Hệ thống trường học của nước ta hiện nay có hệ thống trường học công lập và dân lập. Thực tế, rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm và môi trường học công lập và dân lập. Vậy trường dân lập là gì. Giữa trường công lập và công lập thì môi trường nào tốt hơn?
Mục lục bài viết
1. Trường dân lập là gì?
Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động. Hoạt động của trường dân lập hoàn toàn độc lập, mọi kinh phí trong quá trình hoạt động chủ yếu là từ nguồn đóng góp của sinh viên, học sinh hoặc các nhà đầu tư và không bị phụ thuộc vào sự quản lý của cơ quan Nhà nước.
Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù hoạt động mang tính chất độc lập nhưng trường dân lập vẫn nằm trong hệ thống giáo dục chung của quốc gia. Và mọi vấn đề liên quan đến quy định về chương trình học hay tuyển sinh vẫn căn cứ trên quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non.
2. Đặc điểm riêng biệt của trường dân lập:
Thứ nhất, về cơ sở vật chất:
Trường dân lập về hệ thống cơ sở vật chất bao giờ cũng sẽ hiện đại hơn, có sự thiết kế sáng tạo khang trang, tân tiến và sạch sẽ. Nguồn vốn được tạo lập xây dựng hệ thống vật chất lấy từ nguồn thu của học sinh và các tổ chức cung cấp nên nhà trường cũng không bị giới hạn trong việc nguồn chi hay việc thay đổi sửa chữa các hệ thống trường học, do đó nhà trường hoàn toàn có quyền tự quyết việc thay mới, sửa chữa hoặc nâng cấp các hạng mục cần thay đổi để phục vụ cho việc học tập và sinh hoạt của học sinh một cách nhanh chóng.
Thứ hai, về chương trình giảng dạy:
Chương trình giảng dạy chủ yếu của trong môi trường dân lập là chương trình giảng dạy quốc tế, liên kết với các hệ thống giáo dục khác trên thế giới, song ngữ, hoặc 100% bằng tiếng Anh sẽ được cập nhật để thu hút thêm nhiều phụ huynh, những người luôn muốn con em mình tiếp cận với một chương trình giáo dục chất lượng cao. Điều này luôn được đẩy mạnh vì cần cạnh tranh cao với các hệ thống trường dân lập khác hay với trường công.
Thực tế, các chương trình học của trường dân lập khá đa dạng và thiên về tính thực tiễn, bám sát với sự phát triển toàn diện của học sinh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Thứ ba, mức đóng học phí:
Nguồn kinh phí chủ yếu của hệ thống trường dân lập chủ yếu là đến từ nguồn đóng học phí của học sinh hay các đơn vị có liên kết; các khoản góp vốn từ các nhà đầu tư. Và vì mang tính chất hoàn toàn độc lập, nên việc đóng học phí của học sinh đóng cao hơn các trường công lập. Tuy nhiên, tương ứng với mức đóng học phí cao là hệ thống cơ sở vật chất, môi trường học tập đảm bảo chất lượng cũng như tân tiến hòa nhập với môi trường học quốc tế; học sinh được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, thực hành, thể chất,…
Thứ tư, tiêu chuẩn đầu vào của các trường dân lập:
Thực tế, việc xét tuyển vào các trường dân lập thường lựa chọn hình thức tuyển sinh dựa vào học bạ hoặc đáp ứng theo các tiêu chuẩn, điều kiện riêng của trường.
Thứ năm, cơ hội việc làm:
Khi học tại các trường dân lập, nhiều học sinh sau này cơ hội việc làm cũng như cơ hội được đi du học sẽ cao hơn. Thực tế, thị trường lao động hiện nay họ không quá đề cao bằng cấp mà cái họ hướng đến chủ yếu là năng lực làm việc của mỗi người.
3. So sánh trường công lập và dân lập:
Trường công lập là loại hình thức trường học được đầu tư bằng kinh tế bởi Nhà nước, Trung ương hay địa phương. Hiểu thực tế là khoản chi phí và cơ sở vật chất đều được hoạt động chủ yếu từ kinh phí công. Trường công lập sẽ thuộc chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo. Những vấn đề liên quan đến chương trình học hay các hoạt động ngoại khóa, chế độ lương thưởng của giáo viên, học sinh đều được thực hiện theo đúng quy định của Bộ giáo dục và đào tạo.
