Trợ giá nhiên liệu hóa thạch là gì? Mục tiêu, hạn chế và hiện trạng tại Việt Nam? Giải pháp để hạn chế nhiên liệu hóa thạch tại Việt Nam?
Hiện nay chúng ta có thể thấy việc khai thác nhiên liệu hóa thạch đang rất được sự quan tâm của con người không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới, hiện nay các chính sách trợ giá nhiên liệu hóa thạch trong khâu sản xuất và tiêu thụ đối vơi loại nhiên liệu này.
Mục lục bài viết
1. Trợ giá nhiên liệu hóa thạch là gì?
Trợ giá nhiên liệu hóa thạch trong tiếng Anh được gọi là Fossil fuel subsidies.
Khi chúng ta nhắc tới trợ giá nhiên liệu hóa thạch được định nghĩa là bất kì can thiệp nào của chính phủ làm giảm giá nhiên liệu hoá thạch xuống dưới mức thực tế khi không có can thiệp đó.
2. Mục tiêu, hạn chế và hiện trạng tại Việt Nam về Trợ giá nhiên liệu hóa thạch:
Trợ giá nhiên liệu hoá thạch có thể được thực hiện trong khâu sản xuất và khâu tiêu thụ và trợ giá tiêu thụ có thể bao gồm các khoản trợ giá trực tiếp cho các sản phẩm xăng, dầu và điện, các biện pháp kiểm soát giá và miễn giảm thuế, các quĩ bình ổn giá, cũng như ưu đãi của Nhà nước về kết cấu hạ tầng cung cấp năng lượng. Trợ giá sản xuất có thể bao gồm miễn giảm thuế cho việc thăm dò, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khai thác nhiên liệu hóa thạch, tiếp cận ưu đãi các nguồn tài chính và các nguồn lực khác; các biện pháp kiểm soát giá; hay hạn chế trách nhiệm pháp lí đối với các loại hình rủi ro nhất định.
2.1. Hiện trạng ở Việt Nam về Trợ giá nhiên liệu hóa thạch:
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc , hàng năm Việt Nam trợ cấp cho nhiên liệu hoá thạch từ 1,2 tỉ đô la Mỹ đến 4,49 tỉ đô la Mỹ trong giai đoạn 2007-2012. Con số này tương đương với hỗ trợ hơn 800.000 đồng một nguời trong năm 2012.
Hiện nay có các khoản trợ giá nhiên liệu hoá thạch phổ biến ở Việt Nam là trợ giá gián tiếp, hỗ trợ và ưu tiên cho các nhà sản xuất và phân phối năng lượng, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và với các hình thức trợ giá bao gồm có các biện pháp kiểm soát về giá, trợ giá nguyên liệu đầu vào, các ưu đãi về thuế, vay vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng, hay việc thực thi qui định bảo vệ môi trường và xã hội yếu kém.
Theo đó chúng ta thấy với việc trợ giá nhiên liệu hóa thạch cần diễn ra thông qua các hình thức ưu đãi cho các nhà sản xuất và phân phối năng lượng, phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như các khoản vay lãi suất thấp hoặc ưu đãi, chi phí thấp đối với đầu vào như đất đai và than dùng cho phát điện. Như vậy nên hiện nay chúng ta cần hoàn thiện các chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch có những lợi ích đáng kể cụ thể là tiến hành nâng cao hiệu suất năng lượng, tăng nguồn cung năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm gánh nặng tài khóa, tăng trưởng GDP cao hơn trong trung và dài hạn, cũng như đem lại tác động tích cực đối với môi trường. Ngoài ra còn trợ giúp bảo vệ người nghèo cũng như các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhất từ việc tăng giá năng lượng và thông qua việc đưa ra các lựa chọn cải cách cụ thể cho từng vấn đề, báo cáo sẽ có đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một lộ trình cho cải cách.
Theo báo cáo tại hội thảo, những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam về cải cách gần đây cần được thúc đẩy đáng kể để đáp ứng các mục tiêu tham vọng của chiến lược tăng trưởng xanh và để Việt Nam tiến tới một quỹ đạo tăng trưởng bền vững và bao trùm hơn. Cải cách chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch đòi hỏi phải cải cách ngành năng lượng tổng thể, cải cách giá và một chiến lược truyền thông, tham vấn để kêu gọi sự ủng hộ trên diện rộng đối với cải cách.
2.2. Mục tiêu trợ giá nhiên liệu hóa thạch:
Mục tiêu cơ bản của trợ giá năng lượng là:
– Đảm bảo người nghèo, người có thu nhập dưới chuẩn được tiếp cận với năng lượng và nhiên liệu;
– Bảo vệ người tiêu dùng khỏi tác động từ biến động giá cả thế giới;
– Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua việc phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng.
2.3. Hạn chế của trợ giá nhiên liệu hóa thạch:
Tuy nhiên trợ giá năng lượng hoá thạch đang tạo ra nhiều tác động không mong muốn đi ngược lại các mục tiêu trên:
– Trợ giá có hỗ trợ người nghèo?
Trên thực tế, trợ giá năng lượng hoá thạch thường có lợi hơn cho người giàu và nhóm người có thu nhập cao.
