Cô Tám Đồi Chè:
- 2.9 2.9. Cô Chín Sòng Sơn, Cô Chín Thượng Ngàn:
- 2.10 2.10. Cô Mười Mỏ Ba (hay Cô Mười Đồng Mỏ):
- 2.11 2.11. Cô Bé Thượng Ngàn:
- 2.12 2.12. Cô Bé Thoải Cung:
- 3 3. Kinh nghiệm đi lễ Tứ phủ Thánh Cô:
1. Tứ Phủ Thánh Cô là ai?
Tứ Phủ Thánh Cô gồm Thập Nhị Thánh Cô (Mười hai cô). Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cô đứng sau Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ Phủ Chầu bà, Tứ Phủ Quan Hoàng, đứng trên Tứ Phủ Thánh Cậu.
2. 12 thánh cô trong Tứ Phủ Thánh Cô:
2.1. Cô Đệ Nhất Thượng Thiên:
Cô Nhất Thượng Thiên vốn là Thiên Cung Công Chúa, con Vua Cha dưới Thủy Tề dưới Thoải Cung. Nhiều người nói rằng cô cùng với Cô Chín hầu cận bên cạnh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (tức Mẫu Liễu Hạnh) (nhiều ý kiến là hầu cận Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên). Vì vậy, khi đến các đền, phủ, người ta thường có lời tấu để nhờ Cô kêu thay, lạy đỡ trước cửa Vua Mẫu Đình Thần Tứ Phủ.
Cô là tiên cô thần thông lục trí nhưng khá ít khi ngự đồng, chỉ những người sát căn cô mới hay hầu cô hoặc cô chấm đồng người nết na thảo hiền rồi đem về tiến Mẫu trong Đền Mẫu Sòng Sơn trong các dịp khai đàn mở phủ. Khi ngự về Cô Nhất làm lễ khai cuông rồi múa quạt, mặc áo gấm đỏ hoặc áo lụa thêu phượng), đầu đội khăn vành dây ( khăn đóng), thắt vỉ lét đỏ.
2.2. Cô Đôi Thượng Ngàn:
Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là Sơn Tinh Công Chúa, con Vua Đế Thích trên Thiên Cung nhưng sau cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình làm con gái nhà một chúa đất ở chốn sơn lâm.
Thần tích kể rằng: Khi ấy tỉnh Ninh Bình có một vị quan lang họ Hà người Mường cùng vợ đã vào chạc ngũ tuần, nổi tiếng khắp vùng về nhân đức, phát tâm thiện nguyện, cứu giúp dân nghèo nhưng khổ nỗi vẫn chưa có một mụn con cho vui cửa vui nhà. Ngọc Hoàng trên thiên giới cảm cách mà nghe được lời cầu khẩn của hai ông bà bèn sai cô xuống hạ giới, đầu thai làm con ông bà để thưởng cho cái đức độ, tiết tháo của ông. Ít lâu sau bà bẩm thụ thiên khí mà có thai, sinh ra cô. Năm cô lên bốn tuổi, gia đình vị quan lang chuyển tới làm quan ở Huyện Cao Phong, châu Mai Đà, tỉnh Hưng Hóa. Nơi đây là vùng núi cao nước sinh hoạt thiếu thốn, thường xuyên phải xuống dưới chân núi Đầu Rồng gánh suối nước thần về dùng, giúp đỡ ông bà. Đến năm đó cô mười hai tuổi mà đã xinh đẹp tuyệt trần da trắng, tóc mượt, mặt tròn, lưng ong thon thả. Đức Mẫu Thượng Ngàn muốn thử lòng người trần gian, độ cho người có tâm, bèn hóa thành một bà lão đói khát, bệnh tật nằm lả ở gốc cây đa dưới chân núi Rồng, cầu mong sự giúp đỡ của mọi người qua lại. Đúng vừa lúc cô ra suối gánh nước thấy bà lão đáng thương, cô động lòng thương cảm bèn quỳ xuống vực bà ngồi dậy, cho bà uống nước. Bỗng bà lão hiện thành Tiên Chúa Thượng Ngàn và nói với cô: “Ta là đức Diệu Tín Thiền Sư Lê Mại Đại Vương (tức Mẫu Thượng Ngàn), thấy con là người ngoan ngoãn, hiền lành, đức độ. Kiếp trước con là tiên nữ trên tiên giới, nghe lệnh Ngọc Hoàng mà hạ phàm báo ân cha mẹ. Nay ta độ cho con thành tiên trở về bên hầu cận bên cạnh ta, để cứu giúp nhân gian”. Đoạn Thánh Mẫu rút cây gậy khắc đầu rồng bên mình ra trao cho cô. Cô nhận cây gậy rồi trở về nhà, bốn ngày sau thì hóa.
