Hiện nay, nền kinh tế thế giới đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa các quan hệ kinh tế - thương mại. Tuy nhiên, thời gian gần đây cũng xuất hiện một số xu hướng mới làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới. Vậy trật tự Kinh tế Quốc tế Mới là gì? Nội dung và đặc điểm trật tự kinh tế mới.
Mục lục bài viết
1. Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới là gì?
Khái niệm trật tự Kinh tế Quốc tế Mới:
Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới được hiểu cơ bản chính là quan điểm kinh tế và chính trị biện minh cho những thay đổi cơ bản trong hoạt động thương mại quốc tế và phát triển nền kinh tế để nhằm mục đích có thể xử lí những mất cân đối về kinh tế giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Liên hợp quốc để nhằm mục đích đáp lại đòi hỏi xử lí những mất cân đối về kinh tế giữa các nước phát triển và đang phát triển của các nước đang phát triển thì đã thông qua cách công bố bản Tuyên ngôn và Chương trình hành động về tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới vào năm 1974. Bản tuyên ngôn và Chương trình hành động về tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới vào năm 1974 đã nêu ra những nguyên tắc và biện pháp được thiết kế để nhằm mục đích có thể cải thiện địa vị tương đối của các nước đang phát triển.
Ta hiểu Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc ở đây chính là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung. Liên Hiệp Quốc được thành lập vào giai đoạn cuối Thế chiến II, với mục đích chính đó là nhằm ngăn chặn các cuộc xung đột quy mô toàn cầu trong tương lai, và thay thế cho một tổ chức đã giải thể trong quá khứ là Hội Quốc Liên vốn hoạt động nhưng lại không mấy hiệu quả. Trụ sở chính Liên Hiệp Quốc của được đặt tại Manhattan, thành phố New York, các văn phòng khác nằm ở Geneva, Nairobi, Vienna và The Hague. Tổ chức này được tài trợ bằng sự đóng góp tự nguyện từ các quốc gia thành viên. Liên Hiệp Quốc là tổ chức liên chính phủ lớn nhất trên thế giới. Khi thành lập, Liên Hiệp Quốc có 51 quốc gia thành viên; hiện nay Liên Hiệp Quốc có 193 thành viên.
Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới trong tiếng Anh là gì?
Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới trong tiếng Anh là New International Economic Order; viết tắt là NIEO.
2. Đặc điểm của trật tự Kinh tế Quốc tế Mới:
Thực chất của Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới đó chính là kêu gọi thành lập các tổ chức mà các thành viên tham gia có khả năng khống chế được đại bộ phận lượng cung một loại sản phẩm thô trên thị trường quốc tế. Và nếu tổ chức này có sự tham gia của những nước nhập khẩu phần lớn sản phẩm cũng loại này thì hiệu quả của giải pháp cũng sẽ được nâng cao.
Nội dung hoạt động của những tổ chức này đó chính là kí các hiệp định nhằm mục đích có thể từ đó xác định lượng cung sản phẩm thô trên thị trường quốc tế sao cho giữ được ổn định hoặc tăng giá hàng hóa.
Để nhằm mục đích tăng giá hàng hóa xuất khẩu cần phải hạn chế cung. Nếu nhu cầu thế giới đối với một mặt hàng ít thay đổi như thực tế đã xảy ra với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu nhiệt đới thì việc hạn chế cũng sẽ làm giá hàng tăng với tỉ lệ lớn hơn và tổng thu nhập xuất khẩu từ đó cũng sẽ tăng.
