Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về kinh tế học hành vi:
Khái niệm kinh tế học hành vi:
Kinh tế học hành vi thực chất chính là những nghiên cứu về tâm lí học liên quan đến quá trình đưa ra quyết định kinh tế của các cá nhân và tổ chức. Hai câu hỏi quan trọng nhất trong lĩnh vực này kinh tế học hành vi đó chính là: Liệu các giả thiết về ích lợi hay tối đa hoá lợi nhuận của các nhà kinh tế học có phải là các ước tính đúng về hành vi thực tế của con người? Liệu các cá nhân có tối đa hoá lợi ích kì vọng chủ quan?
Kinh tế học hành vi trong tiếng Anh là gì?
Kinh tế học hành vi trong tiếng Anh là Behavioral Economics.
2. Bản chất kinh tế học hành vi:
Trong một thế giới lí tưởng, mọi người đều sẽ đưa ra các quyết định tối ưu mang lại ích lợi và độ thoả mãn cao nhất. Một con người lí trí biết tự kiểm soát bản thân và không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và do đó biết được điều gì là tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên kinh tế học hành vi chỉ ra rằng con người phi lí trí và không thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
Kinh tế học hành vi thực chất là việc dựa trên tâm lí học và kinh tế học để nhằm mục đích khám phá lí do tại sao đôi khi mọi người đưa ra quyết định phi lí trí, và tại sao và làm thế nào hành vi của họ không tuân theo dự đoán của các mô hình kinh tế.
Các quyết định như trả bao nhiêu cho một tách cà phê, có nên đi học cao học hay không, có nên theo đuổi lối sống lành mạnh, tiết kiệm bao nhiêu cho cuộc sống khi nghỉ hưu và hành loạt các câu hỏi khác chính là những quyết định mà hầu hết mọi người đưa ra vào một lúc nào đó cuộc sống.
Kinh tế học hành vi thực chất chính là đi tìm cách giải thích lí do tại sao một cá nhân quyết định chọn lựa A, thay vì lựa chọn B.
Ví dụ thực tiễn về áp dụng kinh tế học hành vi:
Các công ty đang ngày càng kết hợp việc sử dụng kinh tế học hành vi để nhằm mục đích có thể thông qua đó tăng doanh số bán sản phẩm của các chủ thể. Năm 2007, giá của iPhone 8GB được công bố là 600 USD và nhanh chóng giảm xuống còn 400 USD. Lý do tại sao các chủ thể cần phải làm thế nếu giá trị nội tại của điện thoại là 400 USD.
Nếu Apple thực hiện bán điện thoại với giá 400 USD ngay từ đầu, phản ứng ban đầu về mức giá trên thị trường điện thoại thông minh có thể là tiêu cực vì bị cho là quá đắt. Nhưng bằng cách giới thiệu điện thoại với mức giá cao hơn và hạ giá xuống còn 400 USD, các chủ thể là những người tiêu dùng đều tin rằng họ đang có được một khoản hời và doanh số của Apple tăng vọt.
Ngoài ra, chúng ta hãy xem xét một chủ thể là nhà sản xuất xà phòng sản xuất cùng một loại xà phòng nhưng chủ thể đó lại bán chúng với các nhãn mác khác nhau để nhằm mục đích có thể thu hút nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Một loại nhãn mác quảng cáo đây là loại xà phòng dành cho tất cả mọi người dùng, loại khác quảng cáo đây là loại xà phòng dành cho người có làn da nhạy cảm.
Nhóm khách hàng thứ hai sẽ không mua sản phẩm nếu bao bì không ghi rõ ràng rằng đây là loại xà phòng dành cho loại da nhạy cảm. Nhóm khách hàng thứ hai sẽ lựa chọn loại xà phòng có nhãn da nhạy cảm mặc dù nó là cùng một sản phẩm với các loại sản phẩm có nhãn mác thông thường.
3. Tìm hiểu về tự nghiệm đa dạng hóa:
Trước tiên, ta hiểu cơ bản về đa dạng hoá như sau:
Đa dạng hóa bản chất chính là quá trình trong đó một địa phương, một công ty hoặc cá nhân tìm cách tăng thêm lĩnh vực hoạt động hoặc mặt hàng sản xuất kinh doanh để giảm bớt rủi ro gắn liền với việc chuyên môn hóa quá mức.
Cụ thể như các chính sách của chính phủ hướng vào việc giảm bớt khả năng thương tổn của một vùng trong nền kinh tế, ví dụ vùng chuyên canh một loại nông sản hay tập trung sản xuất một loại sản phẩm duy nhất. Đôi khi các doanh nghiệp tìm cách giảm bớt rủi ro bằng cách hoạt động trên nhiều thị trường không nhất thiết phải có quan hệ với nhau. Các cá nhân tìm cách làm tăng mức an toàn của khối lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ bằng cách tránh nguy cơ tạo ra bởi việc đầu tư tất cả vốn liếng vào một công ty theo kiểu được ăn cả ngã về không.