Lí do là vì phần lớn mọi người, không phân biệt thu nhập và tình hình kinh tế, nhận lượng tiền trợ giá như nhau cho mỗi đơn vị năng lượng họ sử dụng, mà người giàu thì thường có nhu cầu sử dụng điện và xăng dầu cao hơn người nghèo.
– Trợ giá có bảo vệ người tiêu dùng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường?
Hiện nay với việc trợ giá năng lượng hoá thạch tạo nên bình ổn ảo vơi quĩ bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam là một hình thức trả trước cho phần tăng giá xăng trong tương lai, điều này không những không đem lại lợi ích gì cho người tiêu dùng mà còn góp phần gia tăng lạm phát.
– Trợ giá có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua việc phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng?
Với hạn chế này thị việc trợ giá năng lượng hoá thạch đã tạo ra một giá năng lượng ảo thấp hơn so với giá thành sản xuất thực tế và điều này vô tình khuyến khích việc sử dụng năng lượng không hiệu quả, làm gia tăng nhu cầu năng lượng bao gồm cả việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và đe dọa an ninh năng lượng quốc gia. Trợ giá năng lượng hoá thạch dẫn tới tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa khai thác và sử dụng năng lượng có nguồn gốc hóa thạch so với năng lượng tái tạo.
3. Giải pháp để hạn chế nhiên liệu hóa thạch tại Việt Nam:
Đặt khí hậu vào lá phiếu bầu
Các hành động cá nhân, chẳng hạn như có các chuyến bay ít hơn hoặc mua ô tô điện là rất hữu ích, nhưng chúng sẽ vô ích nếu không có hành động chính trị tập thể để cắt giảm khí thải ở quy mô doanh nghiệp, quốc gia và toàn cầu. Các chính trị gia cần cảm thấy đây là giải pháp ưu tiên cho cử tri. Điều đó có nghĩa là tập trung cho chủ đề chính trong chương trình nghị sự cho các nghị sĩ với các câu hỏi, phản đối, email, bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội, vận động hành lang của các tổ chức phi chính phủ và hầu hết thông qua bỏ phiếu và các chính trị gia cần biết công chúng đứng đằng sau họ nếu họ chấp nhận ngành công nghiệp hóa dầu.
Xóa bỏ trợ giá nhiên liệu hóa thạch
Hiện nay dựa trên những thông tin về quỹ tiền tệ Quốc tế, các ngành công nghiệp than, dầu mỏ và khí đốt được hưởng lợi từ 5 nghìn tỷ USD một năm – 10 triệu USD một phút và ngay cả các khoản trợ giá tiêu thụ trực tiếp cho nhiên liệu hóa thạch cũng tăng gấp đôi so với năng lượng tái tạo. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết điều này gây khó khăn trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu. Hồi năm 2009, các công ty trợ cấp lớn nhất, các quốc gia G20 đã cam kết chấm dứt các khoản tài trợ, nhưng tiến độ rất hạn chế.
Ví dụ, tổng thư ký Liên Hợp Quốc – António Guterres, người đã thắt chặt các ưu đãi hồi tháng 5 đã bói rằng ”Những gì chúng ta đang làm là sử dụng tiền thuế… để phá hủy thế giới. Bất kỳ thay đổi nào cũng phải bao gồm các quy định chung nhằm đảm bảo công bằng xã hội và cắt giảm trợ giá nhiên liệu không nên được áp dụng như một biện pháp thắt lưng buộc bụng để gây tổn thương những người nghèo nhất”.
Định giá cácbon
Ý tưởng về việc định giá cácbon đã có từ đầu những năm 1990 và một hệ thống thương mại phát thải đã được đưa vào Nghị định thư Kyoto năm 1997 và theo thương mại phát thải, một giới hạn được đặt ra đối với khí thải và các doanh nghiệp được cấp giấy phép phát thải cácbon. Những người cắt giảm khí thải nhanh nhất có thể bán giấy phép dự phòng cho những người chưa có, trong khi giới hạn phát thải được giảm xuống theo thời gian. Nhưng thành công phụ thuộc vào giới hạn nghiêm ngặt và sự khan hiếm giấy phép.
Trợ giá năng lượng hoá thạch tạo nên gánh nặng cho ngân sách nhà nước, nguồn thu nhà nước thấp đi (giá thấp, không có lợi nhuận) và mức nợ gia tăng, nguy cơ tham nhũng và lạm dụng quĩ trợ giá.Như vậy, trợ giá có vẻ đem lại lợi ích trước mắt cho người tiêu dùng, nhưng về lâu dài thì trợ giá năng lượng hoá thạch tỏ ra không bền vững cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Một giải pháp thay thế chính là thuế và trong đó, buộc các công ty phải tính đến thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra do các hoạt động kinh doanh của mình và khuyến khích giảm chất thải, giảm khí thải và sử dụng công nghệ sạch. Nguy hiểm là sự rò rỉ cácbon: Tăng chi phí ở một quốc gia có thể khuyến khích các doanh nghiệp tìm địa điểm khác để xây dựng nhà máy của họ. Điều này có thể được giải quyết bằng thuế điều chỉnh biên giới. Thuế cácbon không phải tạo ra những người thua lỗ về kinh tế, doanh thu – thuế trung lập tái phân phối lại tiền cho người dân và được nhiều người ủng hộ.