Trong cuộc sống thì một phần không thể thiếu để đất nước có thể phát triển đó chính là việc con người không ngừng phát triển tư duy. Việc này để có thể xây dựng một đất nước phát triển và sáng tạo thì mỗi cá nhân sinh sống và làm việc thì đều cần phải có tư duy tốt. Cùng bài viết tìm hiểu về tư duy.
Mục lục bài viết
1. Tư duy là gì?
Trên thực thế thì những từ ngữ được dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần hay là những hoạt động mang tính chất để đem lại những cảm giác sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất thì được gọi chung là tư duy. Đồng thời thì việc tư duy này sẽ giúp cho con người sẽ có những hoạt động đúng đắn về những sự vật hiện tường xung quanh đồng thời cũng dựa trên đó để con người có thể đưa ra các cách ứng xử với nó. Việc làm này được tác giả nhận định ở đây đó chính là sự phản ánh quá trình nhận thức ở trình độ cao, sự nhận thức một cách khái quát, tích cực, gián tiếp và sáng tạo về thế giới qua các khái niệm, phán đoán.
Để có thể thực hiện được việc khái quát hóa sự trìu tường thì không thể nào không nhắc đến tư duy, vì chỉ có tư duy thì mới có thể thực hiện được việc khái quát bản chất, quy luật của các sự việc, hiện tượng theo một cách chính xác nhất. Cũng chính vì thế mà con người nhận được những tri thức về thế giới và các sự vật, hiện tượng trong thế giới một cách gián tiếp đa phần đều dựa trên tư duy mang lại.
Cũng chính vì vậy mà trong quá trình sáng tạo giúp con người học hỏi, rèn luyện để có tri thức biết nhận viết vấn đề và cách giải quyết những vấn đề đó thì tuy duy luôn hiện diện và song hành cũng với quá trình này. Suy cho cùng thì để giúp trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển mà ở đó con người dùng suy nghĩ , xem xét, giải quyết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thì không thể nào có thể bỏ qua được tầm quan trọng của một quá trình sáng tại, sự vận hành của nào bộ đối với việc tư duy một hiện tượng hay một vấn đề nhất định nào đó.
2. Đặc điểm của tư duy:
Từ những nhận định mà tác giả đã vừa nêu ra ở mục trên thì có thể thấy rằng tư duy là một trong những nội dung vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân về những sự vật hiện tượng xung quanh. Cũng chính vì sự quan trọng của nó nên nó cũng mang cho bản thân mình những đặc điểm riêng biệt mà không phải cái gì cũng có những đặc điểm giống như tư duy được. Do đó, tư duy có những đặc điểm cụ thể như sau:
– Thứ nhất, đó chính là tính có vấn đề của tư duy
Trên thực tế thì để có tư duy của một con người suấ hiện chỉ khi suất hiện một vấn đề nào đó trong cuộc sống suất hiện mà vấn đề được nhắc đến ở đây thì có thể đucợ bắt gặp rất nhiều như là những tình huống, hoàn cảnh có những mục đích nhất định, một vấn đề mới xảy đến, tuy nhiên ứng phó với vấn đề đó là những những kiến thức cũ, những phương pháp hành động cũ tuy còn có thể dùng, song không đủ sức giải quyết.
Tuy nhiên thì không hẳn là lúc nào có vẫn đề thì tư duy cũng suất hiện mà nó chỉ thực sự xuất hiện khi có những tình hướng có vấn đề, hoàn cảnh mới mẻ. những nội dung và vấn đề mới mẻ và phức tạp. Dó đố để giải quyết các vấn đề mới này thì con người phải sử dụng tư duy của mình để giải quyết vấn đề.