Đền chính của Cô Đôi Thượng Ngàn là 2 ngôi đền gắn với truyền thuyết sinh hóa của Cô: Đền Bồng Lai Hạ ở Nho Quan, Ninh Bình là nơi Cô giáng sinh, Đền Bồng Lai Thượng ở Cao Phong, Hòa Bình là nơi Cô hóa.
Bên cạnh đó, Cô còn được thờ tại Đền Cô cách đền Mẫu Đông Cuông khoảng 500m, Khu du lịch tâm linh Hàn Sơn – Thanh Hóa và được phối thờ tại các cung Tứ Phủ Thánh Cô hoặc một ban riêng ở các đền, phủ.
2.3. Cô Ba Thoải Cung (Cô Bơ Bông):
Cô Ba Thoải Cung vốn là Thoải Cung Công Chúa, con vua Thủy Tề dưới Thoải Cung. Có người còn nói rằng, Cô là con gái vua Long Vương (Bơ Bông Công Chúa) rất xinh đẹp nết na nên được Đức Vương Mẫu cho theo hầu cận, chầu chực trong cung cấm. Sau này, Cô Bơ giáng sinh vào nhà Thái Bà thời Lê Trung Hưng để giúp vua giúp nước, là người con gái xinh đẹp, thướt tha, mắt sáng, má hồng, môi đỏ, cổ cao ba ngấn, tóc dài mượt, mặc áo trắng đến trước sập nằm dâng lên người một viên minh châu. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Cô đã có công giúp vua Lê trong những năm đầu kháng chiến (có tài liệu còn nói rằng cô cũng hiển ứng giúp nhà Lê trong công cuộc “Phù Lê Dẹp Mạc” sau này).
Cô Bơ thường hay ngự đồng. Ai hữu sự đến kêu van cửa Cô đều được như ý nên danh tiếng cô vang lừng khắp nơi; già trẻ, từ đồng tân đến đồng cựu, hầu như ai cũng hầu về Cô Bơ Bông. Khi cô giáng vào ai, dù già hay trẻ thì sắc mặt đều trở nên hồng hào tươi tốt, đẹp đẽ lạ thường. Khi cô ngự đồng, cô thường mặc áo trắng, đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) có thắt lét trắng (có khi dùng thắt dải lưng hồng), cầm đôi mái chèo, bẻ lái dạo chơi khắp nơi.
Cô Bơ được thờ chính tại đền Cô Bơ Bông thuộc xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, trước đây đường đi vào rất khó khăn, nhưng hiện giờ đã được tu sửa nên giao thông đã dễ dàng hơn.
2.4. Cô Tư Ỷ La, Cô Tư Địa Phủ:
Cô Tư Ỷ La cũng vốn là con vua Đế Thích chính cung, theo hầu Mẫu Thượng Ngàn theo lệnh vua cha và được Mẫu bà rất yêu quý, tại đất Tuyên Quang (chứ không phải cô hầu cận Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai như chúng ta vẫn thường nghĩ). Về sau, tên gọi Cô Tư Ỷ La ra đời khi nơi Mẫu giá ngự đó được người ta lập đền Mẫu Ỷ La.
Về y phục cũng như cung cách khi hầu giá Cô Tư hiện giờ là rất khó vì trong hàng Tứ Phủ Tiên Cô, Cô Tư Ỷ La thường hiếm khi thấy ngự về đồng.
