Câu chuyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện cảm động về tình cha con bị chia cắt bởi chiến tranh ác liệt. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những bài tóm tắt tác phẩm Chiếc lược ngà ngắn gọn và hay nhất cho các bạn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà:
- 2 2. Mẫu tóm tắt số 1 bài Chiếc lược ngà hay nhất:
- 3 3. Mẫu tóm tắt số 2 bài Chiếc lược ngà ngắn ngọn nhất:
- 4 4. Mẫu tóm tắt số 3 bài Chiếc lược ngà tốt nhất:
- 5 5. Mẫu tóm tắt số 4 bài Chiếc lược ngà chất lượng nhất:
- 6 6. Mẫu tóm tắt số 5 bài Chiếc lược ngà 10 điểm:
- 7 7. Mẫu bài văn số 6 bài Chiếc lược ngà ý nghĩa nhất:
1. Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà:
Chiếc lược ngà là một câu chuyện cảm động nói về tình cha con trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt đầy đau thương. Nhan đề truyện ngắn này đã để lại nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn. Đối với nhân vật bé thu trong truyện, chiếc lược ngà là kỉ vật đầu tiên và cũng là kỉ vật duy nhất của người cha đã để lại. Đối với anh Sáu, nó là món quà mà anh đã hứa với con gái mình, là thứ giúp anh vơi đi nỗi ân hận vì đã đánh con. Chiếc lược ấy được làm nên bởi nỗi nhớ cùng tình yêu con tha thiết. Nó là cầu nối tình cảm giữa anh Sáu và bé thu. Như vậy, với việc sử dụng nhan đề là một chi tiết nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm, nhà văn
2. Mẫu tóm tắt số 1 bài Chiếc lược ngà hay nhất:
“Chiếc lược ngà” Nguyễn Quang Sáng là tác phẩm truyện ngắn viết trong thời gian chống Mỹ về câu chuyện tình cha con rất cảm động để lại những ấn tượng đậm nét trong lòng độc giả. Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là anh Sáu (người lính cụ Hồ) và bé Thu, đứa con gái bé bỏng của anh. Anh Sáu phải xa nhà đi kháng chiến lúc đứa con chưa đầy một tuổi, tám năm sau mới có dịp về thăm nhà. Tâm trạng anh háo hức khi luôn mong ước được gặp đứa con gái thân yêu. Nhưng khi thấy anh, bé Thu đã không nhận ra cha, vì vết sẹo trên mặt làm anh không giống với người cha trong bức ảnh. Do vậy, bé Thu đối xử với anh như người xa lạ khiến cho anh Sáu rất buồn.
Sau khi nghe bà giải thích nguyên nhân vết thẹo, bé Thu hiểu và chịu nhận cha. Vào thời khắc tình cha con đoàn tụ thì cũng là lúc anh phải lên đường trở lại đơn vị. Giây phút cuối cùng của buổi chia ly, bé dặn khi nào ba về sẽ mua cho em một chiếc lược.
Ở căn cứ, anh Sáu cố công tìm được một khúc ngà, rồi tỉ mỉ làm chiếc lược ngà cho con gái. Và tẩn mẩn khắc lên đó dòng chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nhưng không may, anh đã hi sinh mà không tự tay thực hiện được lời hứa với con giá, anh Sáu đã trao lại chiếc lược ngà cho người bạn và nhờ ông trao tận tay cho con gái của mình.
3. Mẫu tóm tắt số 2 bài Chiếc lược ngà ngắn ngọn nhất:
Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng thể hiện câu chuyện tình cha con sâu nặng và thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Trong giây phút gặp con, ông Sáu hồi hộp, xúc động, tuy nhiên, Bé Thu – con giá của ông lại không nhận cha vì vết thẹo trên mặt làm ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết.
Trong suốt khoản thời gian được nghỉ, ông Sáu không đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con, ông mong được nghe tiếng “ba” nhưng bé Thu cứ xa lánh, lạnh lùng và kiên quyết không gọi ba, khiến ông Sáu hụt hẫng và đau đớn.