Sự đa dạng hóa của các doanh nghiệp cũng sẽ dẫn đến việc tăng cường độ cạnh tranh. Bên cạnh đó thì cái gọi là các hiệp định không xâm phạm lẫn nhau của các công ty đa dạng hóa có thể làm giảm sự cạnh tranh trên một số thị trường.
Kinh tế học hành vi và lĩnh vực liên quan, tài chính hành vi đã thực hiện việc nghiên cứu các ảnh hưởng của xã hội, nhận thức, và các yếu tố cảm xúc trên các quyết định kinh tế của các cá nhân và các tổ chức và hậu quả đối với giá thị trường, hoàn vốn và các phân bổ nguồn lực. Các lĩnh vực chủ yếu liên quan đến các giới hạn của tính hợp lý của các tác nhân kinh tế. Các mô hình hành vi thông thường sẽ tích hợp những hiểu biết từ tâm lý học với lý thuyết kinh tế tân cổ điển; trong khi các chủ thể làm như vậy, các mô hình hành vi này bao gồm một loạt các khái niệm, phương pháp, và lĩnh vực.
Nghiên cứu về kinh tế học hành vi bao gồm cách thức các quyết định thị trường được thực hiện và các cơ chế dẫn dắt lựa chọn công cộng, cụ thể như những thành kiến đối với việc thúc đẩy tư lợi.
Khái niệm tự nghiệm đa dạng hóa:
Tự nghiệm đa dạng hóa thực chất chính là xu hướng lựa chọn mỗi thứ một ít.
Ví dụ cụ thể như khi đi siêu thị mua mì ăn liền, bạn đứng trước giữa lựa chọn mua một thùng mì và chỉ ăn loại mì này hoặc là mua nhiều loại mì khác nhau để trải nghiệm các hương vị khác nhau. Nếu giả định rằng bạn chưa thử ăn tất cả các loại mì này bao giờ thì người ta cho rằng con người có xu hướng lựa chọn phương án hai là trải nghiệm mỗi thứ một ít trước khi lựa chọn một sản phẩm ưa thích hơn trong tương lai.
Tự nghiệm đa dạng hóa trong tiếng Anh là gì?
Tự nghiệm đa dạng hóa trong tiếng Anh là Diversification heuristic.
4. Đặc trưng của tự nghiệm đa dạng hóa:
Tự nghiệm đa dạng hóa ra đời đã cho rằng con người thường ít cố gắng khi đứng trước các lựa chọn không loại trừ lẫn nhau. Một hành vi thường thấy ở các bữa tiệc buffet là dùng thử nhiều món ăn khác nhau (nếu không muốn nói là tất cả). Việc chỉ ăn một hoặc hai món ăn tạo nên rủi ro là ăn phải món bạn không thích hoặc bỏ xót món ăn ưa thích.
Những hành vi tương tự như vậy cũng đã được phát hiện bởi Itamar Simonson, tác giả tìm thấy rằng những chủ thể là những người mua sắm thường lựa chọn nhiều mặt hàng (chẳng hạn như các loại sữa chua khác nhau) khi họ phải mua nhiều sản phẩm để tiêu dùng trong tương lai so với trường hợp họ mua một loại sản phẩm chỉ ngay trước mỗi quyết định chi tiêu.
Kết luận về tự nghiệm đa dạng hóa:
Simonson kết luận rằng có những yếu tố nhất định tác động đến các hành vi như trên.
Thứ nhất, rất nhiều các chủ thể đều sẽ ưa thích sự đa dạng và mới mẻ. Sở thích này được thể hiện rõ hơn khi mua nhiều mặt hàng.
Thứ hai, những sở thích trong tương lai thường sẽ bao hàm sự không chắc chắn. “Bây giờ tôi có thể thích hơn sữa chua vị mâm xôi hơn sữa chua dâu nhưng tôi không biết sẽ thích loại nào trong tuần tới?”.
Việc các chủ thể mua nhiều mặt hàng khác nhau nhằm mục đích có thể giảm thiểu rủi ro trong trường hợp trên cũng giống như việc các chủ thể là những nhà đầu tư giải ngân vào nhiều loại chứng khoán khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro trong danh mục được đa dạng hóa. Một lí do cuối cùng cho việc tìm kiếm sự đa dạng là làm cho sự lựa chọn của bạn trở nên đơn giản hơn, do đó tiết kiệm thời gian và hạn chế mâu thuẫn trong quyết định.