– Thứ hai, tính gián tiếp của tư duy
Trên thực tế thì không phải tư duy của con người được thực hiện theo một cách trực tiếp mà rất có khả năng tư duy của con người sẽ được thực hiện theo một cách gián tiếp. Mà ở đây tính gián tiếp tư duy của con người sẽ được thể hiện ở chỗ để có được một tư duy nhay bén hay một tư duy bình thường về một sự vật hiện tượng nào đó thì con người sống trong thế giới hiện nay cần phải có được việc biết sử dụng ngôn ngữ. Từ đó thì ngôn ngữ giúp con người sử dụng các kết quả nhận thức (quy tắc, khái niệm, công thức, quy luật…) và những kinh nghiệm vốn có của bản thân vào quá trình tư duy, có thể kể đến là quá trình phân tích, so sánh, khái quát… để từ đó có hiểu biết về bản chất của sự vật, hiện tượng…
Trong quá trình con người thực hiện sử dụng tư duy thì việc sử dụng những công cụ, phương tiện máy móc, công cụ để nhận thức đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng thì tính gián tiếp của tư duy sẽ ddocwj con người sử dụng một cách khách quan nhất.
Tính dán tiếp của tư duy con người sẽ phần nào đó giúp con người có được những phán đoán có tính khoa học đối với những sự vật xảy ra trong quá khứ và cả tương lai. Ví dụ như dự báo thời tiết, dự báo về tính hình phát triển cua nền kinh tế, dự báo về biến đổi khí hậu…
– Thứ ba, tính trừu tượng và khái quát của tư duy
Trừu tượng trong tư duy ở đây được hiểu một các đơn giản nhất đó chính là dùng trí óc để gạt bỏ những thứ không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết quan trọng cho tư duy.
Hiểu một cách khái quát nhất về trừu tượng thì tư duy trừu tượng là việc một cá nhân nào đó dùng tri thức của mình dùng để hợp nhất những đối tượng khác nhau vào cùng một nhóm, một loại, dựa trên những đặc điểm những thuộc tính giống nhau.
Cũng chính bởi vì thế mà tính trừu tượng của tư duy và khái quát của tư duy trên thực tế sẽ có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức độ cao. Không có trừu tượng thì không thể tiến hành khái quát, nhưng có trừu tượng mà không có khái quát thì hạn chế quá trình tiếp nhận sự hiểu biết về mọi vât…
– Thứ tư, tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không nhờ có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các kết quả của quá trình tư duy ví dụ như khái niệm, dự đoán … về các sự vật, hiện tượng cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.
3. Vai trò và các cách phát triển tư duy:
Như đã được nhận định thì tư duy trong cuộc sống của mỗi con người thì nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với hoạt động nhận thức của con người. Cũng chính bởi vì vai trò quan trọng của nó mà tư duy giúp con người nhận thức được quy luật khách quan xung quanh hình thàn phát triển và suy thoái nhu thế nào để từ đó có thể dự kiến một cách khoa học xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng và có kế hoạch biện pháp cải tạo hiện thực khách quan theo một chiều hướng phát triển tốt nhất.
Như vậy có thể nhận định một điều rằng khả năng tư duy là một trong những kỹ năng có giá trị nhất. Như vậy có thể thấy rằng tư duy nó sẽ có tính ứng dụng cao nhất mà mỗi người cần có để học tập, làm việc có hiệu quả. Bởi ngày này với sự phát triển của công nghệ và tri thức cao, người ta làm việc dựa trên kỹ năng tư duy, mà không dung nhiều cơ bắp vào công việc. Mỗi người cần vận dụng những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân vào công việc của mình làm để mang lại kết quả tốt hơn, có hiệu quả cao hơn.
Tư duy giúp con người thu thập, phân tích và sử dụng thông tin và đồng thời đưa ra quyết định cũng như hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề, đóng góp ý tưởng, phát triển bản thân.
Tiềm năng của bộ não con người là rất lớn. Do đó, mỗi người hãy để cho não bộ làm việc thường xuyên, luôn rèn luyện kỹ năng tư duy cho bản thân để học tập làm việc có hiệu quả, đem đến năng suất cao.
4. Để phát triển tư duy thì cần phải:
– Độ sâu sắc và khái quát của tư duy.
– Khả năng cơ động, linh hoạt và mềm dẻo của tư duy.
– Tính logic, chặt chẽ của tư duy.
– Óc phê phán.
– Khả năng độc lập của tư duy.