Sau khi bị ba đánh, bé Thu chạy sang nhà bà ngoại và được bà ôn tồn an ủi và giải thích về vết thẹo trên mặt ông. Sáng hôm sau, trước khi lên đường, bé Thu đã trở lại nhà và nhận ba trong tiếng khóc nghẹn nào. Bé Thu ôm chặt lấy cổ ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba. Bé Thu không cho ba đi và bảo ba hứa tặng cho em một cây lược.
Khi trở lại chiến khu, ân hận vì đã đánh con, ông dồn hết tình yêu thương của mình để làm một chiếc lược ngà tặng con. Ông Sáu thận trọng, tỉ mỉ để làm chiếc lược và không quên khắc lên đó dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Lúc nào nhớ con gái, ông lại lấy nó ngắm rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Thật không may mắn, trong một lần làm nhiệm vụ, ông Sáu đã bị thương nặng. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp lấy cây lược đưa cho ông Ba nhờ người bạn gửi về tận tay cho con gái.
4. Mẫu tóm tắt số 3 bài Chiếc lược ngà tốt nhất:
Truyện kể về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh miền Nam. Ông Sáu là một chiến sĩ trên chiến trường, suốt 8 năm ròng ông chưa từng một lần được gặp mặt đứa con gái yêu quý của mình và bé Thu cũng chỉ được nhìn cha qua những bức ảnh của má. Ông Sáu có dịp trở lại thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép. Tuy nhiên, con bé không nhận ra cha vì vết sẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong bức ảnh chụp chung. Trong những ngày ở nhà, ông cố xích lại gần, bé Thu càng lùi xa. Ông càng mong nghe được tiếng ba, bé Thu cố tình trốn tránh, khiến cho ông rất buồn. Trong bữa cơm, hành động hất cái trứng cá của bé Thu đã khiến ông Sáu thực sự thấy đau lòng và giơ tay đánh con bé. May thay, vào ngày cuối em đã nhận ra cha, bé Thu đã chạy đến ôm hôn cha cùng giọt nước mắt vô cùng ân hận chảy đầm đìa trên má, càng khiến cho ông Sáu không kìm nén được cảm xúc vào lúc chia xa. Vào khu căn cứ, ông thương nhớ con gái vô cùng, phần vì cảm thấy ân hận khi đã đánh con. Tình yêu thương con đã khiến ông tự tay làm một chiếc lược bằng ngà voi để thực hiện lời hứa với đứa con gái. Nhưng trong một lần làm nhiệm vụ, ông không may mắn bị thương nặng, trước khi nhắm mắt, ông đã dồn hết tất cả tàn lực còn lại của mình trao cây lược cho một người bạn là ông Ba và nhờ chuyển đến tận tay cho con giá của ông.
5. Mẫu tóm tắt số 4 bài Chiếc lược ngà chất lượng nhất:
Truyện kể về câu chuyện tình cha con của anh Sáu – một cán bộ kháng chiến. Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến khi bé Thu, đứa con gái anh, chưa đầy một tuổi. Tám năm sau, anh mới có dịp trở về thăm nhà. Tuy nhiên, đứa con gái bé bỏng của anh lại không nhận ra cha. Nó thấy vết sẹo trên mặt anh khiến anh không giống với người ba trong bức ảnh chụp chung với má. Điều này, khiến anh Sáu buồn và hụt hẫng vô cùng, anh luôn khao khát một tiếng gọi ba từ đứa nhỏ, càng mong muốn được gần gũi con gái. Một lần, trong một bữa anh, khi anh gắp miếng trứng cho con bé, nó đã giãy nảy gạt đi, khiến anh tức giận và giơ tay đáng con gái.
