Toàn cầu hóa đạt đỉnh về bản chất là quan điểm lí thuyết mà tại đó xu hướng các nền kinh tế trên thế giới đã hội nhập sẽ bị đảo chiều hoặc dừng lại. Khái niệm toàn cầu hóa đạt đỉnh hẳn còn xa lạ đối với nhiều người. Toàn cầu hóa đạt đỉnh là gì? Đặc điểm, Toàn cầu hóa và việc làm toàn cầu
Mục lục bài viết
1. Toàn cầu hóa:
1.1. Khái quát về toàn cầu hoá:
Khái niệm toàn cầu hoá:
Toàn cầu hóa về bản chất được hiểu là sự lan truyền của các sản phẩm, công nghệ, thông tin, việc làm xuyên biên giới và văn hóa quốc gia. Về mặt kinh tế, hiện tượng này mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên toàn cầu được thúc đẩy thông qua thương mại tự do.
Ta nhận thấy, toàn cầu hóa cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau vì khái niệm này tương đối lớn. Ở mỗi một giai đoạn và thời kì chúng lại có sự chuyển dịch thay đổi để phù hợp với tình hình chung của thế giới. Do đó ta nên hiểu chung toàn cầu hóa là sự kết nối giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Về mặt tích cực, toàn cầu hóa được sử dụng để có thể nâng cao mức sống ở các nước nghèo và kém phát triển bằng cách tạo ra cơ hội việc làm, hiện đại hóa và cải thiện khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ. Mặt khác, toàn cầu hóa có thể lấy đi cơ hội việc làm ở các nước phát triển có mức lương cao hơn khi việc sản xuất hàng hóa di chuyển qua các nước khác.
Động cơ toàn cầu hóa là lí tưởng và chủ nghĩa cơ hội, nhưng sự phát triển của một thị trường tự do toàn cầu đã mang lại lợi ích cho các tập đoàn lớn ở phương Tây. Tác động của toàn cầu hóa có cả xấu lẫn tốt đối với công nhân, văn hóa và các doanh nghiệp nhỏ, trong cả các quốc gia phát triển và mới nổi.
Toàn cầu hóa trong tiếng Anh là gì?
Toàn cầu hóa trong tiếng Anh là Globalization.
Các đặc điểm của toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa được hiểu là một hiện tượng kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị và pháp lí.
– Về mặt kinh tế: cho phép các tập đoàn tận dụng lợi thế so sánh, giảm chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu, có thêm nhiều khách hàng
– Về mặt xã hội: dẫn đến sự tương tác lớn hơn giữa dân cư ở các vùng khác nhau
– Về mặt văn hóa: đại diện cho sự trao đổi ý tưởng, giá trị và biểu hiện nghệ thuật giữa các nền văn hóa và cũng đại diện cho một xu hướng phát triển văn hóa thế giới duy nhất.
– Về mặt chính trị: tạo sự chú ý cho các tổ chức liên chính phủ như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới
– Về mặt pháp lí: thay đổi cách thức luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi.
Việc đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa hiện đại hóa cho phép các quốc gia có cơ hội phát triển đất nước và con người. Từ đó tạo ra những giá trị cuộc sống mới. Thay đổi đời sống nhận thức cũng như tưởng tượng của công dân nước mình theo chiều hướng hiện đại.
Toàn cầu hóa mang đến sự công bằng trong cạnh tranh xã hội, đời sống con người ngày càng được cải thiện rõ rệt. Quyền sống và quyền con người được ưu tiên hàng đầu.
Các sáng kiến mới cho đời sống xã hội và kinh tế được mở rộng. Tạo môi trường phát triển cho tri thức nhân loại. Là sự kết nối bền vững từ bên trong mỗi công dân chưa không đơn thuần là những vỏ bọc bên ngoài.
1.2. Ưu nhược điểm của toàn cầu hoá:
Ưu điểm của toàn cầu hóa:
Những chủ thể ủng hộ tin rằng toàn cầu hóa cho phép các nước đang phát triển bắt kịp các quốc gia công nghiệp thông qua việc tăng cường sản xuất, đa dạng hóa, mở rộng kinh tế và cải thiện mức sống.
Hoạt động thuê ngoài của các công ty mang lại việc làm và công nghệ cho các nước đang phát triển. Các sáng kiến thương mại làm tăng giao dịch xuyên biên giới bằng cách loại bỏ các ràng buộc liên quan đến nguồn cung và buôn bán.
Toàn cầu hóa đã góp phần quan trọng giúp nâng cao công bằng xã hội trên phạm vi quốc tế, và những người ủng hộ tin rằng toàn cầu hóa đã thu hút sự chú ý vào quyền con người trên toàn thế giới.
Nhược điểm của toàn cầu hóa:
Suy thoái kinh tế ở một quốc gia có thể tạo ra hiệu ứng domino cho các đối tác thương mại.
Những người khi phản đối toàn cầu hóa đều cùng cho rằng toàn cầu hóa đã tạo ra sự tập trung của cải và quyền lực vào tay các tập đoàn lớn, có thể hủy diệt các đối thủ nhỏ hơn trên toàn cầu.
