Hiện nay với sự bùng nổ về thông tin và cuộc cách mạng về thông tin xã hội loài người có những bước chuyển biến mới, mang tính cách mạng mạnh mẽ trên bình diện của từng nước và toàn cầu, kéo theo đó là những thay đổi có tính cách mạng, trong áp dụng những kĩ thuật công nghệ cao, vào quá trình lao động. Vậy trường phái quản trị định lượng là gì? Đặc điểm và các bộ phận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trường phái quản trị định lượng là gì?
Trường phái quản trị định lượng trong tiếng Anh là Quantitative School of Management
Hiện nay chúng ta đã nghe nhiều tới trường phái quản trị định lượng đây có thể là một trong những lí thuyết kinh doanh hiện đại và sáng tạo nhất, mang lại một cách tiếp cận cụ thể đối với việc quản lí, bao gồm việc thực hiện các kĩ thuật định lượng khác nhau như mô phỏng máy tính, thống kê và dùng các mô hình thông tin để cải thiện quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó với trường phái quản trị này có xu hướng kết hợp các lí thuyết quản trị cổ điển với khoa học hành vi bằng các phương tiện dữ liệu và mô hình toán học. Trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, các nhà khoa học, toán học và vật lí học đã cùng nhau giải quyết một số vấn đề quân sự đáng chú ý nhất là bom nguyên tử và với sự hợp tác và làm việc nhóm này là nền tảng giúp phát triển trường phái quản trị định lượng.
2. Đặc điểm của trường phái quản trị định lượng:
Đặc điểm đầu tiên ta thấy do sự bùng nổ của thông tin và cuộc cách mạng về thông tin, xã hội loài người có những bước chuyển biến mang tính cách mạng mạnh mẽ trên từng nước và toàn cầu và kéo theo nó là những thay đổi có tính cách mạng trong việc áp dụng những kỹ thuật công nghệ cao vào các quá trình lao động. Như vậy ta thấy với những trào lưu này thì trường phái này với cơ sở là lý thuyết quyết định, đã áp dụng có hiệu quả thống kê và sự phát triển của mô hình toán kinh tế với sự trợ giúp của máy tính điện tử vào quá trình ra quyết định.
Như vậy ta thây dựa trên những điều mà lí thuyết này đưa ra lý thuyết định lượng trong quản trị khác biệt rất xa so với quan điểm của hai nhóm lý thuyết trên và trên cả hai lý thuyết cổ điển và tâm lý xã hội đều cho rằng hiệu quả trong quản trị tuỳ thuộc vào năng suất của người lao động, trong khi lý thuyết định lượng lại cho rằng nó tuỳ thuộc vào sự đúng đắn trong các quyết định của nhà quản trị. Trường phái này dựa trên suy đoán là tất cả các vấn đề đều có thể giải quyết được bằng các mô hình toán, và nó có các đặc tính sau:
+ Nhấn mạnh phương pháp khoa học trong khi giải quyết các vấn đề quản trị.
+ Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để giải quyết các vấn đề
+ Sử dụng các mô hình toán học.
+ Định lượng hóa các yếu tố có liên quan và áp dụng các phép tính toán học và xác suất thống kê.
+ Chú ý các yếu tố kinh tế – kỹ thuật trong quản trị hơn là các yếu tố tâm lý xã hội
+ Sử dụng máy tính điện tử làm công cụ.
+ Tìm kiếm các quyết định tối ưu trong hệ thống khép kín.
Các lý thuyết gia cổ điển khi phân tích khảo sát các yếu tố biệt lập nhau và nghĩ rằng khi tập hợp lại những phân tích này, họ có thể tìm thấy và hiểu được sự vật toàn cục nhưng điều đó chỉ đúng khi không có hoặc có rất ít sự tương tác giữa các yếu tố, do đó có thể tách biệt chúng ra. Bên cạnh đó những mối liên hệ giữa các yếu tố có tính chất tuyến tính có thể tái tạo cái toàn thể bằng cách cộng các yếu tố tạo thành và theo lý thuyết định lượng, hệ thống là phức hợp của các yếu tố:
Tạo thành một tổng thể.
Có mối quan hệ tương tác.
Tác động lẫn nhau để đạt mục tiêu.
