Mua bán hàng hóa là hoạt động diễn ra xung quanh cuộc sống của chúng ta. Là hoạt động mua bán có quy mô lớn trên cơ sở cam kết thực hiện theo hợp đồng. Quyền và lợi ích của các bên trong nhiều trường hợp xảy ra những mâu thuẫn đối lập. Vậy pháp luật hiện hành đang có quy định như thế nào về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?
Bình luận nội dung
Để hiểu được khái niệm này, chúng ta cùng lý giải về khái niệm Tranh chấp. Tranh chấp là sự xung đột về mặt quyền lợi giữa các bên liên quan. Và đương nhiên là chưa tìm được tiếng nói chung để gỡ bỏ xung đột. Khi tham gia vào một mối quan hệ hợp đồng, các bên luôn muốn mình được hưởng nhiều quyền lợi. Cũng như muốn các quyền đó được đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên đối với nghĩa vụ tồn tại song song lại là nguyên nhân các bên đùn đẩy. Không ai muốn nhận về mình các phần nghĩa vụ tương ứng. Đó là nguyên nhân của tranh chấp.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng được thỏa thuận hoặc ký kết giữa các bên tham gia vào quan hệ mua bán và trao đổi hàng hóa. Đây được xem là một hoạt động thương mại. Như vậy, hợp đồng càng ít ràng buộc về nghĩa vụ bao nhiêu thì hợp đồng đó càng đem lại giá trị và lợi ích cho thương nhân bấy nhiêu.
Định nghĩa
Như vậy, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng. Mà chủ yếu là liên quan đến việc có thực hiện hay không các quyền và nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết. Tranh chấp có thể phát sinh từ chính nội dung của hợp đồng. Từ trong việc giải thích hợp đồng, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Và còn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng,…Nhìn chung, trong hợp đồng để đạt được những lợi ích lớn, nhiều bên trong quan hệ hợp đồng bất chấp vi phạm và không tuân thủ những nội dung đã cam kết trước đó.
Bởi vậy trước khi tiến hành ký kết bất cứ hợp đồng nào, các bên cần phải soạn thảo chặt chẽ các quy định. Bao gồm quyền và nghĩa vụ cũng như các hình thức giải quyết khi vi phạm xảy ra. Trong nội dung các văn bản hoặc hợp đồng mua bán cần được đi kèm bởi những phụ lục. Kể đến như miêu tả hàng hóa, các biện pháp giúp bên thực hiện đúng hợp đồng được lợi khi tranh chấp xảy ra… Mọi chi tiết chưa rõ ràng cần phải làm sáng tỏ ngay. Cần chi tiết nội dung hợp đồng để tránh phát sinh những tranh chấp và thiệt hại không đáng có…. Tranh chấp mua bán hàng hóa cũng có thể phát sinh do ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng.
2. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa:
Do tính chất diễn ra là có sự tranh chấp quyền lợi giữa các bên liên quan trong hợp đồng. Với nội dung tranh chấp đó không được quy định hoặc quy định không cụ thể trong hợp đồng đã được kí kết. Do đó, có thể kể đến một số đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là có sự vi phạm của một hoặc nhiều bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Vi phạm này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Có thể kể đến như các bên cố tình không thực hiện những nội dung đã được cam kết trong hợp đồng. Thực hiện không đầy đủ các nội dung cam kết. Thực hiện các hoạt động khác không liên quan tới giao kết và gây ra ảnh hưởng về mặt quyền lợi cho bên có quyền.
Thứ hai, Có sự thiệt hại về tài sản của bên vi phạm.
Như đã biết, mục đích cuối cùng các bên hướng đến khi thực hiện các giao dịch thương mại là tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy yếu tố bảo đảm về tài sản được các bên đặt ra quan tâm hàng đầu. Khi bên vi phạm thực hiện các hành vi không đúng trong giao kết hợp đồng, làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho tài sản của bên vi phạm sẽ là một đặc điểm nhận biết trạnh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa xảy ra.
Thứ ba, Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra.
Tức là nguyên nhân được xác định là do diễn ra hành vi vi phạm hợp đồng. Hậu quả dẫn đến các thiệt hại về vật chất diễn ra. Giữa nguyên nhân và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Thứ tư, Có lỗi của bên vi phạm.
