Trong cuộc sống, để có thể tồn tại và phát triển cũng như giao lưu giữa con người với nhau thì hàng hoá đóng vai trò và những ý nghĩa rất quan trọng. Hàng hóa được hiểu là sản phẩm của lao động, có thể thỏa món nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Người mua sẽ trả tiền cho giá trị và sự hữu dụng mà hàng hóa mang lại cho bản thân mình. Tổng hữu dựng là một thuật ngữ khá quen thuộc nhưng để hiểu rõ về nó thì chắc hẳn là một điều khó khăn đối với nhiều người. Chính vì thế mà bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu tổng hữu dụng là gì cũng như những đặc điểm và công thức tính chi tiết nhất?
Mục lục bài viết
1. Tổng hữu dụng:
Khái niệm tổng hữu dụng:
Hữu dụng là giá trị hay còn được hiểu là sự thỏa mãn mà các chủ thể là người tiêu dùng đạt được từ việc tiêu dùng một số lượng hàng hóa nhất định. Hữu dụng có thể được hiểu như là số tiền người tiêu dùng có thể trả cho sự thỏa mãn mà hàng hóa mang lại.
Từ khái niệm hữu dụng được nêu trên ta nhận thấy, tổng hữu dụng, hay tổng lợi ích được hiểu là tổng hợp sự hài lòng hoặc thỏa mãn mà người tiêu dùng nhận được thông qua việc tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tổng hữu dụng chỉ là khái niệm của hữu dụng được áp dụng cho nhiều hơn một đơn vị hàng hóa. Nếu việc tiêu dùng một đơn vị hàng hóa đem lại cho các chủ thể mức hữu dụng nhất định, tiêu dùng nhiều hơn một có thể đem lại cho các chủ thể đó mức hữu dụng cao hơn, thấp hơn hoặc tương đương.
Tổng hữu dụng trong tiếng Anh là gì?
Tổng hữu dụng trong tiếng Anh là Total Utility.
Đặc điểm của tổng hữu dụng:
Lợi ích hay hữu dụng (Utility) trong kinh tế là thuật ngữ phổ biến được sử dụng nhằm để đề cập đến sự hài lòng có được từ việc tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tổng hữu dụng thông thường được định nghĩa là tổng của sự hài lòng hoặc hạnh phúc có thể định lượng được từ việc tiêu thụ nhiều đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể.
Hữu dụng và tổng hữu dụng là hai thuật ngữ được sử dụng trong phân tích kinh tế về hành vi của người tiêu dùng trong một thị trường.
Các chủ thể là các nhà kinh tế tìm cách định lượng tổng hữu dụng bằng cách sử dụng các tính toán đặc biệt. Các chủ thể là các nhà kinh tế cũng nghiên cứu một số số liệu kinh tế trong mối liên quan với tổng hữu dụng khi nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng phù hợp với cung và cầu.
Trong kinh tế học, các nhà kinh tế thường xem những thay đổi trong hành vi tiêu dùng bằng cách phân tích hữu dụng biên tăng hay giảm.
Trong trường hợp tổng hữu dụng, cận biên đề cập đến mức độ tăng hoặc giảm của lợi ích thu được nếu tăng thêm một đơn vị tiêu thụ.
Tổng hữu dụng thông thường sẽ được nghiên cứu cùng với lí thuyết lựa chọn duy lí (Rational choice theory) và Qui luật lợi ích cận biên giảm dần (Law of Diminishing Marginal Utility).
Lí thuyết người tiêu dùng và lí thuyết nhu cầu được nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hành động của người tiêu dùng hướng tới tối đa hóa hữu dụng bằng cách cố gắng hài lòng nhất có thể theo cách hợp lí nhất.
Nhìn chung, các lí thuyết kinh tế học cổ điển cho thấy rằng đa số các chủ thể là người tiêu dùng muốn có được mức độ hữu dụng cao nhất có thể trên mỗi đơn vị cho số tiền họ bỏ ra.
Tổng hữu dụng sẽ thường được đo bằng đơn vị tương đối gọi là utils. Ví dụ cụ thể như bánh kem cung cấp một mức độ hữu dụng được xác định theo mức tiêu thụ đơn lẻ của chiếc bánh đó, trong khi một hộp đầy bánh kem sẽ có thể cung cấp tổng hữu dụng trong suốt thời gian cần thiết để nhằm tiêu thụ hoàn toàn tất cả các bánh kem ở trong hộp.
Cách tính Tổng hữu dụng:
Mỗi đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ riêng lẻ thì sẽ có hữu dụng riêng và mỗi đơn vị tiêu dùng tăng thêm sẽ có hữu dụng biên riêng. Tổng hữu dụng sẽ là tổng hữu dụng thu được từ tất cả các đơn vị được nghiên cứu cụ thể.
Đơn vị hữu dụng utils thường mang tính tương đối và được gán một giá trị cơ sở. Các chủ thể là các nhà kinh tế thường phân tích utils để có thể biết mức độ sử dụng hoặc sự hài lòng thu được từ một đơn vị tiêu thụ.
Giá trị cơ sở được gán cho mỗi đơn vị utilis là cần thiết bởi vì về mặt lí thuyết không có giá trị thực tế nào cho sự hài lòng về tính hữu dụng.
Để có thể tìm tổng hữu dụng, các nhà kinh tế sử dụng công thức tính tổng hữu dụng cơ bản như sau:
TU = U1 + MU2 + MU3 + …
Trong đó:
– TU = Tổng hữu dụng.
– U = Hữu dụng.
– MU = Hữu dụng biên.
Tổng hữu dụng sẽ bằng tổng hữu dụng thu được từ mỗi đơn vị tiêu thụ. Trong phương trình, mỗi đơn vị tiêu thụ dự kiến sẽ có ít hữu dụng hơn khi nhiều đơn vị được tiêu thụ.
Tối đa hóa tổng hữu dụng:
Lí thuyết kinh tế trên thực tế sẽ liên quan đến các hoạt động của các chủ thể là những người tiêu dùng và nó cho thấy rằng mục tiêu chính của người tiêu dùng là nhằm có thể đạt được tổng hữu dụng lớn nhất với chi phí thấp nhất. Điều này một phần là bởi vì số tiền có hạn mà một người có thể sở hữu, cũng như mong muốn đạt được sự hài lòng từ việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ càng nhiều càng tốt.
Ví dụ cụ thể như nếu một chủ thể là người tiêu dùng được cung cấp hai tùy chọn mua hàng với cùng một chi phí tài chính và không có tùy chọn nào là cần thiết hơn hoặc có chức năng hơn tùy chọn khác, thì đối tượng là người tiêu dùng đó sẽ chọn hàng hóa hoặc dịch vụ nào cung cấp nhiều hữu dụng nhất cho số tiền mà người tiêu dùng đã bỏ ra.
2. Các thuật ngữ liên quan:
Một số thuật ngữ liên quan được nhắc đến trong quá trình tìm hiểu về tổng hữu dụng bao gồm:
– Lợi ích:
Lợi ích là một thuật ngữ trong kinh tế được dùng nhằm mục đích chính là để chỉ sự hài lòng nhận được từ việc tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ. Các lí thuyết kinh tế dựa trên sự lựa chọn hợp lí thường cho rằng người tiêu dùng sẽ cố gắng tối đa hóa lợi ích của họ. Lợi ích kinh tế của hàng hóa hoặc dịch vụ rất quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, và do đó ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Trên thực tế, lợi ích của các đối tượng là người tiêu dùng là không thể đo lường và định lượng. Tuy nhiên, một số những nhà kinh tế tin rằng họ có thể gián tiếp ước tính đâu là lợi ích cho hàng hóa hoặc dịch vụ kinh tế bằng cách sử dụng các mô hình khác nhau.
– Thuyết lựa chọn duy lí:
Thuyết lựa chọn duy lí đã chỉ ra rằng các cá nhân dựa trên các cân nhắc lí trí để có thể đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ. Những quyết định này sẽ giúp cung cấp cho mọi người lợi ích hoặc sự hài lòng lớn nhất dựa trên các lựa chọn có sẵn và cũng vì lợi ích cá nhân cao nhất cho họ.
Đa số các giả định và lí thuyết học thuật chính thống đều dựa trên thuyết lựa chọn duy lí.
– Quy luật lợi ích cận biên giảm dần:
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được nghiên cứu và ra đời đã giải thích rằng, khi một người tiêu thụ một mặt hàng hoặc sản phẩm, sự hài lòng và lợi ích mà họ có được từ các sản phẩm sẽ giảm đi khi họ tiêu thụ ngày càng nhiều sản phẩm đó.
– Lí thuyết người tiêu dùng:
Lí thuyết người tiêu dùng nghiên cứu về cách mọi người quyết định về chi tiêu, dựa trên sở thích và ràng buộc ngân sách của họ. Lí thuyết người tiêu dùng là một nhánh của kinh tế vi mô, cho thấy cách các cá nhân đưa ra lựa chọn khi bị hạn chế, chẳng hạn như bởi thu nhập bản thân và giá cả của hàng hóa và dịch vụ.
Thông qua lí thuyết người tiêu dùng thì chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách thị hiếu và thu nhập của cá nhân ảnh hưởng đến đường cầu. Những lựa chọn này là một trong những yếu tố quan trọng nhất định hình nền kinh tế nói chung.
Người tiêu dùng có thể chọn các gói hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Đa phần các chủ thể đó sẽ chọn những thứ mang lại lợi ích lớn nhất hoặc tối đa độ thỏa dụng về mặt kinh tế.
– Kinh tế học cổ điển:
Kinh tế học cổ điển vốn là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ trường phái tư tưởng chủ yếu trong kinh tế học ở thế kỉ XVIII và XIX.
Các nền dân chủ tự điều chỉnh và phát triển thị trường tư bản là cơ sở cho kinh tế học cổ điển. Trước sự phát triển của kinh tế học cổ điển, đa số các nền kinh tế quốc dân đều tuân theo hệ thống chính sách quân chủ từ trên xuống dưới, chỉ huy và kiểm soát.
Nhiều chủ thể là các nhà tư tưởng cổ điển nổi tiếng nhất, bao gồm Smith và Turgot,đã phát triển lí thuyết của họ như là một sự thay thế cho các chính sách bảo hộ và chính sách lạm phát của chủ nghĩa trọng thương châu Âu. Kinh tế học cổ điển từ đó đã trở nên gắn liền với nền kinh tế và sau này là chính trị và quyền tự do.
Lí thuyết kinh tế cổ điển đã được phát triển ngay sau khi chủ nghĩa tư bản phương Tây ra đời và Cách mạng Công nghiệp. Các nhà kinh tế học cổ điển cung cấp một cách tốt nhất những nỗ lực ban đầu để giải thích hoạt động bên trong của chủ nghĩa tư bản. Các nhà kinh tế cổ điển ngay sau đó đã phát triển các lí thuyết về giá trị, giá cả, cung, cầu và phân phối.
Lí thuyết kinh tế cổ điển gần như loại bỏ tất cả sự can thiệp của chính phủ vào thị trường giao dịch và ưa thích một thị trường thả lỏng hơn.
Các nhà tư tưởng cổ điển sẽ không hoàn toàn thống nhất trong niềm tin và hiểu biết của mình về thị trường mặc dù có những đề tài chính đáng chú ý trong đa số các tài liệu cổ điển. Phần lớn sẽ ủng hộ thương mại tự do và cạnh tranh giữa các công nhân và doanh nghiệp. Các nhà kinh tế học cổ điển đều muốn chuyển đổi ra khỏi cấu trúc xã hội dựa trên giai cấp để từ đó ủng hộ chế độ nhân tài.