Đông Nam Á là một khu vực địa lý, văn hoá, lịch sử thống nhất. Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là cầu nối giữa lục địa gia lớn Á - Âu với lục địa Úc. Bao gồm 11 quốc gia, là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hoá lớn của các cường quốc cạnh tranh với nhau.
Mục lục bài viết
1. Vị trí địa lý và lãnh thổ Đông Nam Á:
Đông Nam Á gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapore, Thái Lan, Mianma, Malayxia, Indonexia, Philipin, Brunay, Đôngtimo. Là nơi có vị trí chiến lượng quan trọng, là nơi giao thoa giữa nhiều nền văn hoá lớn của các cường quốc cạnh tranh với nhau.
Đông Nam Á nằm ở phía Đông Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là cầu nối giữa lục địa gia lớn Á – Âu với lục địa Úc.
Đông Nam Á bao gồm nhiều hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen nhau và có diện tích: 4,5 triệu km2.
2. Đặc điểm tự nhiên:
2.1. Đông Nam Á lục địa:
Gồm nhiều các dãy núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam, xen kẽ giữa núi là các thung lũng rộng, ven biển có đồng bằng châu thổ màu mỡ.
Khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thường xuyên nóng ẩm và mưa nhiều, đặc biệt có hệ thống sông ngòi dày đặc và đường bờ biển dài.
Khoáng sản chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc…
2.2. Đông Nam Á biển đảo:
Địa hình đồi núi có nhiều đảo, quần đảo với nhiều núi lửa, ít hệ thống sông ngòi nên có ít đồng bằng lớn, màu mỡ, có vùng biển rộng và có đất phù sa và Ferait
Khu vực khí hậu xích đạo và nhiệt đới ẩm.
Khoáng sản chủ yếu là than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng…
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên khu vực Đông Nam Á:
Thuận lợi:
Điều kiện tự nhiên tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
Đông Nam Á có vùng biển rộng, là điều kiện để phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
Đông Nam Á là nơi có nhiều nguồn khoáng sản, thuận lợi phát triển công nghiệp khai khoáng, có nhiều rừng là cơ sở để phát triển lâm nghiệp.
Có đường bờ biển dài tạo điều kiện để phát triển du lịch.
Khó khăn:
Khu vực Đông Nam Á lại thường xuyên chịu thiên tai như bão, lũ lụt, động đất, núi lửa làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế.
Mưa lũ kéo dài gây nên hiện tượng xói mòn đất, suy giảm rừng, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt.
Biện pháp khắc phục:
Con người cần có ý thức khai thác nguồn tài nguyên một cách hợp lý để phát triển kinh tế bền vững ngoài ra còn bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Kết hợp khai thác và xây dựng để có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Ví dụ, kết hợp trồng rừng phủ xanh đồi trọc để có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Cần có những biện pháp hợp lý kịp thời để phòng chống và khắc phục thiên tai, lũ lụt, hạn hán nhằm ổn định đời sống của người dân và đảm bảo phát triển kinh tế – xã hội.
4. Đặc điểm dân cư:
– Đông Nam Á khu vực đông dân cư với 684,72 triệu người (tính đến 9/12/2022 – Số liệu từ Liên Hợp Quốc).
– Mật độ dân số Đông Nam Á là: 158 người/km2.
– Tổng dân số các nước Đông Nam Á chiếm 8,57% so với dân số thế giới.
– Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trước đây khá cao, hiện nay đã có xu hướng giảm (cao hơn mức trung bình châu Á và thế giới).
– Ngôn ngữ phổ biến của các nước Đông Nam Á chủ yếu là sử dụng tiếng Anh, tiếng Hoa và tiếng Mã Lai.
– Có số lượng dân tương đối trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao với nguồn lao động khoẻ mạnh và dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao thoa giữ các nền văn hoá phát triển kinh tế dễ dàng.