Doanh nghiệp là một hệ thống mở có liên hệ với môi trường cụ thể với khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh … và nó có một mục tiêu đặc thù là tạo ra lợi nhuận với hệ thống doanh nghiệp bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ tương tác với nhau như phân hệ công nghệ, phân hệ nhân sự, phân hệ tài chính, phân hệ tổ chức, phân hệ quản trị, phân hệ kiểm tra v.v… Đối với doanh nghiệp, hệ thống yếu tố đầu vào như vật tư, nhân công và vốn và với quá trình biến đổi sẽ làm cho những yếu tố đầu vào trở thành những sản phẩm hay dịch vụ. Sự thành công của hệ thống doanh nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào mối quan hệ tác động qua lại với môi trường. Những sản phẩm dịch vụ ở đầu ra được tiêu thụ và doanh nghiệp sẽ có được những khoản thu nhập để bù đắp cho những chi phí của các yếu tố đầu vào, nếu còn dư thừa để đầu tư cho phát triển và cải thiện đời sống nhân viên. Nếu không đủ bù đắp chi phí, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể không tồn tại được. Hình 2.1 dưới đây mô tả lý thuyết trên.
Đóng góp của trường phái định lượng là:
Thứ nhất, định lượng là sự tiếp nối theo của trường phái cổ điển quản trị một cách khoa học.
Thứ hai, trường phái này đã len lỏi vào hầu hết trong mọi tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp và ở ngày nay khoa học quản trị, quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống thông tin rất quan trọng cho các nhà quản trị các tổ chức lớn và hiện đại với các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao trình độ
Bên cạnh những lợi ích nó cũng có những hạn chế của trường phái này là:
+ Hạn chế khi không chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản trị.
+ Hạn chế tại các khái niệm và kỹ thuật quản trị của lý thuyết này khó hiểu, cần phải có những chuyên gia giỏi, do đó việc phổ biến lý thuyết này còn rất hạn chế.
3. Các bộ phận của trường phái quản trị định lượng:
Muốn biết về tiền thân của trường phái quản trị định lượng ta cần hiểu về tiền thân của trường phái quản trị định lượng là lí thuyết quản trị cổ điển và theo đó ta thấy với trường phái quản trị định lượng cố gắng kết hợp lí thuyết quản trị cổ điển và khoa học hành vi thông qua việc sử dụng các mô hình thống kê và mô phỏng và với các lí thuyết trường phái quản trị định lượng phát triển theo 4 bộ phận:
Quản trị vận hành và thực hiện hoạt động quản trị các hoạt động kinh doanh để tạo ra mức hiệu quả cao nhất có thể trong một tổ chức, bao gồm việc kết hợp và chuyển đổi nguyên vật liệu và lao động, vốn để trở thành hàng hóa và dịch vụ.
Hệ thống thông tin quản lí và đây được xem là một tập hợp các hệ thống và qui trình thu thập dữ liệu từ một loạt các nguồn, dịch lại và trình bày ở định dạng có thể đọc được với các nhà quản lí sử dụng hệ thống thông tin quản lí để tạo ra các báo cáo mang lại cho họ cái nhìn tổng quan, toàn diện về tất cả thông tin họ cần để đưa ra quyết định, từ các chi tiết nhỏ nhặt hàng ngày đến chiến lược cấp cao nhất.
Lí thuyết quản trị hệ thống: tin rằng một hệ thống là một tập hợp các bộ phận được kết hợp lại với nhau để hoàn thành một số mục tiêu cuối cùng và ta thấy theo khái niệm căn bản của lí thuyết này, nếu một hệ thống hoạt động tốt, thì nó có thể được nhân rộng và sử dụng trên khắp toàn cầu cùng với một vài điều chỉnh.
Lí thuyết này xem xét đầu vào, quá trình chuyển đổi, sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp; và cuối cùng phản hồi về các hệ thống mà công ty đang sử dụng. Đó có thể là hệ thống sản xuất, hoặc một hệ thống để thanh toán hóa đơn, hoặc thậm chí là hệ thống kế toán.
Cả 4 bộ phận trên (khoa học quản lí, quản trị vận hành, hệ thống thông tin quản lí và lí thuyết quản trị hệ thống) có thể được áp dụng trong một công ty để giúp các nhà quản lí ra quyết định tốt hơn.