Tranh cãi vốn Cambridge là gì? Đặc điểm về tranh cãi vốn? Nội dung về tranh cãi vốn? Doanh nghiệp có vốn nước ngoài Tranh cãi 1% hay 51%?
Như chúng ta đã biết thì tranh cãi hay tranh luận là thuật ngữ để chỉ những ý kiến khác nhau giữa các bên và họ đưa ra lí lẽ của mình để bảo vệ quan điểm cá nhân của họ là chính xác và đúng đắn. Hiện nay trong kinh tế người ta thường hay nhắc tới ” Tranh cãi vốn Cambridge” đây là cuộc tranh luận giữa hai trường phái với nhau, tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đem đến cho bạn đọc thông tin cần thiết và bổ ích nhất liên quan tới nội dung này.
Mục lục bài viết
1. Tranh cãi vốn Cambridge là gì?
Tranh cãi vốn Cambridge trong tiếng Anh là “Cambridge Capital Controversy”.
Chúng ta đã từng biết tới tranh cãi hay tranh luận nhưng ở kinh tế thuật ngữ tranh cãi về vấn đề cụ thể như tranh cãi vốn Cambridge chúng ta hiểu đây là cuộc tranh luận giữa trường phái Cambridge ở Anh và trường phái tân cổ điển thuộc trường MIT ở Mỹ hay còn được gọi là trường phái Cambridge ở Mỹ về tính chất đúng đắn của phương pháp tiếp cận tân cổ điển trong kinh tế học. Chúng ta có thể hiểu về các mục đích của một cuộc tranh luận thường là để chúng ta có thể trình bày các quan điểm của mình với nội dung nào đó lập luận khác nhau về một chủ đề, theo thứ tự mà một kết luận có thể đạt được và theo đó các cuộc tranh luận phải là số nhiều. Mặc dù có nhiều cuộc tranh luận có thể tồn tại, có một số yếu tố không khác nhau và theo đó ta thấy rằng chúng thường có một loạt người tham gia, một cấu trúc, một chủ đề và một cuộc đối thoại với các lập luận.
2. Đặc điểm của tranh cãi vốn:
Tranh luận là vấn đề gặp rất nhiều ở ngoài cuộc sống nó là một cuộc bàn cãi để tìm hiểu về phải trái, đúng sai giữa các bên nhưng điều đó không có nghĩa là một cuộc đấu khẩu chửi bới không luật lệ giữa các bên vốn có niềm tin vững chắc vào quan điểm riêng của mình và nó hoàn toàn trái ngược, một buổi debate có những quy tắc nghiêm ngặt và các kỹ năng tranh cãi khá phức tạp và đôi khi bạn phải đứng vào vị trí phản đối điều mà ngày thường bạn vẫn luôn tin tưởng là đúng.
Thông thường thì có rất nhiều loại tranh luận khác nhau hay với một cuộc tranh luận nên trôi chảy, với thông tin và lập luận chất lượng, cân bằng trong đó các vị trí khác nhau được nghe và với thời lượng hợp lý.
Nếu tranh luận là do tự phát thì với các cuộc tranh luận được phân loại thành chính thức và các cuộc tarh luận này có định dạng được thiết lập sẵn, cũng như một chủ đề cụ thể để thảo luận và có người điều hành và không chính thức hoặc tự phát , đó là những vấn đề mà chủ đề tranh luận không được thỏa thuận trước đó, không có người điều hành trực tiếp và quyền tự do tranh luận chiếm ưu thế.
Tranh luận hoặc phản đối thì đây là hai hoặc nhiều người trình bày vị trí đối diện và họ có thể là cá nhân hoặc người nói thay mặt cho một nhóm người, vì vậy họ không tập trung vào ý tưởng cá nhân mà tập trung vào ý tưởng nhóm. Lý tưởng nhất là các nhà tranh luận biết chủ đề cần tranh luận, họ là những chuyên gia trong vấn đề này và đã chuẩn bị các cuộc tranh luận với các lập luận, các lập luận phản biện và trả lời có thể. Trong cuộc tranh luận, họ phải tuân theo các quy tắc đã được thiết lập và hướng dẫn của người điều hành, tranh luận về lập trường của họ, lắng nghe ý kiến của những người còn lại và trả lời các lập luận của họ.
Chúng ta cần hiểu rằng với chủ đề được tranh luận nên thú vị và, theo một cách nào đó, gây tranh cãi, đó là một chủ đề trong đó có thể có các vị trí, ý kiến và diễn giải khác nhau và với một cuộc tranh luận có thể giải quyết các chủ đề khác nhau, mặc dù, nói chung, nó thường liên quan đến một chủ đề duy nhất mà từ đó các chủ đề phụ có thể phát sinh. Ví dụ, trong một cuộc tranh luận về phá thai, các vấn đề có tính chất tôn giáo, triết học, xã hội học, chính trị và pháp lý có thể phát sinh.