– Do sự phân bố dân số không đồng đều, nên chủ yếu dân cư tập trung tại các khu đô thị lớn phát triển và đồng bằng, ven biển.
– Indonexia là quốc gia có dân sô đông nhất, diện tích lớn.
– Singapore là quốc gia có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á.
5. Đặc điểm xã hội:
Các vịnh biển ăn sâu vào đất liền tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng di dân, nằm trên đường di lưu, di cư của các dòng người cổ trong quá khứ.
Các quốc gia đều có nhiều dân tộc ( dân tộc Chăm, dân tộc Dao, dân tộc Thái….). Tạo nên sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc: về tôn giáo và các tín ngưỡng địa phương. Tuy nhiên có một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.
Đông Nam Á là khu vực có nền văn hoá đa dạng, là nơi giao thoa của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Người dân các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán, trong sinh hoạt, sản xuất ( như trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng dạo làm lương thực chính,…), về văn hoá. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á còn có cùng lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, đều là các nước thuộc địa, bị chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Kết luận: Tất cả các nét tương đồng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện các nước cùng nhau phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
6. Đánh giá đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Đông Nam Á:
6.1. Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm dân cư:
Thuận lợi: Dân số đông, số lượng dân tương đối trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động cao chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lao động rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.
Khó khăn: Trình độ lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thấp. Do kinh tế chậm phát triển nên vấn đề về giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.
6.2. Những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm xã hội:
Thuận lợi:
Là nơi giao thoa văn hoá của nhiều nước lớn trên thế giới (Ấn Độ, Nhật Bản, Âu, Mĩ,..), ngoài ra các nước Đông Nam Á còn tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.
Các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng về phong tục, tập quán, trong sinh hoạt văn hoá, sản xuất,…
Khó khăn:
Các quốc gia Đông Nam Á là các quốc gia có nhiều dân tộc. Tuy nhiên có một số các dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, gây khó khăn trong việc quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.
Khu vực Đông Nam Á có đến 11 quốc gia, hầu như mỗi quốc gia đều có nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau dẫn đến sự bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo,…
7. Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Trong khu vực Đông Nam Á chủng tộc sinh sống chủ yếu là:
A. Nê-grô-it và Ơ-rô-pê-ô-it
B. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it
C. Môn-gô-lô-it và Ơ-rô-pê-ô-it
D. Ô-xtra-lô-it và Nê-grô-it
Hướng dẫn giải: Đáp án B.
Câu 2: Trong các điều kiện kinh tế – xã hội dưới đây, thì điều kiện giúp Đông Nam Á thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài là:
A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng phong phú.
B. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.
C. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.
D. Nguồn lao động có trình độ tay nghề chuyên môn kĩ thuật cao.
Hướng dẫn giải: Đáp án C.
Câu 3: Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước đế quốc không phải là nguyên nhân:
A. Do Đông Nam Á nằm ở vị trí địa lí chính trị chiến lược.
B. Do nền kinh tế Đông Nam Á phát triển ở trình độ cao
C. Khu vực Đông Nam Á nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
D. Nguồn lao động đông, giá rẻ.
Hướng dẫn giải: Đáp án B.
Câu 4: Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm không đúng về dân cư – xã hội Đông Nam Á là:
A. Khu vực tập trung dân cư đông đúc.
B. Dân cư Đông Nam Á tăng chậm.
C. Trong chiến tranh thế giới thứ hai bị phát xít Nhật xâm chiếm.
D. Các nước Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán.
Hướng dẫn giải: B
Câu 5: Khu vực Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán là do:
A. Tất cả các nước Đông Nam Á đều là nước thuộc địa.
B. Vị trí địa lí lãnh thổ nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C. Vị trí địa lí nằm trên đường di cư, di lưu của các dân tộc.
D. Đông Nam Á có vùng biển rộng nên tất cả các nước đều phát triển nền kinh tế biển.
Hướng dẫn giải: Đáp án C.