Toàn cầu hóa cũng đã tăng sự đồng nhất hóa. Quy mô và sức ảnh hưởng của Mỹ khiến cho việc trao đổi văn hóa giữa các quốc gia chủ yếu chỉ mang tính một chiều.
2. Toàn cầu hóa đạt đỉnh:
2.1. Toàn cầu hóa đạt đỉnh:
Khái niệm toàn cầu hóa đạt đỉnh:
Toàn cầu hóa đạt đỉnh là quan điểm lí thuyết mà tại đó xu hướng các nền kinh tế trên thế giới đã hội nhập sẽ bị đảo chiều hoặc dừng lại.
Toàn cầu hóa đạt đỉnh là một khái niệm tương tự như dầu đạt đỉnh (Peak oil), được hiểu là điểm mà sản lượng dầu toàn cầu bước vào giai đoạn suy giảm vĩnh viễn.
Không giống như dầu mỏ, toàn cầu hóa là một xu hướng kinh tế hơn là một loại hàng hóa, do đó không có giới hạn đối với toàn cầu hóa.
Thay vào đó, toàn cầu hóa đạt đỉnh được gây ra bởi tập hợp các yếu tố cụ thể như đẩy lùi mất việc làm do giảm xuất khẩu, gia tăng chủ nghĩa dân tộc hoặc sự bất bình chung đối với các hoạt động thương mại không công bằng như bán phá giá và thao túng tiền tệ.
Toàn cầu hóa đạt đỉnh trong tiếng Anh là gì?
Toàn cầu hóa đạt đỉnh trong tiếng Anh là Peak Globalization.
Đặc điểm của Toàn cầu hóa đạt đỉnh:
Toàn cầu hóa đạt đỉnh từ lâu đã là một chủ đề thảo luận phổ biến kể từ Brexit và các thách thức gia tăng phải đối mặt với các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương.
Tuy hiện nay toàn cầu hóa có tác động tích cực ròng đối với dân số, nhưng nhìn chung, sự phân phối lợi nhuận không đồng đều đã tạo ra sự phẫn nộ.
Ví dụ cụ thể như một chiếc quần bò có giá $20 tại một cửa hàng địa phương có thể là một sự thất vọng của một cá nhân đã bị sa thải khỏi một nhà máy dệt trong nước do cạnh tranh quốc tế.
Xu hướng của các công ty sản xuất để chuyển hoạt động sang các khu vực có lao động rẻ hơn đã gây bất lợi cho nhiều người dân trên nhiều địa bàn dân cư trên thế giới..
2.2. Toàn cầu hóa và việc làm toàn cầu:
Offshore trong một thế giới toàn cầu hóa đã tạo ra căng thẳng xung quanh vấn đề nhập cư. Cụ thể: Thuật ngữ Offshore còn được gọi là hoạt động ra nước ngoài. Thuật ngữ Offshore được dùng để chỉ các ngân hàng, các tập đoàn, các khoản đầu tư và các khoản tiền gửi ra nước ngoài một cách hợp pháp nhằm mục đích hưởng các chính sách ưu ái hơn. Một công ty Offshore có thể hoạt động ra khỏi biên giới một cách hợp pháp cho mục đích tránh thuế hoặc để hưởng các qui định thoải mái hơn so với trong nước sở tại. Các tổ chức tài chính Offshore có thể được dùng cho các mục đích bất hợp pháp như rửa tiền và trốn thuế.
Năm 2016, Donald Trump đã trở thành ứng cử viên tổng thống Mỹ cho Đảng Cộng hòa một phần nhờ vào cách tuyên bố rằng các thỏa thuận thương mại là không công bằng và nó đang phá hủy các việc làm và vấn đề nhập cư bất lợi cho Mỹ.
Thành công của Donald Trump, trong việc đắc cử, bên cạnh Brexit và các phong trào dân tộc khác, tin rằng toàn cầu hóa đã đạt đỉnh và xu hướng thương mại tự do sẽ sớm bị đảo chiều.
Thương mại quốc tế là một chủ đề phổ biến giữa các chính trị gia khi ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong thị trường lao động toàn cầu.
Theo quan điểm của các chủ thể là các nhà đầu tư, một công ty sẽ tìm kiếm những cách thức hiệu quả nhất để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ. Điều này cũng đã dần dần đòi hỏi phải di chuyển sản xuất và dịch vụ đến các khu vực có lao động giá rẻ.
Theo quan điểm của chính trị gia, nếu việc làm di chuyển ra khỏi một địa điểm, hay dịch chuyển ra quốc gia khác, thì dân chúng sẽ thấy bất bình.
Khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ, việc làm trong khu vực vẫn được ổn định vì cơ hội được tạo ra ngay cả khi những công việc khác dịch chuyển ra khỏi khu vực đó.
Sự chuyển động của hàng hóa vật chất có thể chậm lại, nếu không suy giảm, vì công nghệ mới và chuỗi cung ứng toàn cầu đang cho phép sản xuất hàng hóa tại chính nơi tiêu dùng.
Tuy nhiên, sự di chuyển của con người, thông tin và dữ liệu trên toàn thế giới đang ngày càng tăng và dự kiến sự di chuyển của con người, thông tin và dữ liệu trên toàn thế giới cũng sẽ không chậm đi trong tương lai gần.