Hiện nay trong các loại trái phiếu không thể không kể tới vai trò của trái phiếu duy trì trong hoạt động bảo vệ chủ sở hữu dự án xây dựng. Vậy, Trái phiếu duy trì là gì? Đặc điểm và yêu cầu của trái phiếu duy trì.
Mục lục bài viết
1. Trái phiếu duy trì là gì?
Khi nhắc tới vấn đề đầu tư trái phiếu chúng ta có thể hiểu đây là một hình thức đầu tư an toàn và hiệu quả, nhất là khi đặt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hoặc có các biến động lớn nhưng chưa phải ai cũng hiểu được đầu tư trái phiếu là gì? Để trở thành một nhà đầu tư trái phiếu có chuyên môn, bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức gì? Có thể hiểu trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể đó là mệnh giá của trái phiếu, trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.
Trái phiếu duy trì hay thường được gọi với tên đó là trái phiếu bảo hành trong tiếng Anh là Maintenance Bond. Trái phiếu duy trì được hiểu là một loại cam kết bảo lãnh được mua bởi nhà thầu với mục đích để bảo vệ chủ sở hữu dự án xây dựng đã hoàn tất trong một khoảng thời gian xác định và có thể khỏi các khiếm khuyết về vật liệu, tay nghề và thiết kế phát sinh nếu dự án được thực hiện không đúng. Theo đó nên các nhà đầu tư cần hết sức lưu ý về vấn đề lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao và những rủi ro luôn có thể xảy ra do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu
2. Đặc điểm và yêu cầu của trái phiếu duy trì:
2.1. Đặc điểm của trái phiếu duy trì:
Đặc điểm đâu tiên của trái phiếu duy trì đó là thực hiện cam kết bảo lãnh đây được hiểu là một hợp đồng ba bên trong đó một bên thứ ba được gọi là bên bảo lãnh, đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng của một bên cụ thể là bên trả nghĩa vụ cho một bên khác là bên có nhận nghĩa vụ cụ thể được tiến hành bằng cách đồng ý trả một khoản tiền cho bên có nghĩa vụ như một khoản bồi thường nếu bên còn lại không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Bê cạnh đó có thể dựa theo các điều khoản pháp luật đề ra của trái phiếu duy trì, nhà thầu của dự án xây dựng theo qy định và theo hợp đồng là bên trả nghĩa vụ mua cam kết trái phiếu và đương nhiên khách hàng hay chủ sở hữu của dự án mà nhà thầu được thuê để xây dựng là bên được bảo vệ bởi trái phiếu. Trái phiếu duy trì thông thường sẽ được yêu cầu cho các dự án xây dựng của nhà nước hay các công trình công cộng, Trên thực tế thì các công trình xây dựng tư nhân cũng có dùng nhưng ít thường xuyên hơn.
2.2. Yêu cầu của Trái phiếu duy trì:
Trái phiếu duy trì như chúng ta thấy thì nó có yêu cầu cụ thể như loại trái phiếu này chỉ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định và thời gian sau đó, để mọi tổn thất tài chính từ các khiếm khuyết hoặc các vấn đề được phát hiện với thành quả xây dựng của nhà thầu sẽ không được bảo lãnh bởi trái phiếu duy trì. Ví dụ cụ thể như một tòa nhà nào đó sau khi hoàn thành xây dựng, khách hàng thấy rằng khung cấu trúc không hợp lý, thì có thể nộp đơn khiếu nại đối với trái phiếu duy trì nếu thời hạn trái phiếu chưa hết.
Theo đó trong trường hợp nếu công ty bảo lãnh khi đã xem xét yêu cầu khiếu nại có đầy đủ tính hợp lệ, công ty sẽ bồi thường cho bên có nghĩa vụ đối với mọi tổn thất và thiệt hại phát sinh theo quy định. Ngược lại thì bên phía nhà thầu phải bồi thường cho bên bảo lãnh tất cả các khoản bồi thường mà bên này đã phải thực hiện. Nhà thầu khi mua trái phiếu duy trì sẽ được kiểm tra chất lượng tín dụng trước khi được chấp thuận.
