Thị trường chứng khoán có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia. Thị trường chứng khoán được hiểu là một thị trường mà ở đó người ta thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích chính đó là kiếm lời. Vậy tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán là gì? Các loại tổ chức trung gian nào?
Mục lục bài viết
1. Tổ chức trung giam trên thị trường chứng khoán là gì?
Ta hiểu về thị trường chứng khoán như sau:
Thị trường chứng khoán được hiểu là nơi diễn ra các giao dịch mua bán trao đổi các loại chứng khoán Các quan hệ mua bán trao đổi này làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây là quá trình vận động của tư bản chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.
Thị trường chứng khoán cũng không giống với các thị trường các hàng hóa thông thường khác bởi vì hàng hóa của thị trường chứng khoán sẽ là loại hàng hóa có tính chất đặc biệt, đó chính là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hóa này hiện nay thực chất cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, ta nhận thấy rằng, thông qua đó, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán đó chính là loại thị trường nhằm để thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư nào đó, giá cả của chứng khoán cũng sẽ chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán được hiểu cơ bản là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Đặc điểm của thị trường chứng khoán:
– Thị trường chứng khoán được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp và các chủ thể là những người cần vốn, những người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia vào thị trường và giữa các chủ thể này cũng không có trung gian tài chính.
– Đặc điểm của thị trường chứng khoán cơ bản đó chính là một thị trường liên tục. Sau khi các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Chứng khoán đó cũng sẽ có thể được mua đi bán lại nhiều lần ở thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán ra đời cũng đảm bảo cho các chủ thể là các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào mà họ muốn.
– Thị trường chứng khoán là một thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều có quyền được tự do tham gia vào thị trường. Không hề có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán. Giá cả được nêu ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung và cầu giữa các chủ thể là những người bán, người mua.
– Đặc điểm giao dịch công khai giúp cho thị trường chứng khoán duy trì tính minh bạch trong giao dịch tài chính. Bởi vì tính minh bạch nên những chủ thể là người tham gia đều nắm được thông tin về giá cả cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Và những người tham gia này cũng có thể truy cập vào những thông tin tương tự giúp cho các chủ thể đó có thể giao dịch tự do, hiệu quả.
– Khả năng thanh khoản là một trong những đặc điểm của thị trường chứng khoán và đặc điểm này đã góp phần quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với các chủ thể là những nhà đầu tư. Việc kinh doanh tự do và minh bạch diễn ra trên thị trường chứng khoán dựa trên nguồn cung và cầu. Bằng cách này, thì các chủ thể là những nhà đầu tư có thể chuyển đổi những cổ phần các chủ thể đó sở hữu thành tiền mặt, cũng như các loại chứng khoán khác khi các chủ thể muốn thông qua cơ chế định giá đang được hoạt động.
3. Chức năng của thị trường chứng khoán:
– Thị trường chứng khoán giúp huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.
– Thị trường chứng khoán giúp cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng.
– Thị trường chứng khoán giúp tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán.
– Thị trường chứng khoán giúp đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
– Thị trường chứng khoán giúp tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Lợi ích của thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán có những lợi ích to lớn đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng như các chủ thể là những nhà đầu tư chứng khoán, cụ thể như sau:
– Lợi ích của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế:
Chứng khoán và thị trường chứng khoán được đánh giá là thước đo sức mạnh của nền kinh tế. Thông qua các chỉ số đo lường thị trường hay giá cổ phiếu của các công ty, từ đó thể hiện liệu nền kinh tế đang trong giai đoạn tốt hay không.
Những công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán thường sẽ phải công khai minh bạch tình hình sản xuất kinh doanh, công bố thông tin định kỳ… Vì vậy, thông qua đó nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận xét được công ty nào hoạt động hiệu quả, công ty nào hoạt động thua lỗ. Từ đó, tiền sẽ được đầu tư vào các công ty đang phát triển và giúp nó mở rộng hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.
– Lợi ích của thị trường chứng khoán đối với các doanh nghiệp:
Để nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp có thể huy động được các nguồn vốn dài hạn bên cạnh việc đi vay ngân hàng, các công ty có thể thực hiện huy động thông qua hình thức phát hành các chứng khoán. Đây chính là một kênh mang lại nguồn vốn dồi dào từ công chúng và có ý nghĩa quan trọng giúp các công ty phát triển kinh doanh.
– Lợi ích của thị trường chứng khoán đối với Nhà đầu tư:
Thị trường chứng khoán thường có xu hướng tăng vì vậy đây nơi rất có tiềm năng để đầu tư. Các chủ thể là những nhà đầu tư sẽ có thể hưởng lợi nhuận từ việc nhận cổ tức hoặc tham gia vào các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, việc các nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường thường có rủi ro cũng chính vì vậy bắt buộc nhà đầu tư phải có cách quản lý chặt chẽ, tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia các sàn giao dịch chứng khoán.
4. Tìm hiểu về tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán:
Khái niệm tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán:
Như đã phân tích cụ thể ở trên thì thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán chứng khoán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi các chủ thể là những người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, ta nhận thấy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.
Tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán được hiểu là những tổ chức không trực tiếp tiến hành đầu tư chứng khoán giống như một nhà đầu tư đơn thuần, không có vai trò giám sát hoạt động của thị trường.
Tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán sẽ có chức năng trung gian, môi giới, hỗ trợ thực hiện các giao dịch chứng khoán, quản lí và giám sát các khoản đầu tư để nhằm mục đích giúp giảm thiểu rủi ro, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch và bảo đảm an toàn pháp lí cho hoạt động đầu tư chứng khoán của các chủ thể là các nhà đầu tư và cho toàn thị trường.
Tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán trong tiếng Anh được gọi là gì?
Tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán trong tiếng Anh được gọi là Intermediaries In Stock Market.
5. Các loại tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán:
Trên thị trường chứng khoán, người ta thường biết đến các loại hình tổ chức trung gian điển hình cụ thể sau đây:
– Công ty chứng khoán: Là các đơn vị trung gian môi giới mua, bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành.
Nghiệp vụ của công ty chứng khoán bao gồm: Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư chứng khoán. Ngoài ra công ty chứng khoán còn được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng.
– Công ty quản lí quy đầu tư chứng khoán: Đây được hiểu là đơn vị được thành lập để quản lí các quỹ đầu tư chứng khoán và quản lí danh mục đầu tư chứng khoán.
Nghiệp vụ của công ty quản lí quy đầu tư chứng khoán bao gồm: Quản lí quỹ đầu tư và quản lí danh mục đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, công ty quản lí quỹ được huy động và quản lí các quỹ đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư vào Việt Nam.
– Trung tâm lưu kí chứng khoán: Đây được hiểu là đơn vị có chức năng tổ chức và giám sát các hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
Nghiệp vụ của trung tâm lưu kí chứng khoán bao gồm: Đăng kí và lưu kí chứng khoán, hoạt động bù trừ, thanh toán tiền bán chứng khoán.
– Ngân hàng giám sát: Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có giấy chứng nhận đăng kí hoạt động lưu kí chứng khoán có chức năng thực hiện các dịch vụ lưu kí và giám sát việc quản lí quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán.
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng giám sát đó là giám sát việc quản lí quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát cũng có thể thực hiện các dịch vụ lưu kí chứng khoán như các trung tâm lưu kí chứng khoán.