Trái phiếu chính phủ Mỹ được xem xét là một kênh đầu tư ổn định và mang lại nhiều lợi nhuận cao thu hút nhiều nhà đầu tư. Vậy trái phiếu Mỹ là gì? Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ là gì? Cũng như sự ảnh hưởng của sự tác động trái phiếu Mỹ đến nền kinh tế chung. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Trái phiếu Mỹ là gì?
Trái phiếu Mỹ (hay còn gọi là trái phiếu Hoa Kỳ) là trái phiếu có mệnh giá bằng đồng đô la (USD) được phát hành tại Hoa Kỳ bởi chính phủ Mỹ, các tổ chức tài chính hay ngân hàng hoặc công ty nước ngoài. Thực tế, trái phiếu chính phủ Mỹ có sự tác động rất lớn đến nền kinh tế, ví dụ như giá vàng, tỷ giá hối đoái, thậm chí mang sức ảnh hưởng đến các nhà đầu tư cổ phiếu trong và ngoài nước.
Lãi suất của trái phiếu chính phủ Mỹ được quy định là đăng ký với ủy ban chứng khoán và hối đoái và trả lãi suất theo nửa năm. Thông thường, khi thị trường trong nước có nhiều thuận lợi để cho những nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy có sự an toàn trong việc bảo vệ để chống lại dao động của tỷ giá đối hoái thì lúc đó trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ được phát hành.
2. Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ là gì?
Lãi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ là lãi suất được trả cho việc sở hữu trái phiếu chính phủ (phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ). Hiểu một cách đơn giản, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ chính là tổng lợi nhuận nhà đầu tư sẽ nhận được khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có nhiều loại tương tự như lợi suất trái phiếu chính phủ nói chung, ví dụ gồm các loại lợi suất trái phiếu như:
– Lợi suất danh nghĩa: Phần lãi chia cho mệnh giá trái phiếu
– Lợi suất yêu cầu: Là mức lợi suất mà tổ chức phát hành trái phiếu phải cung cấp để thu hút các nhà đầu tư
– Lợi suất thực: Thu nhập hàng năm của trái phiếu chia cho giá thị trường hiện tại của nó
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ chịu sự tác động từ nhiều yếu tố cơ bản như giá trị của đồng tiền phát hành trên thị trường hối đoái; hay sự ổn định của chính phủ Mỹ phát hành; sự uy tín tín dụng của chính phủ Mỹ phát hành ra trái phiếu.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ được tính theo 02 cách cơ bản sau:
– Cách 1: Định giá trái phiếu có kỳ hạn và lợi tức cố định theo từng kỳ:
– Cách 2: Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi:
Công thức tính:
Lãi suất trái phiếu thả nổi = lãi suất thị trường + chênh lệch lãi suất cố định.
Trái phiếu có lãi suất thả nổi là loại trái phiếu mà trái chủ sẽ nhận được các khoản lợi tức khác nhau; sẽ phụ thuộc vào mức lãi suất của thị trường.
Trong đó: giá trái phiếu được tính bằng hiện giá của những dòng tiền nhận được trong tương lai. Với trái phiếu có lãi suất thả nổi, khi nhà đầu tư nắm giữ trong khoản thời gian từ thời điểm phát hành cho đến khi đáo hạn thì sẽ nhận được dòng tiền sau:
– Dòng tiền thứ nhất: là lợi tức được trả theo lãi suất thị trường và mệnh giá khi đáo hạn. Đó là dòng tiền tương lai của trái phiếu, tuy nhiên thay vì là lãi suất cố định thì lúc này lãi suất này sẽ theo thị trường. Giá trị hiện tại của dòng tiền đầu tiên cũng là giá trị thị trường của trái phiếu ngay tại thời điểm phát hành, được hiểu là bằng mệnh giá
– Dòng tiền thứ hai: đó là các khoản tiền phụ trội từ phần khoản lãi suất chênh lệch cố định
Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu Chính phủ có một số đặc điểm riêng biệt. Cụ thể là:
– Mang tính ổn định: nguồn thu nhập ổn định khi khách hàng được hưởng trái tức trong thời gian nắm giữ
– Lợi suất thấp: trái phiếu Chính phủ được cho là có lãi suất thấp hơn so với các chủ thể phát hành trái phiếu khác
– Được miễn thuế thu nhập: trên thực tế số tiền nhận được từ lợi suất trái phiếu Chính phủ không tính vào thu nhập cá nhân, do đó sẽ được miễn phí thuế thu nhập
– Phụ thuộc vào kỳ hạn: mức kỳ hạn của trái phiếu chính phủ được chia làm 3 loại là dài hạn, ngắn hạn và trung hạn. Và trái chủ sẽ được nhận khoản lợi suất khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn của trái phiếu.