Hiện nay, Cô Tư được thờ chính cung trong đền Mẫu Ỷ La thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Ngoài ra, Cô Tư còn được gọi với tên gọi khác là Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ do được thờ vọng trong Đình Tứ Liên (xưa gọi là Đình làng Ngoại Châu), phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.
2.5. Cô Năm Suối Lân hay Cô Năm Sông Hoá:
Cô Năm Suối Lân vốn là tiên nữ trên trời, theo lệnh, Cô giáng trần là người thiếu nữ dân tộc Nùng ở xứ Lạng, là tiên cô kề cận bên cửa Chầu Năm, được coi là vị thánh trấn trông giữ cửa vào rừng Suối Lân (cửa ra là cửa Thất Khê do Cô Bé Đèo Kẻng trấn giữ). Ai đi chiêm bái trên đất Lạng đều phải qua bái yết cửa Chầu Năm và Cô Năm Suối Lân. Tương truyền rằng dòng suối Lân do cô cai quản là dòng thiêng, nước suối xanh mát bốn mùa không bao giờ cạn, nước thông về sông Ho, nếu ai có bệnh tật đến xin nước suối cửa cô, uống vào sẽ thuyên giảm, nhưng người nào không biết mà xuống suối tắm hay rửa chân tay, làm ô uế dòng suối của cô sẽ bị cô hành cho sốt nóng mê sảng hoặc nếu có kẻ nào báng nhạo cô sẽ “xát lá han” làm cho kẻ đó luôn ngứa ngáy không yên, cho đi lạc đường rừng.
Cũng giống như Cô Đệ Nhất Thượng Thiên, Cô Năm Suối Lân ít khi ngự đồng, thường chỉ người nào có sát căn quả về cửa Cô Năm hoặc khi về đền Suối Lân thì có thấy thỉnh bóng Cô Năm ngự đồng. Khi hầu về giá Cô Năm Suối Lân, thường người ta mặc xiêm y vạt ngắn, có thể là màu xanh thiên thanh hoặc xanh lá cây như màu áo của Chầu Năm, chít khăn củ ấu, bên mình có túi vóc, dao quai. Ngự đồng cô khai cuông rồi múa mồi.
Hiện nay, cung thờ Cô Năm Suối Lân được đặt cạnh ngay đền chính của cửa Chầu Năm Suối Lân (huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn).
2.6. Cô Sáu Lục Cung, Cô Sáu Sơn Trang:
Cô Sáu Lục Cung nguyên tích là người Nùng ở đất Hữu Lũng, Lạng Sơn, kề cận Chầu Lục Cung Nương nên được gọi là Cô Sáu Lục Cung (hay còn có danh khác là Cô Sáu Sơn Trang). Cô Sáu rất được người dân tôn sùng, kính trọng, khắp nơi về cửa cô để xin thuốc tiên trị bệnh, gọi cô là cô tiên chữa bệnh cứu người.
Trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, Cô Sáu Lục Cung rất hay về ngự đồng, không chỉ khi về đền Lục Cung, về đất Lạng Sơn mà cả khi khai đàn mở phủ hay trong cả những dịp hầu vui, đón tiệc tiên thánh, cũng nổi tiếng đành hanh trên đời, nghiêm khắc trừng trị kẻ nào nhạo báng cửa Cô. Cô Sáu ngự đồng thường mặc áo ngắn vạt rộng tay màu lam hoặc áo tím chàm.
Hiện nay, cung thờ Cô được xây ngay cạnh chính cung đền Chầu Lục Cung Nương (Chín Tư, Hữu Lũng, Lạng Sơn), được gọi là thánh cô trấn giữ bản đền Lục Cung Chín Tư.
2.7. Cô Bảy Kim Giao (Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Mỏ Bạch):
Cô Bảy Kim Giao vốn cũng là một tiên cô ở đền Kim Giao, Mỏ Bạch, Thái Nguyên, có công giúp người dân Mọi biết trồng trọt chăn nuôi rồi cô cũng có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc. Trong hội đồng Thánh Cô, Cô Bảy Kim Giao rất hiếm khi ngự đồng nên nếu để nói đến y phục và cung cách hầu giá Cô Bảy là rất khó, chỉ có một số phỏng đoán rằng cô mặc áo tím hoặc chàm xanh, cô ngự đồng khai cuông rồi múa mồi.
