Thanh toán bù trừ là một phương thức thanh toán đối với lĩnh vực ngoại thương theo đó thì quy định tiền hàng không được thanh toán trực tiếp mà được ghi lại vào tài khoản đến cuối kì tiến hành bù trừ giữa tài hoản của hai bên. Vậy trung tâm thanh toán bù trừ là gì? Những đặc điểm cần lưu ý?
Mục lục bài viết
1. Trung tâm thanh toán bù trừ là gì?
Trung tâm thanh toán bù trừ hay phòng thanh toán bù trừ, tiếng Anh gọi là clearing house.
Chăc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về trung tâm thanh toán bù trừ hoạt động như một trung gian giữa người mua và người bán nhằm đảm bảo giao dịch được thực hiện trơn tru từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Vai trò chính của nó là đảm bảo rằng người mua và người bán tôn trọng nghĩa vụ hợp đồng của họ.
Trách nhiệm của trung tâm thanh toán bù trừ bao gồm việc thiết lập tài khoản giao dịch, thanh toán bù trừ, thu giữ tiền kí quĩ, giao nhận những công cụ mua bán, và báo cáo dữ liệu giao dịch.
Trung tâm thanh toán bù trừ hoạt động như một bên thứ ba trong tất cả các hợp đồng tương lai và quyền chọn. Họ là người mua cho bên bán và là người bán cho bên mua.
Đảm bảo người mua và người bán tôn trọng nghĩa vụ hợp đồng của họ.
Như vậy ta thấy với trung tâm thanh toán bù trừ có trách nhiệm thiết lập tài khoản giao dịch, thanh toán bù trừ, thu giữ tiền kí quỹ, giao nhận công cụ mua bán và báo cáo dữ liệu giao dịch. Bê cạnh đó các nhà thanh toán bù trừ đứng giữa hai công ty thanh toán bù trừ (còn được gọi là công ty thành viên hoặc công ty tham gia). Với mục đích của nó là để giảm nguy cơ một công ty thành viên không tuân thủ các nghĩa vụ thanh toán thương mại của mình.
Sau khi thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý các giao dịch giữa người mua và người bán, vai trò của công ty thanh toán bù trừ là tập trung hóa và chuẩn hóa tất cả các bước dẫn đến thanh toán (tức là giải quyết) giao dịch. Mục đích là để giảm chi phí, rủi ro thanh toán và rủi ro hoạt động của việc thanh toán bù trừ nhiều giao dịch giữa nhiều bên. Ngoài các dịch vụ trên, thanh toán bù trừ đối tác trung tâm (CCP) chịu rủi ro đối tác bằng cách xen vào giữa người mua và người bán ban đầu của một hợp đồng tài chính, chẳng hạn như một hợp đồng phái sinh. Theo đó ta thấy được vai trò của CCP là thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai đối tác, do đó loại bỏ rủi ro đối tác mà các bên trong hợp đồng có với nhau và thay thế nó bằng rủi ro đối tác bằng một đối tác trung tâm được quy định cao chuyên quản lý và giảm thiểu rủi ro đối tác
2. Những đặc điểm cần lưu ý về trung tâm thanh toán bù trừ:
Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ tham gia vào tiến trình sau khi người bán và người mua thực hiện một giao dịch. Vai trò của họ là củng cố các bước dẫn đến việc hoàn thành một giao dịch. Là một bên trung gian, một trung tâm thanh toán bù trừ đem lại sự an toàn, hiệu quả và là một phần không thể thiếu cho sự ổn định của thị trường tài chính.
Việc trung tâm thanh toán bù trừ đảm nhiệm vị thế ngược lại trong mỗi giao dịch giúp giảm nhiều chi phí cũng như hạn chế rủi ro khi phải thiết lập nhiều giao dịch giữa các bên khác nhau. Tuy nghĩa vụ của họ là làm giảm rủi ro, nhưng việc họ đóng cả vai trò là bên mua và bên bán ban đầu khiến cho họ thành đối tượng chịu rủi ro vỡ nợ từ cả hai bên. Để hạn chế việc này, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu một khoản tiền kí quĩ (kí quĩ ban đầu và kí quĩ duy trì).
Thị trường tương lai là nơi có liên quan nhiều nhất với trung tâm thanh toán bù trừ vì sản phẩm tài chính của nó đều có đòn bẩy và cần phải có một bên trung gian giúp ổn định. Mỗi sàn giao dịch sẽ có trung tâm thanh toán bù trừ riêng. Mọi thành viên trên sàn được yêu cầu phải hoàn tất giao dịch của họ qua trung tâm thanh toán bù trừ vào cuối mỗi phiên và phải nạp khoản tiền tương ứng với mức kí quĩ yêu cầu để duy trì số dư trong tài khoản cho trung tâm thanh toán bù trừ.