Điều này nhấn mạnh cho nguyên nhân chủ quan của bên gây ra vi phạm. Nhằm phân biệt với những nguyên nhân khách quan. Là các nguyên nhân đến từ những sự kiện bất khả kháng và các bên không đoán định trước được, cũng không lường trước được hậu quả. Tức là nếu có căn cứ đoán được sự kiện khách quan diễn ra và có nguy cơ gây ra thiệt hại cho phía đối tác, các bên vẫn lựa chọn bỏ mặc thì vẫn có thể gây ra lỗi.
3. Nguyên nhân phát sinh của tranh chấp:
3.1. Có thể kể đến các nguyên nhân chủ quan từ các bên liên quan như:
Thứ nhất
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phải kể đến là tranh chấp do bên bán không thực hiện đúng cam kết về hàng hóa giao cho bên mua. Vi phạm này được thể hiện đa dạng dưới rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể kể đến một vài nguyên nhân cơ bản như: bên bán giao chậm hàng hơn so với thỏa thuận. Bên bán giao hàng hóa không đúng chủng loại số lượng và chất lượng như đã cam kết. Bên bán không đảm bảo được về thời gian, địa điểm và phương thức đã cam kết với bên mua. Bên bán giao hàng cho bên thứ ba thực hiện công việc vận chuyển. Có ảnh hưởng xảy ra đối với chất lượng hàng hóa khi đến tay bên mua,…
Thứ hai
Tới thời điểm hiện tại, tranh chấp phổ biến nhất là tranh chấp về việc bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Đó là việc bên mua khi nhận được hàng hóa hoặc đến hạn thanh toán theo hợp đồng đã thỏa thuận lại không thực hiện nghĩa vụ của mình. Đây được coi là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua. Nghĩa vụ này cũng ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bên bán. Thử đánh giá với một hoạt động thương mại. Mục đích lớn nhất của các bên là tìm kiếm lợi nhuận thông qua các giao dịch. Thì ở đây quyền lợi của bên bán đang bị xâm phạm nghiêm trọng.
Thứ ba,
Hiện nay hợp đồng mua bán hàng hóa là loại hợp đồng phổ biến. Được dùng trong giao dịch dân sự nói chung và thương mại nói riêng. Với số lượng giao dịch ngày càng lớn. Kéo theo đó là các tranh chấp về hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều. Đặc biệt là khi đất nước ta bước vào nền kinh tế thị trường, nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời. Tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại ngày càng phát triển và đa dạng. Tinh thần làm ăn chấp nhận rủi ro khiến nhiều người tham gia vào quan hệ hợp đồng với các bên đối tác khi chưa chọn lọc và đánh giá kỹ. Vì các lý do đó đã kéo theo các Tranh chấp mua bán hàng hóa ngày càng gia tăng.
Thứ tư,
Ngoài ra còn có thể kể đến nguyên nhân phổ biến dẫn đến tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa. Đó là do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng. Do sự tin tưởng hoặc tính chất nào đó, một số hợp đồng chỉ được thỏa thuận bằng miệng. Nên khi bị ảnh hưởng rất khó chứng minh quyền lợi.
Trong thực tế kinh doanh, với các hoạt động mua bán hàng hóa thông thường. Các bên khi kí kết thường trao đổi rất nhanh thông tin dưới hình thức văn bản. Khi xảy ra những tranh chấp thì hợp đồng lại không có quy định cụ thể. Do đó để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên bất chấp xâm hại đến quyền lợi của bên liên quan. Do vậy khi có bất cứ một khó khăn nào phát sinh thì những thiếu sót, sở hở của một trong các bên dù nhỏ cũng phát sinh tranh chấp.
3.2. Các nguyên nhân khách quan:
– Ngoài ra còn có thể kể đến các nguyên nhân khách quan mà các bên không lường trước được. Các bên vì muốn quyền lợi của mình không bị ảnh hưởng hoặc thiệt hại xảy ra là nhỏ nhất nên xảy ra tranh chấp. Có thể kể đến như:
Thứ nhất, nguyên nhân này chủ yếu phát sinh khi hợp đồng được giao kết là hợp đồng quốc tế. Các yếu tố về giá cả, tỷ giá, cung cầu của quốc gia thay đổi trong thời gian hợp đồng đang thực hiện. Các bên muốn bảo vệ lợi ích của mình nên xảy ra tranh chấp.
Thứ hai, các sự kiện bất khả kháng xảy ra sau khi hai bên đã kí kết hợp đồng. Mà không thuộc trường hợp đồng miễn trách nhiệm đã thỏa thuận trước đó.
Do nguyên nhân dẫn tới tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá có rất nhiều. Tính chất phát sinh đa dạng nên việc giải quyết các tranh chấp cũng hết sức phức tạp.