Đoàn kết là một nét đẹp truyền thống đã có từ lâu đời của dân tộc ta. Vậy đoàn kết có nghĩa là gì ? Những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với đoàn kết là gì ? Bài viết này sẽ cho chúng ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Đoàn kết là gì?
Đoàn kết là một nét đẹp văn hoá mang giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta từ ngàn xưa. Theo dòng thời gian trong suốt quá trình hình thành lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đoàn kết dần được hình thành và tạo lên những giá trị văn hoá tốt đẹp trong đời sống nhân dân.
Từ bao đời nay, tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần chịu thương chịu khó, siêng năng, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động là những giá trị văn hoá truyền thống bền bỉ của dân tộc Việt Nam ta. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã phải trải qua bao mất mát, đau thương, đổ biết bao nhiêu là mồ hôi, nước mắt và máu để dựng xây đất nước. Từ lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã một lòng đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để tạo thành một sức mạnh dân tộc hùng mạnh, vô địch giúp đất nước ta vượt qua khó khăn, giúp dân tộc ta đánh tan mọi âm mưu của các thế lực thù địch dù cho đó có là những đội quân hùng mạnh nhất với những trang thiết bị vũ khí hiện tại, tối tân nhất để giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ.
Vậy đoàn kết có nghĩa là gì ? Theo từ điển Việt Nam, có thể rút ra kết luận chung đoàn kết có thể hiểu một cách đơn giản được định nghĩa là sự kết hợp, sự kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung nào đó.
Đoàn kết là một truyền thống, một nét đẹp văn hoá đã có từ lâu đời của dân tộc ta. Nét đẹp truyền thống đã tồn tại lâu đời ấy được bộc lộ qua sự yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ, sẻ chia lẫn nhau giữa người với người bằng những hành động, lời nói cụ thể. Đặc biệt, vẻ đẹp ấy càng được bộc lộ rõ nét hơn trong những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, vất vả, gian lao. Đó là khi dân tộc ta đứng trước nguy cơ bị kẻ thù xâm lược với âm mưu nhằm thôn tính, nuốt trọn chủ quyền nước ta, tin thần đoàn kết đã tạo ra một nguồn sức mạnh khổng lồ giúp nhà nước và nhân dân đánh tan âm mưa kẻ thù, dẹp yên bờ cõi nước nhà. Đoá là khi đại dịch Covid 19 lan rộng khiến nhiều người dân gặp nguy hiểm về tính majng, tinh thần đoàn kết đã giúp chúng ta sống yêu thương nhau hơn, giúp gắn kết người với người, tỉnh thành với tỉnh thành để mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngôi nhà là một pháo đài, tất cả vì tổ quốc dấu yêu, cùng chung tay đẩy lùi đại dịch, đánh tan Covid.
Nét đẹp truyền thống của đoàn kết sẽ tạo nên một nguồn sức mạnh khổng lồ, là một chất keo giúp gắn kết người với người nhằm tạo ra một nguồn sức mạnh khổng lồ, vượt trội, to lớn giúp con người vượt qua khó khăn, đạt được những điều mình mong muốn. Có một điều luôn đúng mà thực tế đã chứng minh rằng ở nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó sẽ luôn luôn chiến thắng. Điều đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Tinh thần đoàn kết giúp con người ta vững tin trước sóng gió cuộc đời, khiến con người không cảm thấy bị lạc lõng, chơi vơi, tạo nên một nguồn động lực khổng lồ để phấn đấu vươn tới những điều tốt đẹp hơn. Đoàn kết như một tấm lá chắn, một vỏ bọc giúp con người vững bước trước những khó khăn, thách thức, giúp tình yêu thương giữa người và người được gắn bó hơn, sâu đậm hơn, giúp xã hội, cộng đồng luôn sẵn sàng sẻ chia, thấu hiểum, đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau. Những người sống đoàn kết sẽ luôn biết bỏ cái tôi của mình xuống vì cái ta chung, luôn sống yêu thương, sẻ chia, đồng cảm, chan hoà gắn bó với mọi người xung quanh, sẵn sàng hành động vì mục đích lớn, sẵn sàng hi sinh vì công việc chung, vì tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân, sẵn sàng tham gia các công việc tập thể mà mình được giao, và cố gắng hết sức để hoàn thành công việc ấy một cách xuất sắc nhất.
