Tăng trưởng kinh tế là quá trình mỗi quốc gia đều hướng tới cho sự phát triển của đất nước mình. Tăng trưởng kinh tế là quá trình gia tăng các yếu tố về kinh tế như sản hẩm quốc nội hay quốc dân. Vậy để có thể hiểu rõ hơn về Tốc độ tăng tưởng kinh tế là gì? Ví dụ về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Mục lục bài viết
1. Tốc độ tăng tưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân hay với những quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình đó là sự tích lũy tài sản cụ thể như vốn, lao động và đất đai và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn.
Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hiện nay gồm có bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ theo đó phát triển 04 nguồn này sẽ giúp cho đất nước có sự tăng trưởng vượt trội hơn.
2. Ví dụ về tăng trưởng kinh tế:
Ví dụ về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 10 năm trở lại đây: Cụ thể đó là việc đối mặt với một năm đầy biến động bởi dịch bệnh hoành hành và chính trị thế giới bất ổn và với tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 2,91% (tăng). Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy con số này là khá thấp so với những năm trở lại đây.
3. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế:
3.1. Tổng sản phẩm quốc nội:
Tổng sản phẩm quốc nội (tiếng anh Gross Domestic Products, viết tắt GDP) là tổng giá trị bằng tiền của tất cả sản phẩm, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nước, trong một thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là, GDP có thể bao gồm cả các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bởi công dân nước ngoài (không phải công dân Việt Nam), miễn là được sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam.
3.2. Tổng sản phẩm quốc dân:
Tổng sản phẩm quốc dân Gross National Products, viết tắt GNP là tổng giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định. Như vậy, ta thấy khác với GDP thì GNP lại bao gồm các sản phẩm, dịch vụ được sản xuất chỉ bởi công dân Việt Nam (bất kể họ đang sinh sống trên lãnh thổ nước khác).
4. Mục tiêu của tăng trưởng kinh tế là gì?
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế bao gồm: tăng năng xuất lao động, nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần cho người dân, khả năng phát triển ở nước ngoài, sự bình ổn chi phí và giá cả. Vai trò của tăng trưởng kinh tế hết sức quan trọng vì nó giúp cải thiện đời sống của người dân, khích lệ áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra tính năng động về mặt kinh tế xã hội.
Đối với chính phủ
Đối với chính phủ tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu để chính phủ đánh giá kế hoạch điều hành, quản lý nền kinh tế có đạt được hiệu quả mong muốn hay chưa. Nhờ đó mà chính phủ có các chính sách an cư xã hội, tăng phúc lợi và củng cố chính trị, an ninh quốc phòng bên cạnh những biện pháp điều hành kinh tế trong năm tới.
Đối với các nhà kinh tế học và các doanh nghiệp
Đối với các nhà kinh tế học và các doanh nghiệp, xem xét tốc độ tăng trưởng kinh tế giúp nắm bắt mức sống dân cư cũng như mức thu nhập bình quân đầu người để có những bước đi kinh doanh trong tương lai. Tuy nhiên, ở một số quốc gia có sự phân hóa sâu sắc về độ giàu – nghèo thì tuy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế là tăng hay thu nhập bình quân trên đầu người cao hơn nhưng sự thật là nhiều người vẫn có chất lượng sống vô cùng thấp.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện trong các mô hình lý thuyết về tăng trưởng, khác nhau theo các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học đều thừa nhận rằng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chính là lao động, vốn, tài nguyên (đất đai), tri thức, công nghệ và kỹ năng của người lao động. Tuy nhiên trong một thời gian dài, vốn được xem là nhân tố thiết yếu đầu tiên đảm bảo tăng trưởng. Theo đó, các nước nghèo rất khó thoát ra khỏi “vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo”: Thu nhập thấp => Tiết kiệm thấp => Đầu tư thấp => Tăng trưởng thấp => Thu nhập thấp.
Mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển, các học giả đều đồng ý rằng lao động và vốn là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế được thể hiện chủ yếu thông qua hai lý thuyết về tăng trưởng kinh tế nổi tiếng của Adam Smith và D. Ricardo.
Adam Smith (1723-1790) cho rằng: nguồn gốc của sự tăng trưởng phát sinh từ năm nhân tố: sức lao động, tiền vốn, đất đai, tiến bộ kỹ thuật và môi trường chế độ kinh tế xã hội. Được biểu diễn theo hàm sau:
Y = f (L, K, R, T, U)
Trong đó:
Y: Sản lượng của nền kinh tế
L: Sức lao động
K: Tiền vốn hay tư bản
R: Đất đai
T: Tiến bộ kỹ thuật
U: Môi trường kinh tế – Xã hội
Theo đó về công nghệ kỹ thuật thì hiện nay yếu tố công nghệ kỹ thuật cần được hiểu đầy đủ theo hai dạng:
Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật.
Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
Như vậy có thể thấy suốt lịch sử loài người, chúng ta thấy sự tăng trưởng kinh tế rõ ràng không là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn.
Về đặc điểm văn hoá – xã hội thì đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình phát triển của đất nước. Nhân tố văn hoá xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích luỹ tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học, công nghệ, văn học , lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán…Trình độ văn hoá cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao của mỗi quốc gia.Để tạo dựng quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững thì đầu tư cho sự nghiệp phát triển văn hoá phải được coi là những đầu tư cần thiết và đi trước một bước so với đầu tư sản xuất
Về nhân tố thể chế chính trị – kinh tế – xã hội thì các nhân tố này tác động đến quá trình phát triển đất nước theo khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu tư. Thể chế được biểu hiện như một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng nhằm điều chỉnh các mới quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi ích của cộng đồng đặt ra. Thể chế được thể hiện thông qua các dự kiến mục tiêu phát triển, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống luật pháp, các chế độ chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện.
Trong các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế đó, ông cho rằng Lao động (L) là nhân tố tăng trưởng quan trọng cụ thể với sự cải tiến lớn nhất về mặt năng suất lao động và phần lớn kĩ năng, sự khéo léo và óc phán đoán đúng đắn có được hình như là nhờ vào sự phân công lao động. Nhưng các nhân tố đóng vai trò quan trọng hơn là nhân tố tư bản hay là vốn (K). Như chung ta đã biết thì muốn tăng của cải của dân tộc, phải tăng số lao động sản xuất mà muốn tăng số lao động sản xuất thì trước hết phải tăng tư bản tích lũy và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tăng tư bản đầu tư vào máy móc, công cụ mới hoặc cải tiến chúng để tạo thuận lợi cho lao động. Vai trò của nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế theo ông là nên để nền kinh tế tự vận hành theo cơ chế thị trường theo đó thì dầu nhờn của lợi ích cá nhân sẽ làm cho bánh xe kinh tế hoạt động một cách gần như thần kỳ”.