Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng, thể hiện năng lực tư duy của con người. Tư duy phản biện sẽ giúp ta thể hiện tốt nhất quan điểm, suy nghĩ của mình về vấn đề được đặt ra. Cùng tìm hiểu các ý nghĩa, hiểu rõ về phân loại tư duy phản biện.
Mục lục bài viết
1. Tư duy phản biện là gì?
Tư duy phản biện là một trong các kỹ năng quan trọng của con người trong học tập, công việc. Từ đó cho thấy quan điểm cũng như thuyết phục mọi người về quan điểm đó. Các tư duy phản biện tạo điều kiện cho người ta có cơ sở phân tích, đánh giá, xây dựng những suy nghĩ của mình. Đồng thời làm giảm rủi ro vận dụng, hành động.
Phản biện phải đến từ sự logic của tư duy, từ kiến thức và các kinh nghiệm thực tiễn. Các năng lực của chúng ta cũng được phát triển nếu có tư duy phản biện. Đây là yếu tố cần có, cần được rèn luyện ở mỗi con người.
Một vấn đề được đưa ra không có đáp án đúng hay sai. Do đó mỗi người cần trình bày quan điểm, bảo vệ quan điểm của mình. Đôi khi thông qua phản bác các quan điểm khác. Đôi khi lại là tổng hợp để mang đến cái nhìn logic nhất.
Việc giải thích tư duy phản biện là gì đã được đưa ra nghiên cứu bởi rất nhiều ý kiến khác nhau.
1.1. Các quan điểm định nghĩa về tư duy phản biện:
– Quan điểm của National Council for Excellence in Critical Thinking, (1987):
“Tư duy phản biện là quá trình phát triển tư duy thông qua việc rèn luyện một cách có kỷ luật. Từ đó hình thành những khái niệm, đánh giá, phân tích để định hướng cho các hành động và niềm tin của cá nhân”.
– Theo Paul, R. and Elder, L. (2007):
“Tư duy phản biện là nghệ thuật phân tích và đánh giá tư duy với định hướng cải tiến nó”.
– Brookfield, S.D. “Contesting criticality: Epistemological and practical contradictions in critical reflection” in Proceedings of the 41st Annual Adult Education Research Conference (2000) giải thích:
“Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm”.
– Hay theo quan điểm triết học:
Tư duy phản biện đề cập đến 2 khả năng của con người. Đó là:
+ Khả năng suy nghĩ, tư duy rõ ràng.
+ Khả năng giao tiếp, diễn đạt và lập luận vấn đề đúng đắn.
Tất cả các quan điểm đều mang đến thuyết phục về khái niệm của thuật ngữ này. Nhu vậy, các quan điểm của từng đối tượng cũng đã thành công khi mang đến tư duy phản biện.
Phải có tư duy, quan điểm về vấn đề. Sau đó phải lập luận, diễn đạt thuyết phục mọi người xung quanh. Đấy chính là thành công của tư duy phản biện.
1.2. Đưa ra khái niệm về tư duy phản biện:
Tư duy phản biện hay còn được nhắc đến với cái tên khác là tư duy phân tích. Đây là quá trình tư duy bằng não bộ con người và đòi hỏi chúng ta phải kích hoạt khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá. Sau đó là thực hiện trình bày các quan điểm một cách chặt chẽ, thuyết phục.
Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động.
Tư duy phản biện không phải chỉ là tích lũy thông tin. Phải dựa vào kỹ năng vận dụng, lập luận để mang đến sản phẩm cuối cùng là quan điểm của bạn trước vấn đề thực tế.
Thế nào là người có tư duy phản biện:
Những người có tư duy phản biện sẽ xác định, phân tích và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống thay vì bằng trực giác hay bản năng năng của mình. Họ luôn có cơ sở cho thông tin sử dụng, có lý lẽ để thuyết phục người nghe trong trình bày được đưa ra. Họ tóm tắt, quá trình tư duy tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin.
Đôi khi phản bác không mang đến quan điểm đúng hay sai của người khác. Mà chỉ là quan điểm của tôi phù hợp hơn, tiến bộ hơn, áp dụng đơn giản và dễ dàng hơn. Cho thấy các hiệu quả, giá trị từ quan điểm của bạn hơn những quan điểm khác.
Người có trí nhớ tốt và biết nhiều thứ về cơ bản không hẳn là sẽ có tư duy phản biện tốt. Phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu trình bày bên trên.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Tư duy phản biện tiếng Anh là Critical thinking.
3. Phân loại tư duy phản biện?
Tư duy phản biện có thể được chia thành hai loại dưới đây:
+ Tư duy phản biện tự điều chỉnh:
Trước một vấn đề nào đó, bản thân mỗi người đều sẽ có những ý kiến chủ quan. Những ý kiến đó có thể đúng, hoặc sai, phù hợp hoặc tiến bộ ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, để đánh giá được điều đó, cần phải có tư duy phản biện tự điều chỉnh.
Đây là quá trình bản thân mỗi người tự tranh luận với những quan điểm của chính mình trong nội tâm. Họ phải tự tìm ra đâu là quan điểm phù hợp, tiến bộ và đúng đắn nhất. Thông qua quá trình phân tích, xác định trên các khía cạnh so sánh khác nhau.
Chúng ta sẽ tự mình đánh giá, phản bác lại những điều chủ quan trong tư duy bước đầu của mình. Từ đó tự hoàn thiện và đưa ra nội dung phản biện hoàn chỉnh nhất. Đây là kết quả được thực hiện trong phản biện của một chủ thể.