Trên thực tế việc này nhằm mục đích để bảo vệ bên bảo lãnh trước rủi ro không đáng có thì bên trả nghĩa vụ không đủ tiền để trả cho bên bảo lãnh sau khi yêu cầu khiếu nại đã được phê duyệt và giải quyết về mặt tài chính. Bên cạnh đó, Trái phiếu duy trì đảm bảo quyền lợi cơ bản cho chủ sở hữu của dự án xây dựng được bù đắp tương đối tốt nếu nhà thầu có tay nghề kém. Trái phiếu duy trì không phải là bảo hiểm, tuy nhiên về cơ bản hoạt động như một hợp đồng bảo hiểm cho các dự án xây dựng, ở đó nhà thầu hứa hẹn sẽ sửa chữa các lỗi phát sinh hoặc chủ sở hữu được bồi thường bằng tiền cho những khiếm khuyết đó.
3. Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu:
3.1. Rủi ro lãi suất khi đầu tư trái phiếu:
Rủi ro về lãi suất khi đầu tư trái phiếu được hiểu là các lãi suất và giá trái phiếu ít nhiều sẽ có có mối quan hệ nghịch đảo cụ thể đó là khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư cố gắng nắm bắt hoặc “khóa” lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể. Họ sẽ thu lãi từ trái phiếu trả lãi suất cao hơn so với giá thị trường bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến việc tăng giá trái phiếu. Ngược lại, khi mức lãi suất hiện hành tăng lên, các nhà đầu tư đương nhiên sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp. Điều này sẽ làm cho giá trái phiếu giảm xuống.
3.2. Rủi ro tái đầu tư khi đầu tư trái phiếu
Đặc tính có thể thu hồi của trái phiếu cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Kết quả là, người sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn so với mệnh giá. Tuy nhiên, mặt trái của một trái phiếu có thể thu hồi đó là nhà đầu tư nhận được tiền nhưng không thể tái đầu tư ở mức lãi suất tương đương. Về lâu dài, rủi ro tái đầu tư có tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư. Để bù đắp rủi ro này, đối với những trái phiếu không có đặc tính thu hồi, các nhà đầu tư trái phiếu sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn.
3.3. Rủi ro lạm phát khi đầu tư trái phiếu
Khi chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của lãi suất đầu tư trái phiếu? Khi đó, sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm. Cụ thể, giả sử một nhà đầu tư trái phiếu có khả năng thu được mức lãi suất 2%, nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.
3.4. Rủi ro tín dụng khi đầu tư trái phiếu:
Trái phiếu chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Các công ty không có những quyền đó, do vậy trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.
3.5. Rủi ro thanh khoản khi đầu tư trái phiếu:
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản. Có một loại rủi ro đó là nhà đầu tư có thể không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng do thị trường của trái phiếu đó quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán. Lãi suất thấp trong một đợt phát hành trái phiếu có thể dẫn đến biến động giá đáng kể và có tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ (khi bán). Cũng giống như cổ phiếu được giao dịch trong một thị trường thưa thớt, bạn có thể buộc phải bán trái phiếu với một mức giá thấp hơn nhiều so với dự kiến.
3.6. Rủi ro xếp hạng khi đầu tư trái phiếu:
Nếu một công ty bị xếp hạng tín dụng thấp hoặc khả năng kinh doanh và trả nợ có vấn đề, ngân hàng hay các tổ chức cho vay có thể tính lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này của công ty. Điều này có thể có tác động xấu đến khả năng đáp ứng các khoản nợ với các trái chủ hiện tại của công ty và gây tổn thất cho các trái chủ khi muốn bán trái phiếu. Đầu tư trái phiếu có thể tạo ra một dòng thu nhập cho các nhà đầu tư, nhưng đôi khi cũng có thể đem đến những rủi ro nếu nhà đầu tư không đủ sáng suốt. Tuy nhiên, đầu tư trái phiếu sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi nhà đầu tư đã nắm vững những kiến thức cơ bản về trái phiếu, tìm ra những nhân tố thị trường quen thuộc và có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy đến với mình.