2. Khái niệm về từ đồng nghĩa và trái nghĩa:
– Từ trái nghĩa được hiểu là những từ mang ý nghĩa đối lập, trái ngược, tương phản nhau về hình dáng, kính cỡ, màu sắc, sắc thái,…Thường từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau về nghĩa, dùng khi so sánh, đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng kia.Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật sự vật, sự việc, các hoạt động, trạng thái, màu sắc đối lập nhau của sự vật, hiện tượng, qua đó từ trái nghĩa có tác dụng giúp con người bộc lộ được rõ cảm xúc, tâm trạng, thái độ, sự đánh giá, nhận xét của người nói, người viết về một sự vật, hiện tượng nào đó trong cuộc sống.
Ví dụ: Cặp từ trái nghĩa đen – trắng hay đen – sáng trong câu tục ngữ : Gần mực thì đen – Gần đèn thì sáng
Cặp từ trái nghĩa lành – rách trong câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách
– Từ đồng nghĩa là một từ hay cụm từ có nghĩa tương đồng, giống với nghĩa của một từ hay một cụm từ khác trong một ngôn ngữ nhất định. Có hai loại từ đồng nghĩa là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn hay còn gọi là đồng nghĩa tuyệt đối là những từ có ý nghĩa giống hệt nhau, có thể thay thế cho nhau trong văn nói tuỳ theo hoàn cảnh nói.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn hay còn gọi là đồng nghĩa tương đối là những từ có nghĩa tương đối giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm hoặc cách thức hành động.
Từ đồng nghĩa có tác dụng biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau. chỉ trạng thái chuyển động biểu thị cảm xúc , thái độ hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,chúng ta cần phải cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp nhất với hoàn cảnh và mục đích sử dụng.
Ví dụ: Mẹ, bầm, u, mạ, má: Đây là cách xưng hô gọi mẹ, người sinh ra mình tuỳ theo những vùng miền khác nhau
3. Từ trái nghĩa với đoàn kết là gì?
Các từ trái nghĩa với đoàn kết là:
- Chia rẽ: Là hành động khiến cho xảy ra mâu thuẫn, mất đoàn kết, mất đi sự thống nhất trong nội bộ và các mối quan hệ xung quanh.
- Bè phái: Là những tập hợp gồm những cá nhân vì tư lợi riêng của bản thân hoặc vì giữ trong mình một quan điểm hẹp hòi, bảo thủ, tiêu cực nào đó mà liên kết lại với nhau nhằm mục đích gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ tổ chức, khiến các mối quan hệ đứng trước nguy cơ rạn nứt, tranh cãi.
- Tan đàn xẻ nghé: Thể hiện sự chia lìa, tan tác mỗi người một nẻo, mỗi người một nơi, không cùng hướng đi với nhau.
- Xung đột: Là một hành vi cạnh tranh giữa những cá nhân hoặc các tổ chức với nhau, tạo nên những hệ luỵ đáng tiếc.
- Mâu thuẫn: Là sự đấu tranh, cạnh tranh giữa các mặt đối lập, giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác.
- Phân li: Là sự tách riêng, tách biệt giữa những cá nhân và tổ chức, không còn liên quan hay ràng buộc lẫn nhau.
- Bất hòa: Là sự không hoà thuận lẫn nhau, hay có những tranh chấp, cãi vã, xô xát giữa các cá nhân và tổ chức với nhau.
- Bất đồng: Là sự không đồng ý hoặc phản đối ý kiến giữa những cá nhân, tổ chức với nhau, tạo nên nhiều tranh cãi, xung đột.
- Phân tán: Là sự chia ra làm nhiều phần nhỏ riêng biệt và tản ra nhiều nơi, nhiều hướng không xác định.
4. Từ đồng nghĩa với đoàn kết là gì?
Các từ đồng nghĩa với đoàn kết là:
- Liên kết: Là sự kết nối, gắn bó giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể.
- Kết đoàn: Là sự tập hợp, kết thành một thể thống nhất theo một trật tự nhất định.
- Đùm bọc: Là sự giúp đỡ, che chở bằng mọi tình yêu thương.
- Chung sức: Là sự đồng lòng, cùng nhau hợp thành khối sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- Kết hợp: Là sự gắn bó, liên kết với nhau để bổ sung cho nhau.
- Đồng cam cộng khổ: Là sự cùng nhau vượt qua vất vả,luôn luôn có nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
- Đồng tâm hiệp lực: Là sự cùng nhau góp sức, chung lòng để làm một việc gì đó
- Bao bọc: Là sự chở che, bênh vực, yêu thương, bảo vệ giữa những cá nhân và tổ chức với nhau.
- Kết nối: Là sự gắn liền những phần đang tách rời, gắn kết các mối quan hệ đang tồn tại trong xã hội theo một hướng tích cực.
- Liên hiệp: Là sự liên kết một cách tự nguyện giữa những mối quan hệ.
- Tương trợ: Là sự thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.