+ Tư duy phản biện ngoại cảnh:
Trong một cộng đồng, mỗi cá thể sẽ có những cách suy nghĩ, lập luận khác nhau. Đây là quan điểm, tư duy theo từng hướng suy nghĩ, cách tiếp cận và triển khai vấn đề khác nhau. Từ đó, quan điểm, ý kiến cũng sẽ lệch nhau và có thể sẽ lệch đi so với chân lý.
Nhiều người cùng đưa ra những ý nghĩ riêng dựa trên những thông tin ngoại cảnh có được từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó mỗi người sẽ cùng nhau phân tích, đánh giá và phản bác để đưa ra kết luận chính xác nhất về sự việc đó. Dựa trên tư duy, các chủ thể tiến hành lập luận để phản bác các tư duy mình không hoặc chưa thực sự đồng tình.
Tư duy phản biện ngoại cảnh được hình thành nhằm giải quyết vấn đề này.
4. Vai trò của tư duy phản biện:
– Thúc đẩy cá nhân phát triển toàn diện:
Tư duy phản biện đóng vai trò như một nhân tố quan trọng để thúc đẩy cá nhân phát triển toàn diện. Mỗi người tự điều chỉnh bản thân, cũng như học hỏi thông qua các chủ thể khác.
Người có tư duy phản biện có thể suy luận ra những hệ quả từ những gì họ biết và biết cách sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề. Đồng thời tìm kiếm những nguồn thông tin liên quan để tăng hiểu biết của mình về vấn đề đó. Dần dẫn, các kinh nghiệm giúp ích lớn cho họ trong học tập, làm việc.
Con người không ngừng đặt ra các câu hỏi như phản biện là gì, vai trò của phản biện, cách rèn luyện kỹ năng phản biện như thế nào, ví dụ về tư duy phản biện … Từ đó họ cố gắng tìm kiếm câu trả lời và đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân. Tương ứng với các vấn đề trên thực tế, các cá nhân được học tập, trau dồi và nâng cao hiểu biết.
– Giúp liên kết, xâu chuỗi các quan điểm một cách logic:
Chủ thể có tư duy phản biện thường có thể hiểu sự gắn kết logic giữa các quan điểm. Họ có khả năng đưa ra lập luận, nhận dạng, phát triển và đánh giá các lập luận đúng sai nhanh chóng, hiệu quả. Biết cách tìm ra những sự không nhất quán và lỗi sai phổ biến trong cách lập luận.
Người có tư duy phản biện dễ dàng thay đổi môi trường sống, được đánh giá cao về năng lực.
– Giải quyết vấn đề một cách hệ thống, hiệu quả:
Chủ thể có tư duy phản biện sẽ đưa ra cách giải quyết các vấn đề một cách hệ thống. Họ nhận thức vấn đề một cách toàn diện, cụ thể và chi tiết. Nhận dạng sự liên quan và tầm quan trọng của các ý tưởng. Xem xét cách lập luận và sự đúng đắn trong quan điểm, niềm tin của người khác. Từ đó so sánh, đối chiếu đề tìm ra lập luận, giải pháp phù hợp, tối ưu nhất.
Ngoài ra chỉ khi con người có kiến thức, có sự tự tin, có tư duy phản biện thì mới dám đứng lên thể hiện quan điểm của bản thân mình. Phải tổng hợp của nhiều yếu tố mới hình thành nên năng lực và phát triển tư duy.
5. Ví dụ về tư duy phản biện?
Tư duy phản biện đã được định nghĩa một cách rõ ràng nhưng nhiều người vẫn bị nhầm lẫn. Ở đây, phải quan tâm đến năng lực nhận thức, đưa ra quan điểm thuyết phục người khác. Người ta thường nghĩ đơn giản rằng cứ phản bác có nghĩa là phản biện. Tính đúng sai của các vấn đề thường không rõ ràng. Do đó, các phương pháp tối ưu, có hiệu quả cũng như ý nghĩa cao hơn phải được ưu tiên áp dụng.
Tuy nhiên tư duy phản biện phải được hình thành trên lập luận, kết quả của tư duy logic chứ không phải đáp án của một vấn đề sai. Do đó, bên cạnh nhận thức đúng về vấn đề, phải có được quan điểm tiến bộ nhất, trình bày và thuyết phục mọi người xung quanh.
Nhận thức tư duy phản biện qua ví dụ sau:
Thầy giáo đưa ra vấn đề game chỉ có tác động tiêu cực với giới trẻ. Ở đây, thầy muốn học sinh nhận thức, phản biện về các tác động tích cực, tiêu cực.
Bạn Nguyễn Văn A dưạ trên tư duy phản biện đã đưa ra phân tích chứng minh cho thầy giáo thấy game cũng có rất nhiều tác động tích cực. Bạn A đã tiếp cận một khía cạnh khác để phản bác lại quan điểm ban đầu mà thầy giáo đưa ra. Trong nội dung phản biện của mình, bạn trình bày các tác động tích cực của Game mà không phải các hoạt động khác có thể dễ dàng làm được.
Có thể thấy A kích hoạt khả năng quan sát, tìm tòi, phân tích, và đánh giá và đã phân tích và giải quyết vấn đề phản biện lập luận một chiều của thầy giáo để chứng minh ý kiến của mình. Bên cạnh các tác động tiêu cực, A chứng minh về các tác động tích cực của Game.