3. Nội dung của chương trình tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới:
Các sáng kiến được đưa ra trong chương trình hành động về tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới tập trung vào các vấn đề cụ thể như sau:
– Vấn đề đầu tiên mà các sáng kiến được đưa ra trong chương trình hành động về tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới tập trung vào đó là Hiệp định hàng hóa quốc tế để hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng sơ chế của các nước đang phát triển;
– Vấn đề thứ hai mà các sáng kiến được đưa ra trong chương trình hành động về tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới tập trung vào đó là việc thương lượng về những nhượng bộ thương mại đặc biệt để tạo điều kiện cho các nước đang phát triển xuất khẩu hàng chế biến và tăng khả năng tiếp cận của họ đối với thị trường ở các nước phát triển;
– Vấn đề thứ ba mà các sáng kiến được đưa ra trong chương trình hành động về tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới tập trung vào đó là khuyến khích viện trợ kinh tế thông qua các chương trình chuyển giao nguồn lực tài chính và hiện vật cho các nước phát triển; và
– Vấn đề cuối cũng mà các sáng kiến được đưa ra trong chương trình hành động về tạo lập trật tự kinh tế quốc tế mới tập trung vào đó là tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các nước đang phát triển. Những tham vọng này chủ yếu được theo đuổi thông qua hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, nhưng cho đến nay tham vọng này vẫn chưa thu được kết quả nào đáng kể.
4. Một số xu hướng trong sự chuyển dịch kinh tế thế giới hiện nay:
Thứ nhất, toàn cầu hoá liên kết kinh tế quốc tế có phần chững lại do phản ứng của những nước từng đi đầu toàn cầu hóa trước tác động trái chiều của chính xu thế này. Những năm gần đây, một số quốc gia nhận thấy mặt trái của quá trình toàn cầu hóa, cụ thể ở đây như là nhập cư trái phép, vi phạm bản quyền, biến đổi khí hậu.
Thứ hai, toàn cầu hóa chuyển dần sang khu vực hóa thương mại với sự ra đời của nhiều cơ chế hay các sáng kiến ở cấp độ khu vực, sẽ có sự kết hợp giữa bảo hộ và khu vực hóa các chuỗi giá trị, thay đổi theo từng lĩnh vực. Sự phân cực kinh tế trên thế giới cũng sẽ làm gia tăng sự khác biệt về chính trị, đơn cử như nhiều cơ chế hợp tác phát triển mới ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương được hình thành, các cơ chế này đã và đang tác động sâu sắc tới trật tự kinh tế thế giới, cục diện quan hệ quốc tế và quan hệ các nước lớn. Những liên kết kinh tế – thương mại cũng đã trở thành công cụ quan trọng trong cạnh tranh chiến lược ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn nhằm mục đích để có thể giành quyền dẫn dắt, tập hợp lực lượng ở các khu vực.
Thứ ba, những đột phá công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đã góp phần quan trọng và làm thay đổi những nền tảng truyền thống của kinh tế thế giới. Khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ số sẽ vẫn là động lực lớn cho sự phát triển ở cấp độ toàn cầu. Những tiến bộ vượt bậc về khoa học – công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm thay đổi về chất của lực lượng sản xuất, tác động mạnh mẽ đến những thay đổi trong quan hệ sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô sản xuất, năng suất lao động và các yếu tố khác từ đó mà đã dẫn đến những thay đổi to lớn trong phương thức sản xuất. Bân cạnh đó, những đột phá công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đã thúc đẩy sự cạnh tranh, tăng cường tiềm lực sức mạnh và năng lực sản xuất quốc gia, về tổng thể thúc đẩy sự chuyển dịch trật tự kinh tế thế giới và những thay đổi trong quan hệ quốc tế.
Thứ tư, trung tâm thịnh vượng toàn cầu có xu hướng chuyển dịch từ Tây sang Đông, với vai trò dẫn dắt ngày càng lớn của Trung Quốc cũng đã dẫn tới sự chuyển dịch trật tự kinh tế và quyền lực trên phạm vi toàn cầu. Tỷ trọng của các nền kinh tế phương Tây hiện đang có xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó thì tỷ trọng của các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ ngày một tăng trong nền kinh tế thế giới hơn một thập niên qua. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương tập trung hơn một nửa nền kinh tế lớn nhất thế giới với các quốc gia đông dân nhất thế giới, như Trung Quốc và Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới với đà ổn định. Những thị trường lớn và tăng trưởng nhanh nhất này cũng chính là động lực cơ bản cho các xu hướng phát triển lớn nhất trong công nghệ, thương mại và tài chính của nền kinh tế thế giới.