Trường công lập hay dân lập đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa trường công lập và dân lập. Cụ thể là:
Tiêu chí | Trường công lập | Trường dân lập |
Hệ thống cơ sở vật chất | Hệ thống cơ sở vật chất của trường công lập đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của Bộ giao dục bởi nguồn kinh phí xuất phát từ nguồn ngân sách Nhà nước. | Hệ thống cơ sở vật chất thường khang trang hơn, được xây dựng theo quy chuẩn quốc tế. Nguồn kinh phí xuất phát từ tiền đóng học phí của học sinh hay các nguồn đầu tư của các nhà đầu tư. Và đồng thời, nhà trường cũng sẽ chủ động hơn trong việc xây lắp cũng như sửa chữa, thay thế hệ thống vật chất sẽ đáp ứng kịp thời phụ vụ cho quá trình học của học sinh. |
Mức đóng học phí | Học phí ở trường công lập mức phí bao giờ cũng rẻ hơn hệ thống trường dân lập. Mức học phí rẻ bởi được sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước. Hiện nay, theo quy định các cấp tiểu học và trung học cơ sở sẽ không phải đóng học phí ở trường. | Học phí ở trường dân lập mức học cao hơn rất nhiều so với trường công. Lý do đó bởi xuất phát từ việc không được Nhà nước hỗ trợ. Nguồn thu của các trường chủ yếu là từ tiền đóng học phí và các khoản đầu tư khác. Do vậy, việc chi trả cho giáo viên, xây dựng hệ thống trường học đều từ nguồn thu trên nên việc đóng học phí cao là điều dĩ nhiên. |
Chương trình đào tạo | Chương trình đào tạo của trường công lập căn cứ dựa trên chương trình do Bộ giáo và đào tạo ban hành. | Chương trình đào tạo của trường dân lập vẫn đảm bảo cho kiến thức, nền tảng cơ bản của giáo dục học sinh. Tuy nhiên, ở hệ thống trường dân lập, các chương trình học có thể đa dạng hơn, có liên kết với các chương trình đào tạo quốc yế và được tham gia các hoạt động ngoại khóa do nhà trường tổ chức. |
4. Trường công lập hay dân lập tốt hơn?
Như trên có phân tích, môi trường học tập và hệ thống chương trình học tập giữa công lập và dân lập khác nhau. Mỗi trường có những đặc điểm riêng và có những ưu, khuyết điểm khác nhau. Việc xác định môi trường học tập nào tốt hơn hay kém hơn là rất khó. Việc lựa chọn học trường công lập hay dân lập sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu như tài chính của gia đình; học lực của từng học sinh; sự yêu thích, đam mê của con em mình;…
– Thực tế hiện nay, nếu trường hợp các gia đình có điều kiện kinh tế vững thì có thể lựa chọn cho con mình môi trường học dân lập để được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa giúp con em phát triển cũng như nâng cao khả năng giao tiếp, va chạm nhiều để tích lũy nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn đời sống;… Hoặc xuất phát từ nhu cầu muốn cho con sau này đi theo hướng du học nước ngoài thì nên chọn môi trường dân lập, bởi hệ thống trường dân lập sẽ có nền tảng đào tạo liên kết với chương trình đào tạo nước ngoài nên việc đó sẽ rất có bổ trở cho học sinh trong con đường tương lai.
– Trường hợp nếu như kinh tế gia đình ở mức bình thường, không có dư giả nhiều thì nên lựa chọn môi trường học cho con một cách phù hợp nhất theo khả năng của gia đình, lựa chọn tốt nhất là môi trường học công lập. Và môi trường học công lập theo quy chuẩn chung của Bộ giáo dục và đào tạo, chương trình đào tạo học cũng như các chương trình ngoại khóa vẫn đảm bảo cho con em môi trường học đúng chuẩn.
Một phần học phí trường công lập tương đối vừa phải và ổn định và lộ trình tăng học phí hàng năm không quá cao theo quy định của bộ giáo dục. Đồng thời, thực tế cũng có các chương trình của Bộ giáo dục hay Nhà nước hỗ trợ miễn giảm học phí; học bổng cho học sinh, sinh viên có thuộc diện hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn.
Trước khi lựa chọn môi trường học cho con em mình, cha mẹ cũng nên phải hỏi ý kiến của con trước xem đam mê, mong muốn của con mình như thế nào để có những định hướng phù hợp, để con mình được học tập một cách thoải mái nhất, chứ không nên vì tìm hiểu thấy người ngoài đánh giá trường này trường kia mà ép con em mình theo học trước đó khi các con không thích.