Ta được biết đến chức danh trưởng phòng đà tạo thông qua lĩnh vực giáo duc, tuy nhiên hiện nay vị trí này còn xuất hiện tại các doanh nghiệp. Vậy trưởng phòng đào tạo là gì? Công việc Trưởng phòng đào tạo là những công việc gì? Hãy theo dõi dưới đây để biết thêm chi tiết nội dung này nhé.
Mục lục bài viết
1. Trưởng phòng đào tạo là gì?
Trưởng phòng đào tạo là người tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo, tập huấn trong một tổ chức, doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao kỹ năng cho nhân viên. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, họ sẽ lãnh đạo một nhóm tập huấn viên hoặc chính bản thân họ sẽ thực hiện việc đào tạo.
Một trưởng phòng đào tạo giỏi sẽ đảm bảo được nhân viên trong công ty có đầy đủ khả năng để thực hiện các công việc hướng tới đạt được mục tiêu chung.
Đối với vị trí này, ứng viên tối thiểu cần có bằng đại học trong lĩnh vực nhân sự, đào tạo và phát triển hoặc quản trị kinh doanh. Những chứng chỉ liên quan hoặc bằng cấp chuyên sâu hơn sẽ là những lợi thế. Ngoài ra, ứng viên cũng cần có kinh nghiệm đáng kể trong vị trí tương tự hoặc công việc tương đương.
Nhân sự trong công ty là tập hợp những con người khác nhau về trình độ nên nếu được gặp người thầy tài năng và tâm huyết, chắc chắn họ sẽ phát hiện và phát triển được tiềm năng của mình.
Nếu như không có vị trí Trưởng phòng đào tạo thì nhân sự trong công ty sẽ liên tục biến động vì lãnh đạo quá tin tưởng vào khả năng tự thích nghi của nhân viên mà không biết rằng họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, lên level nhiều hơn nếu được tham gia những khóa học nâng cao nghiệp vụ định kỳ, đặc biệt trước mỗi dự án mới.
2. Trưởng phòng đào tạo tiếng Anh là gì?
Trưởng phòng đào tạo tiếng Anh là ” Head of Training”.
3. Công việc Trưởng phòng đào tạo:
Trưởng phòng đào tạo chịu trách nhiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy, để việc đào tạo và phát triển nhân tài đạt hiệu quả, Trưởng phòng đào tạo cần phối hợp với Trưởng phòng nhân sự để nắm được quân số, kế hoạch tuyển dụng nhân sự, những điểm mạnh, điểm yếu của nhân sự từng Phòng ban. Từ đó, Trưởng phòng đào tạo có kế hoạch đề xuất và triển khai các kế hoạch đào tạo ngắn hạn và dài hạn.
Đặc biệt, Trưởng phòng đào tạo cần gợi ý cách triển khai KPI (chỉ số đo lường công việc) như thế nào cho hiệu quả bởi mỗi nhân viên trong công ty đều có quy định về KPI khác nhau. Từ đó, Trưởng phòng đào tạo sẽ báo cáo kết quả đánh giá năng lực và đầu ra của các khóa huấn luyện do mình đảm trách cho Giám đốc nhân sự hoặc CEO – Giám đốc điều hành (nếu được yêu cầu) và đề xuất các chương trình đào tạo phù hợp.
Dự trù ngân sách đào tạo và huấn luyện nhân sự trong công ty
Đào tạo nhân viên là đầu tư hay tốn kém, tất cả đều phụ thuộc vào năng lực huấn luyện và tư duy chiến lược tuyệt vời của Trưởng phòng đào tạo.
Chịu trách nhiệm hoạch định toàn bộ kế hoạch đào tạo ứng viên của doanh nghiệp, Trưởng phòng đào tạo cần nắm chắc trong tay kế hoạch ngân sách để vừa bồi dưỡng nhân tài hiệu quả, vừa tránh mang lại gánh nặng cho tài chính doanh nghiệp.
Update xu hướng đào tạo mới trên thị trường
Xu hướng đào tạo mới cần liên tục được cập nhật để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.
Dễ dàng thấy được, nếu chỉ “rập khuôn” phương pháp đào tạo cũ và đồng nhất cho tất cả các nhân viên và dự án thì sẽ thật máy móc bởi những xuất phát điểm và trải nghiệm của ứng viên không đồng nhất. Chưa kể rằng, giống như các nhà giáo thực thụ, Trưởng phòng đào tạo cũng cần nghiên cứu đối tượng và phát triển phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp.
Tiến hành phản hồi kết quả làm việc và đề ra phương hướng cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên
“Học” cần đi đôi với “hành”. Trưởng phòng đào tạo hay Training Manager cần “tẩy não” suy nghĩ “thầy giảng trò chép” đã ăn sâu vào tận gốc rễ từ thời đi học của nhân viên bằng việc để nhân viên bằng cách “phê và tự phê” quá trình rèn luyện tại tổ chức, những “nốt cao” của sự tiến bộ cũng như những khó khăn còn tồn đọng, cần được chỉ bảo và tôi luyện trong chặng đường kế tiếp cùng doanh nghiệp.Từ đó, Trưởng phòng đào tạo mới dễ dàng đưa ra những nhận xét mang tính khách quan và đề ra các phương hướng chiến lược làm nhen lên ngọn lửa nhiệt huyết với công việc và khát vọng chinh phục những thử thách mới.