Sau đó, bé Thu giận dỗi bỏ về bà ngoại, bé được nghe bà kể về vết sẹo trên mặt ba. Vào buổi sáng trước khi anh đi lên đường trở lại quân ngũ, đứa con gái đã chạy đến và ôm hôn anh. Dù rất yêu con nhưng vì nhiệm vụ chiến đấu, anh Sáu phải lên đường và hứa khi trở về sẽ tặng con một chiếc lược. Trên chiến khu, anh Sáu ngày đêm mong nhớ con, anh dành hết tình yêu con vào việc làm chiếc lược. Do vậy, trước lúc ra đi, anh kịp gửi lại chiếc lược cho người đồng đội và nhờ trao lại cho con bé.
6. Mẫu tóm tắt số 5 bài Chiếc lược ngà 10 điểm:
Tác phẩm Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cha con của ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến đã lâu từ khi đứa con gái chưa tròn 1 tuổi. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp nghỉ phép để về thăm nhà, thăm con. Vừa về nơi, ông đã nhận ra con nhưng Bé Thu không nhận ba vì sẹo trên mặt làm ông Sáu không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Bé Thu đã đối xử với cha như người xa lạ. Ông Sáu vô cùng buồn rầu, đau khổ những vẫn tìm mọi cách săn sóc con gái.
Đến lúc Thu nhận ra ba, tình ba con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải trở lại làm nhiệm vụ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi tặng con gái. Trong một trận càn quét ác liệt, ông đã hi sinh. Vào trước khi nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn. bé Thu lớn lên trở thành một cô giao liên dũng cảm và xinh đẹp. Và trong một chuyến công tác, người bạn năm xưa của ông Sáu đã gặp được Thu và trao cho cô chiếc lược ngà mà cha cô đã gửi.
7. Mẫu bài văn số 6 bài Chiếc lược ngà ý nghĩa nhất:
Câu chuyện kể về ông Sáu – một người đồng chí của nhân vật tôi. Lúc ông đi kháng chiến, con gái ông, bé Thu chưa đầy một tuổi. Nhưng khi trở về trong những ngày nghỉ phép, con bé đã tám tuổi. Và cũng là lần đầu tiên ông có cơ hội được gặp đứa con gái. Trên suốt cả quãng đường trở về, ông náo nức mong đợi, nhưng trái ngược với hành động của ông, bé Thu sợ hãi và né tránh. Con bé kiên quyết không gọi ông Sáu là ba, mặc cho mẹ nó dụ dỗ hay người ta dỗ dành nó thế nào.
Trong suốt ba ngày nghỉ phép, ông Sáu không đi đâu cả, chỉ luẩn quẩn ở bên cạnh con, mong được tiếng gọi “cha” từ đứa nhỏ, nhưng con bé không chịu. Trong bữa cơm, ông Sáu gắp cho bé Thu một cái trứng cá nhưng con bé hất tung lên khiến cơm vương vãi khắp cả mâm. Giận quá, ông Sáu đã đánh con. Bé Thu giận dỗi bỏ về bà ngoại. Tối hôm ấy, bà gặng hỏi mãi mới biết Thu không nhận ba vì vết thẹo dài trên mặt ông Sáu. Bà ngoại giải thích cho Thu về nguồn gốc của vết thẹo ấy. Sáng hôm sau, ông Sáu và bác Ba (nhân vật tôi) phải lên đường để trở về đơn vị. Bé Thu cuối cùng cũng chịu cất “ba” và âu yếm không cho ông Sáu đi. Bà con hàng xóm chứng kiến cảnh ấy không ai cầm được nước mắt. Mọi người dỗ dành, an ủi, nên bé Thu đồng ý với lời hứa sẽ ba về sẽ tặng nó một cây lược ngà.
Trở lại chiến trường, ông Sáu tỉ mẩn làm chiếc lược ngà cho con. Lược đã làm xong, càng ngắm nó ông lại càng nhớ nhung và mong ngóng được gặp con. Tuy nhiên, trong một trận càn quét lớn của địch, ông Sáu đã hi sinh. Ông trao lại cây lược cho bác Ba, và mong ông sẽ đưa tận tay bé Thu cây lược ông Sáu mới yên lòng nhắm mắt.