3. Tình hình của thị trường trái phiếu Mỹ và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ:
Đối với thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, trong những năm gần đây vẫn có nhiều chuyển biến phức tạp. Vào năm 2021, thị trường trái phiếu Mỹ khiến không ít nhà đầu tư rơi vào trạng thái lên xuống thất thường, nhất là những nhà đầu tư cổ phiếu, vàng hay ngoại hối. Hiện nay, thị trường trái phiếu Mỹ cũng có sự thay đổi.
Vào thời điểm dịch Covid – 19 bùng phát và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế vào năm 2021-2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục ban hành các chính sách với những mục tiêu được cho là hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh nhằm mục đích kìm hãm lãi suất.
Trường hợp lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng, đây được coi là sự thách thức lớn và đây là nhân tố tác động mạnh mẽ đến các nguồn vốn vào cổ phiếu, làm giảm sức hấp dẫn của loại trái phiếu. Bởi vì thông thường, khi lãi suất/lợi suất trái phiếu tăng sẽ làm suy yếu sức mua trên thị trường chứng khoán, tác động đến các mô hình tính toán liên quan đến chiết khấu dòng tiền trong tương lai. Và theo sự phát triển của thị trường, lãi suất trái phiếu tăng sẽ tác động đáng kể đến một số lĩnh vực, cụ thể như đầu tư nhà đất.
Nhưng sau đó, ít tháng sau khi tình hình dịch bệnh ổn định kéo theo sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đã khiến thị trường cổ phiếu nước này được lợi tăng giá. Việc thị trường cổ phiếu tăng giá có sự tác động của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Theo thống kê hiện nay, Nhật Bản đang là nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu chính phủ Mỹ. Cụ thể, nước này đang nắm 1.277 tỷ USD trong tháng 6, so với mức 1.266 tỷ USD trong tháng 5. Còn Trung Quốc hiện đã giảm từ 1.078 tỷ USD xuống 1.061 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê vào năm 2021, người nước ngoài đã mua 10,86 tỷ USD trái phiếu của Mỹ. Lượng tiền chảy vào trái phiếu doanh nghiệp của Mỹ trong tháng thứ sáu liên tiếp, với 13,835 tỷ USD trong tháng 6, so với trong tháng 5 là mức 17,31 tỷ USD.
Thực tế có thể thấy trái phiếu Mỹ vẫn là một trong những loại trái phiếu thu hút nhiều nhà đầu tư. Thậm chí lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ còn tác động đến nhiều kênh đầu tư khác trên thế giới.
Ngoài ra, việc lên xuống thay đổi trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn có ảnh hưởng đến trực tiếp người tiêu dùng, cụ thể là ảnh hưởng đến các khoản vay thế chấp nhà cửa, xe cộ, học tập cũng như thẻ tín dụng.
Sau đợt cuối tháng 7 năm 2021, chạm đáy đến 0,55% thì lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên đến gần 1,5% trong thời gian gần đây, cách không xa ngưỡng 1,6% thời gian trước đại dịch covid-19. Về cơ bản, lợi suất trở thành thước đo quan trọng để các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư cũng như tạo sự ổn định nền kinh tế thị trường.
4. Tác động của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đến thị trường Việt Nam:
Lợi suất trái phiếu Mỹ như đã phân tích có tầm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới, Việt Nam là một trong số quốc gia bị ảnh hưởng ít nhiều. Có thể xét thấy, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ ảnh hưởng rõ nhất qua những khía cạnh, yếu tố sau:
– Thứ nhất, có sự tác động rõ nét đến kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Cụ thể trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Theo đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có sự phát triển do tổng cầu tăng lên
– Thứ hai, lãi suất USD tăng kéo theo tỷ giá USD/VND có sự phát triển
– Thứ ba, sau dịch bệnh, nền kinh tế Mỹ phục hồi lại và lãi suất tại Mỹ tăng do đó dòng vốn đầu tư có thể dịch chuyển về Mỹ
– Thứ tư, lạm phát kỳ vọng tăng và kinh tế phục hồi sẽ khiến ngân hàng trung ương các nước, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đi đến quyết định giảm cung tiền, sau đó là tăng lãi suất cơ bản. Việc các nước giảm nới lỏng định lượng sẽ làm giảm dòng tiền rẻ, tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán.