Để học tốt Sinh học lớp 12, các câu hỏi trắc nghiệm Sinh 12 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung Sinh học 12 với các câu hỏi & bài tập trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập để đạt điểm cao trong bài thi Sinh 12 và ôn thi THPT Quốc gia môn Sinh.
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 12 có đáp án:
Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
A. Anticodon.
B. Gen.
C. Mã di truyền.
D. Codon.
Câu 2: Gen là một đoạn của phân tử ADN
A. Mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
B. Mang thông tin di truyền của các loài.
C. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
D. Chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
Câu 3: Gen là một đoạn ADN mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm xác định là
A. Một phân tử protein
B. Một phân tử mARN
C. Một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN
D. Một phân tử protein hay 1 phân tử ARN
Câu 4: Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:
A. Guanin(G).
B. Uraxin(U).
C. Ađênin(A).
D. Timin(T).
Câu 5: ADN không được cấu tạo từ các loại nuclêôtit nào:
A. A, T, G, X.
B. G, X
C. A, U, G, X.
D. A, T
Câu 6: Timin là nucleotit cấu tạo nên phân tử nào sau đây:
A. ADN
B. mARN
C. ARN
D. Protein
Câu 7: Một đoạn gen có trình tự nuclêôtit là 3’AGXTTAGXA5’. Trình tự các nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn Gen trên là:
A. 3’TXGAATXGT5’
B. 5’AGXTTAGXA3’
C. 5’TXGAATXGT3’
D. 5’UXGAAUXGU3’
Câu 8: Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3’…AAAXAATGGGGA…5′. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5’…TTTGTTAXXXXT…3′.
B. 5’…GTTGAAAXXXXT…3′.
C. 5’…AAAGTTAXXGGT…3′.
D. 5’…GGXXAATGGGGA…3′.
Câu 9: Mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’AAAXXAGGGTGX 5’. Tỉ lệở mạch thứ 2 của gen là?
A. 14″>14
B. 1
D. 12″>12
D. 2
Câu 10: Người ta sử dụng 1 chuỗi polinucleotit có tỉ lệ (A+G)/(T+X)=4 để tổng hợp một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chuỗi polinucleotit này.Trong tổng số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp có số loại (T+X) chiếm:
A. 45″>45
B. 15″>15
C. 14″>14
D. 34″>34
Đáp án:
Chuỗi polinucleotit mạch gốc = 4
Chuỗi polinucleotit bổ sung 14″>14
→ T + X = 80%, A + G = 20%. Vậy tỷ lệ T+X chiếm 4/5
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Trên một mạch của gen có tỉ lệ A:T:X:G = 4:2:2:1. Tỉ lệ (A+T)/(X+G) của gen là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 12: Người ta sử dụng một chuỗi polinucleotit có (T+X) / (A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polinucleotit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các loại nucleotit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A+G = 20%, T+X = 80%
B. A+G = 25%, T+X = 75%
C. A+G = 80%; T+X = 20%
D. A + G =75%, T+X =25%
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc:
A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn không mã hóa axit amin.
B. Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
C. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit (intron).
D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về gen cấu trúc:
A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục.
B. Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
C. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa không liên tục.
D. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
Câu 15: Gen phân mảnh có đặc tính là:
A. Chia thành nhiều mảnh, mỗi mảnh một nơi.
B. Gồm các nuclêôtit không nối liên tục.
C. Đoạn mã hóa xen lẫn các đoạn không mã hóa.
D. Do các đoạn Okazaki gắn lại.
Đáp án:
Gen phân mảnh:gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) xen lẫn các đoạn không mã hóa axit amin (intron).
Đáp án cần chọn là: C
2. Bài tập tự luận Sinh học lớp 12 có đáp án:
Bài 1: Một quần thể đang cân bằng di truyền có số cá thể mang kiểu gen dị hợp bằng 8 lần số cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn. Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể mang gen a là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể.
– Khi quần thể cân bằng thì cấu trúc di truyền là
Số cá thể mang kiểu gen dị hợp có tỉ lệ là 2pq Aa;
Số cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn là q2 aa
– Theo bài ra ta có: 2pq = 8q2 => p = 4q.
Mà p + q = 1 nên =>
– Cấu trúc di truyền của quần thể là:
0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của cá thể mang gen a.
– Cá thể mang gen a gồm có 0,32Aa + 0,04aa = 0,36
– Cá thể không mang gen a có tỉ lệ 1 – 0,36 = 0,64.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 5 cá thể, xác suất để thu được 3 cá thể mang gen a là
Bài 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; Gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; hai cặp alen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số A = 0,6; a = 0,4 và tần số B = 0,7; b = 0,3. Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể kiểu hình thân cao, hoa đỏ. Xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể
– Cấu trúc di truyền của gen A là
(0,6)2AA + 2.(0,6).(0,4)Aa + (0,4)2aa = 1
=> 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1
– Cấu trúc di truyền của gen B là
(0,7)2BB + 2.(0,7).(0,3)Bb + (0,3)2bb = 1
=> 0,49BB + 0,42Bb + 0,09bb = 1
Bước 2: Tìm tỉ lệ của kiểu gen thuần chủng trong số các cá thể có thân cao, hoa đỏ của quần thể
– Cây thân cao, hoa đỏ có kí hiệu kiểu gen là A-B- có tỉ lệ = tích (A-) nhân với tích (B-).
Mà kiểu hình A- có tỉ lệ = 1 – aa = 1- 0,16 = 0,84.
Kiểu hình B- có tỉ lệ = 1 – bb = 1 – 0,09 = 0,91.
=> Kiểu hình thân cao, hoa đỏ (A-B-) có tỉ lệ = 0,84 x 0,91 = 0,7644.
– Cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng có kiểu gen AABB nên có tỉ lệ
= 0,36AA x 0,49BB = 0,1764.
– Trong số các cây thân cao, hoa đỏ thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
Cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ = 1 – 0,23 = 0,67.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cá thể có kiểu hình thân cao, hoa đỏ, xác suất để thu được 1 cá thể thuần chủng là .
Bài 3: Cho biết tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi trong kiểu gen có cả A và B thì có hoa đỏ; Khi chỉ có một gen trội A hoặc B thì hoa vàng; Kiểu gen đồng hợp lặn có hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,5 và tỉ lệ cây hoa trắng là 12,25%. Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây hoa vàng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định cấu trúc di truyền của quần thể đạt cân bằng di truyền.
Gọi tần số của alen b là x.
– Cây hoa trắng có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ
= 12,25% = 0,1225
Vì quần thể đang cân bằng di truyền nên kiểu gen aabb có tỉ lệ
= aa x bb
= (0,5)2.x2 = 0,25.x2 = 0,1225
Vậy tần số alen b = 0,7 => Tần số alen B = 0,3.
Cấu trúc di truyền theo gen A là:
0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.
Cấu trúc di truyền theo gen B là:
0,09BB + 0,42Bb + 0,49bb = 1.
Bước 2: Tìm tỉ lệ của loại kiểu hình hoa vàng.
Kiểu hình hoa vàng có kí hiệu là aaB- và A-bb.
– Tỉ lệ của aaB- = 0,25aa x (1 – 0,49bb) = 0,25 x 0,51 = 0,1275 .
– Tỉ lệ của A-bb = (1 – 0,25aa) x 0,49bb = 0,75 x 0,49 = 0,3675.
=> Kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ = 0,1275 + 0,3675 = 0,495.
Các cá thể không có kiểu hình hoa vàng có tỉ lệ
= 1 – 0,495 = 0,505.
Bước 3: Sử dụng toán tổ hợp để tính xác suất
Lấy ngẫu nhiên 3 cây trong quần thể, xác suất để thu được 2 cây hoa vàng
3. Mẹo học tốt môn sinh học lớp 12:
– Hiểu cơ bản: Đầu tiên, hiểu cơ bản về các khái niệm quan trọng như tế bào, di truyền, sinh thái học, và sự hoạt động của các hệ cơ thể.
– Sử dụng nguồn tài liệu đa dạng: Tìm sách, bài giảng, video, và các nguồn tài liệu khác để hiểu rõ ràng hơn về các chủ đề cụ thể.
– Ghi chép và tổ chức: Ghi chép lại thông tin theo cách mà bạn hiểu được. Sử dụng sơ đồ, bảng, hoặc flashcards để tổ chức kiến thức.
– Thực hành: Thực hành làm các bài tập, giải các bài toán và làm thí nghiệm để áp dụng kiến thức đã học.
– Hợp tác: Học nhóm hoặc thảo luận với người khác có thể giúp bạn hiểu sâu hơn thông qua việc giải thích và chia sẻ kiến thức.
– Sử dụng ứng dụng công nghệ: Có nhiều ứng dụng và trang web hỗ trợ việc học Sinh học bằng cách cung cấp các bài giảng, hình ảnh, và câu hỏi ôn tập.
– Lập kế hoạch học: Xác định thời gian học hợp lý cho mỗi phần kiến thức và lập kế hoạch học tập cụ thể để bạn có thể ôn tập và hiểu sâu hơn.
– Hỏi và trả lời: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại hỏi giáo viên hoặc bạn bè. Việc trả lời câu hỏi cũng giúp củng cố kiến thức của bạn.
– Làm các bài kiểm tra thực tế: Thử làm các bài kiểm tra thực tế để kiểm tra hiệu quả học tập của bạn và xác định những phần kiến thức còn chưa hiểu rõ.
– Tự đánh giá và điều chỉnh: Đánh giá định kỳ việc tiến triển của bạn và điều chỉnh phương pháp học tập nếu cần thiết