Quan trọng hơn, giống như câu chuyện “trả bài” đều đặn cho các thầy cô của học sinh thì nhân viên cũng cần trải qua các đợt đánh giá để đo lường những bước tiến trong quá trình làm việc.
Văn hóa doanh nghiệp không phải được hình thành một sớm một chiều mà đó là những giá trị được chắt lọc và truyền thụ theo thời gian. “Nhảy việc” cũng là “nhảy văn hóa công ty”, để thích nghi với môi trường doanh nghiệp mới, các tân binh cần trải qua “buổi học nội quy doanh nghiệp” để bản thân trở nên gắn kết với tập thể – chất xúc tác quan trọng bậc nhất trong quá trình làm việc nhóm.
Ngoài ra, hẳn là bạn sẽ không quên khía cạnh “triết lý kinh doanh” trong văn hóa doanh nghiệp. Nếu như nội quy khiến nhân viên làm việc quy củ hơn thì việc lĩnh hội được các triết lý kinh doanh sẽ khiến họ luôn tràn đầy động lực tiến về phía trước bởi đó là khi lý tưởng của họ và doanh nghiệp không hẹn mà gặp.
4. Trưởng phòng đào tạo nhất thiết phải có những kỹ năng gì?
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ ai, đặc biệt là những người làm ở vị trí lãnh đạo. Trưởng phòng đào tạo cần lắng nghe ý kiến của nhân viên về nhu cầu nâng cao năng lực, ý kiến đóng góp cho chương trình đào tạo, ý kiến và phân tích của các quản lý trực tiếp và các các lãnh đạo cấp cao về những chương trình tập huấn mới.
Kỹ năng truyền thông
Tiếp đến đó chính là kỹ năng truyền thông. Kỹ năng truyền thông cũng là một trong những kỹ năng rất quan trọng. Kỹ năng truyền thông bao gồm truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Cả hai phương pháp truyền thông này trưởng phòng đào tạo đều cần chú ý tới.
Rất nhiều nhiệm vụ của trưởng phòng đào tạo được thực hiện dựa trên kỹ năng truyền thông tốt, bao gồm truyền đạt một cách ngắn gọn dễ hiểu những nội dung phức tạp; điều phối con người, công việc, trang thiết bị và hệ thống; trao đổi với học viên trong các buổi tập huấn; thảo luận với lãnh đạo về các nội dung đào tạo.
Kỹ năng công nghệ
Các phương pháp mới, các công nghệ mới đang ngày càng được sử dụng trong đào tạo nhiều hơn, đòi hỏi trưởng phòng đào tạo cũng cần phải cập nhật những tính năng này vào các chương trình giảng dạy.
Các kỹ năng như MS Word, Excel, PowerPoint; truyền thông qua video; sử dụng hình ảnh ảo, mạng xã hội,… là những kỹ năng thiết yếu.
Để nâng cao kỹ năng về công nghệ, bạn có thể tham gia một số khóa học, tập huấn chuyên sâu, cũng như tìm cách áp dụng vào thực tế càng nhiều càng tốt. Những vấn đề phát sinh khi thực hành thực tế sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn và rèn luyện thêm khả năng giải quyết vấn đề. Tự học thông qua sách vở hoặc mạng internet cũng là một cách bạn có thể thử.
Kỹ năng lãnh đạo
Một trong các nhiệm vụ của trưởng phòng đào tạo chính là tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn. Do đó, kỹ năng lãnh đạo cũng không thể thiếu.
Họ lãnh đạo một nhóm hoặc một bộ phận tùy theo quy mô công ty. Nhóm này sẽ bao gồm tập huấn viên, người hướng dẫn, quản trị hành chính chương trình, người tổ chức lớp tập huấn, các trưởng nhóm nhỏ hơn, cũng như những cố vấn từ bên ngoài. Những nhân lực này đều cần có sự hướng dẫn và chỉ đạo để làm việc vì hiệu quả đào tạo.
Kỹ năng tổ chức tài chính
Việc lên ngân sách và kiểm soát chi tiêu trong các chương trình đào tạo nhằm giảm tối thiểu các chi phí không cần thiết cũng là một trong những nhiệm vụ cốt lõi của trưởng phòng đào tạo. Hãy nhớ, vấn đề chi phí luôn luôn là một trong những vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Làm sao để tiết kiệm chi phí trong khi song song nâng cao được hiệu quả làm việc?
Kỹ năng theo dõi giám sát
Kỹ năng này là cần thiết khi trưởng phòng đào tạo phải thực hiện chức năng theo dõi chương trình đạo tạo, giám sát việc thực hiện của nhóm tổ chức, việc học tập của học viên cũng như việc đánh giá kết quả.