3. Những quy định chung trong thanh toán bù trừ:
Đối với ngân hàng thành viên
– Phải làm văn bản đề nghị được tham gia thanh toán bù trừ.
– Mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng chủ trì và phải đảm bảo có đủ vốn để thanh toán sòng phẳng, kịp thời.
– Thực hiện đúng các qui trình kĩ thuật nghiệp vụ và qui tắc tổ chức của nhóm thanh toán bù trừ. Lập các chứng từ, các bảng kê để giao nhận với các ngân hàng hoặc lệnh thanh toán đúng theo qui định đảm bảo số liệu chính xác và an toàn.
– Về thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ: Ngân hàng củ trì sẽ trích tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên để thanh toán, nếu không đủ thì phải nộp tiền mặt hoặc vay ngân hàng chủ trì. Trường hợp sử dụng hết hạn mức cho vay thì ngân hàng chủ trì sẽ áp dụng kỉ luật thanh toán và từ chối thanh toán các lệnh vượt quá hạn mức.
Đối với ngân hàng chủ trì
– Phải tổ chức tốt nơi giao dịch thanh toán bù trừ về địa điểm, về phương tiện vật chất kĩ thuật.
– Phải có các văn bản, qui chế để hướng dẫn cho các ngân hàng thành viên thực hiện đúng
– Phải tính toán chính xác kết quả thanh toán bù trừ và thực hiện thu của các ngân hàng thành viên phải trả và trả cho các ngân hàng thành viên phải thu một cách nhanh đầy đủ và công bằng. Nếu là bù trừ điện tử phải kiểm soắt và các lệnh thanh toán cho ngân hàng thành viên kịp thời.
– Phải tiến hành xử lí tốt các trường hợp vi phạm về nội qui, qui chế trong thanh toán bù trừ và phải tổng hợp báo cáo về số liệu thanh toán bù trừ trong ngày.
Như vậy nên thanh toán bù trừ có vai trò hết sức quan trọng, giúp việc thanh toán vốn các ngân hàng được nhanh chóng, sòng phẳng đặc biệt là thanh toán khác hệ thống. Do việc giải quyết thanh toán ngay trong ngày nên thanh toán bù trừ tạo điều kiện để đẩy nhanh được tốc độ thanh toán cho cả khách hàng và ngân hàng. Do việc thanh toán chỉ thực hiện trên số chênh lệch của mỗi đợt bù trừ nên góp phần tiết kiệm được vốn trong thanh toán.
4. Tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng:
Bước 1:
Tại bước này chúng ta thực hiện cụ thể thì các Ngân hàng, tổ chức khác được làm dịch vụ thanh toán hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (gọi là ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử) khi có nhu cầu tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng lập và gửi hồ sơ cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, nơi mình mở tài khoản;
Bước 2:
Sau khi đã hoàn thành bước 1 như trên chúng ta sẽ nhận được đơn và hồ sơ của ngân hàng theo đó sẽ có nội dung xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử, sau khi kiểm tra, rà soát nếu có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của ngân hàng thành viên thanh toán điện tử liên ngân hàng và thực hiện đúng thủ tục xin tham gia thanh toán bù trừ điện tử theo quy định thì Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (Ngân hàng chủ trì) chấp nhận, kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng. Trường hợp ngân hàng xin tham gia thanh toán bù trừ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để kết nạp ngân hàng thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng thì Ngân hàng chủ trì phải có văn bản từ chối và nêu rõ lý do.
Bước 3:
Tại bước này thì về phía Ngân hàng sẽ thwucj hiện hoạt động chủ trì thông báo bằng văn bản danh sách các ngân hàng thành viên mới được kết nạp cho tất cả các ngân hàng thành viên có liên quan biết trước 7 ngày để chuẩn bị thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ điện tử.
Bước 4:
Bước cuối cùng sau khi đã hoàn tất các bước như trên đây, công việc khi được Ngân hàng chủ trì chấp thuận bằng văn bản công nhận là thành viên tham gia thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng, Giám đốc ngân hàng thành viên phải có văn bản giới thiệu các bộ tham gia vào quy trình kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử, trong đó xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm từng cán bộ được giới thiệu để thực hiện các phần công việc trong thanh toán bù trừ điện tử.Bản giới thiệu này được gửi trực tiếp tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
Cách thức thực hiện: Qua Bưu điện Trụ sở cơ quan hành chính
Đối tượng thực hiện: Tổ chức
Kết quả thực hiện: Văn bản chấp thuận
Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn xin tham gia thanh toán bù trừ liên ngân hàng.