3. Nội dung về tranh cãi vốn:
Luận điểm trung tâm của cuộc tranh luận này là khái niệm tư bản. Hai trường phái trên đưa ra quan điểm khác nhau về khái niệm tư bản, vị trí và khả năng sử dụng nó trong phân tích kinh tế, kể cả trong hàm sản xuất tổng hợp. Theo quan điểm của trường phái Cambridge ở Anh, chỉ riêng khả năng thay đổi kĩ thuật sản xuất đã đủ để bác bỏ nhiều giả định của lí thuyết tân cổ điển đặc biệt lí thuyết tăng trưởng tân cổ điển. Ngược lại, trường phái tân cổ điển cho rằng khả năng thay đổi kĩ thuật sản xuất có làm cho suy yếu các lí thuyết kinh tế rút ra từ những giả định không vững chắc, nhưng điều này không đủ để bác bỏ lí thuyết kinh tế tân cổ điển
Trong kinh tế vấn đề tranh cãi vốn Cambridge vấn đề này có thể làm nổ lên những vấn đề với kinh tế học của Marx, đóng góp cho sự hình thành của trường phái tân Ricardian hay Sraffian, và là nguồn cảm hứng cho sự phát triển của trường phái Hậu Keynes. Thật vậy, bài phê bình những năm 1920 của Sraffa về lí thuyết tân cổ điển của doanh nghiệp và bài phê bình đầu tiên của Sraffa về lí thuyết giá trị tân cổ điển có ảnh hưởng sâu sắc tới cuốn sách lí thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ của Keynes (1936).
Lời giải thích của trường phái Anh về ấn phẩm có ảnh hưởng tới bài viết của Keynes thì muốn giả định lí thuyết cổ điển về giá trị và sự phân bổ, trong khi của trường phái tân cổ điển là đạt tới lí thuyết cổ điển về giá trị và sự phân bổ và cuối cùng, bà Robinson thuộc đại học Cambridge trong một lần đã nói rằng bà chưa bao giờ học toán và luôn luôn cố để suy nghĩ. Theo đó nên các phép toán của Robinson chưa bao giờ vượt ra ngoài đại số và hình học cơ bản, đây là loại toán học được nhiều học sinh Mỹ ứng dụng trong hai năm đầu tiên ở trường trung học.
Mặt khác, phân tích kinh tế của Samuelson thuộc đại học MIT (Mỹ) đã dẫn lối trong việc sử dụng các công cụ tính toán, đại số tuyến tính, phương trình vi phân, phân tích thực và lập trình toán học. Lời bình luận ngắn của Robinson là một lời cảnh báo cho các nhà kinh tế học không cho phép kĩ thuật toán học chiến thắng sự hiểu biết thực sự về cách các nền kinh tế trong thế giới thực hoạt động. Gần đây cuộc tranh luận lắng xuống vì trường phái Cambridge (Anh) cho rằng vấn đề đã được giải quyết.
4. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài Tranh cãi 1% hay 51%:
Căn cứ dựa theo quy định của pháp luật và những nhà đầu tư nước ngoài đường đường chính chính đầu tư vào Việt Nam sẽ thua thiệt so với những người lách luật, chúng ta thấy rằng đề cập tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trường mầm non thông qua việc thành lập một doanh nghiệp trong nước có tỷ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài dưới 51%. Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật, trường mầm non quốc tế được thành lập theo hình thức trên cũng tức vốn của nhà đầu tư nước ngoài dưới 51% sẽ được thực hiện thủ tục đầu tư như với nhà đầu tư trong nước, không phải thực hiện các điều kiện đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài, như chỉ được tuyển học sinh Việt Nam ít hơn 50% tổng số học sinh của trường…
Như chúng ta đã biết với dự thảo của Luật Giáo dục sửa đổi thì chỉ cần 1% vốn nước ngoài cũng phải tuân thủ thủ tục của nhà đầu tư nước ngoài, nhất là theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới và tại Việt Nam chưa mở cửa giáo dục mầm non chúng ta có thể thấy đây không phải trường hợp cá biệt, nhất là khi hàng trăm ngành nghề, lĩnh vực đầu tư có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài đang có mặt ở nhiều cam kết song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết.
Bên cạnh đó ta thấy hiện nay cho tới thời điểm này, có vẻ như khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa tìm được phương án tốt nhất và ngay cả phương án được đưa ra trong Dự thảo để lấy ý kiến cũng tiếp tục nhận được nhiều câu hỏi với vấn đề cụ thể thay vì việc chỉ xét đến quan hệ sở hữu trong phân loại nhà đầu tư của Luật Đầu tư hiện hành, Dự thảo đề xuất bổ sung khái niệm tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài để làm rõ tiêu chí về quyền kiểm soát doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.
Theo cách phân loại này, thì nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế đó; nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng Quản trị, người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế đó, hay nhà đầu tư nước ngoài có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của tổ chức kinh tế đó sẽ được coi là tổ chức kinh tế có sở hữu chi phối của nhà đầu tư nước ngoài. Họ sẽ phải thực hiện thủ tục đầu tư được quy định dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.