Hiện nay, Cô Bảy ngoài được thờ tại chính cung Đền Kim Giao (Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên) còn được thờ tại đền Tân La ( Dốc Lã, Bảo Khê, Hưng Yên).
2.8. Cô Tám Đồi Chè:
Cô Tám Đồi Chè được cho tương truyền là người thiếu nữ hái búp chè đảm đang nết na tần tảo tại vùng Phong Mục, Hà Trung, Thanh Hoá, dưới thời Lê Thái Tổ dấy binh khởi nghĩa. Có công giúp vua trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm nên sau khi thác hoá về trời, cô được phong công lập đền thờ, trấn giữ một bên bến song Đò Lèn, Phong Mục.
Cô Tám Đồi Chè cũng rất hiếm khi về ngự đồng, chỉ có người nào sát về Cô Tám hoặc khi hầu đón tiệc tháng 6 tại các đền ở vùng Thanh Hoá thì Cô mới ngự đồng. Khi ngự đồng, Cô thường mặc áo xanh quầy đen (hoặc áo tím hoa cà).
Cô Tám Đồi Chè được thờ riêng tại đền cô thuộc đất Phong Mục, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá.
2.9. Cô Chín Sòng Sơn, Cô Chín Thượng Ngàn:
Cô Chín Sòng Sơn vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, là thánh cô hầu cận của Chầu Cửu – Mẫu Cửu có nhiều quyền phép: có khả năng xem bói, chữa bệnh và gọi hồn. Tuy nhiên, trong khi giáng hầu, Cô Chín chỉ hay cho thuốc chữa bệnh.
Giống với Cô Sáu, Cô Chín rất hay ngự đồng, khi ngự Cô Chín thường mặc áo hồng phớt màu đào phai và múa quạt tiến Mẫu, đôi khi cũng múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên.
Nổi tiếng muôn dân nê Cô Chín được thờ được thờ ở hầu hết các đền, phủ ở các ban thờ riêng hoặc thờ chung trong Cung Tứ Phủ Thánh Cô, trong đó đền thờ chính là ở Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa).
2.10. Cô Mười Mỏ Ba (hay Cô Mười Đồng Mỏ):
2.11. Cô Bé Thượng Ngàn:
2.12. Cô Bé Thoải Cung:
3. Kinh nghiệm đi lễ Tứ phủ Thánh Cô:
Mỗi năm vào các dịp lễ tết, hay những ngày tuần tiết rằm mùng một, rất đông các tín đồ của Đạo Mẫu cầu đảo bình an, hạnh phúc, lộc tài, may mắn…. khi đến lễ Thánh Mẫu cùng hội đồng Tam Tứ Phủ tại các đền, phủ, điện thờ… trong đó nổi tiếng nhất là Cô Chín Sòng Sơn.
Khi đi lễ các Thánh cô, các bạn có thể tuỳ tâm và sắm lễ. Lễ chay hay lễ mặn đều được, cốt là ở cái tâm thành kính. Nếu có điều kiện thì dâng lễ mặn, không thì dâng lễ chay, nhưng nên sắm theo số lẻ bao gồm hoa quả rượu chè thuốc lá trầu cau; Có điều kiện hơn thì dâng cô võng, nón hài, tiền vàng, không thì chỉ cần nén hương thành tâm đến tâu cô vẫn chứng cho.
Lễ cơ bản là 12 quả cau, 12 lá trầu và 9 bông hoa hồng (riêng hoa không bắt buộc nhưng nên có), không cần quá cầu kỳ, có thể dành bớt phẫn lễ để cung tiến, hay giọt dầu nhằm góp công của xây dựng nhà đền sẽ được nhà ngài chứng tâm nhiều hơn. Vì thế, không nên đua đòi sắm lễ, đặc biệt là mã cho tốn kém mà không ích gì.