Tổ chức thực hiện kế hoạch là việc thực hiện các dự định đã được lập ra từ trước. Đối với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trước tiên phải xây dựng các chương trình kế hoạch trên cơ sở thực tế. Từ đó mà thực hiện tổ chức với lộ trình và các đầu mục công việc cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Tổ chức thực hiện kế hoạch là gì?
1.1. Khái niệm:
Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình biến kế hoạch thành thực tế. Thông qua việc xác lập các kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động này. Việc thực hiện kế hoạch hàng động được thực hiện theo giai đoạn hay lộ trình được ghi trong kế hoạch.
Kế hoạch được tạo ra giúp chủ thể xác định các công việc phải làm. Kế hoạch là tập hợp những công việc hay hành động được sắp xếp theo trình tự nhất định. Các thứ tự sắp xếp này nhằm xác định cách thức đưa đến mục tiêu đề ra. Cũng như hình dung các cách thức để thực hiện kế hoạch đó. Tổ chức thực hiện kế hoạch chính là giai đoạn đưa các ý tưởng và mục tiêu thành hành động và thực hiện trên thực tế. Việc tổ chức thực hiện cũng được xem xét dựa vào tính khả thi của hành động. Cũng như các tác động hay ảnh hưởng tích cực, tiêu cực từ yếu tố môi trường tác động.
1.2. Đánh giá tính hiệu quả:
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các mục tiêu ngắn hạn cũng cần được đánh giá tính hiệu quả. Từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện. Điều này giúp con người nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp nếu hoạt động nhỏ đó không mang đến lợi ích trên thực tế. Các mục tiêu ngắn hạn hoàn thành là cơ sở giúp mục tiêu chiến lược đem lại kết quả mong muốn. Với mục đích cuối cùng là đưa các dự định trong kế hoạch thành hành động thực tế. Đưa mục tiêu thành kết quả sau quá trình tổ chức thực hiện.
Quá trình tổ chức thực hiện cũng cần đánh giá tính hiệu quả. Điều này giúp người thực hiện xác định các yếu tố tác động, thúc đẩy hay cản trở mục tiêu. Từ đó tạo ra kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn các kế hoạch trong tương lai. Việc tổ chức thực hiện kế hoạch là bước làm sau cùng. Nó là một giai đoạn trong thực hiện hoạt động. Các mục tiêu quan trọng cần tính hiệu quả cao nên được lập kế hoạch. Giúp đưa ra các dự liệu, lập dự định, tổ chức thực hiện. Bao gồm xác định mục tiêu -> Lập kế hoạch và tổ chức đánh giá tính hiệu quả, điều chỉnh kế hoạch -> Tổ chức thực hiện kế hoạch.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội:
Khái niệm.
Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội là quá trình biến kế hoạch phát triển thành xác định và thực hiện các nhiệm vụ, công việc trên thực tế. Nhiệm vụ của tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm: Lập kế hoạch hành động. Và tổ chức thực thi kế hoạch hành động.
Lập kế hoạch hàng động là việc cụ thể hóa các nội dung hành động trong kế hoạch. Xác định cụ thể các công việc thực tế. Lộ trình thực hiện. Người sẽ theo dõi tiến trình hoạt động, đánh giá tổ chức và kết quả là ai. Việc chi ngân sách được tiến hành như thế nào. Các hành động cần thực hiện có cần chia ra thành các giai đoạn mới đạt hiệu quả cao nhất hay không,…
Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội xác định mục tiêu cụ thể cho kế hoạch. Đó là hướng đến phát triển kinh tế – xã hội. Việc lập kế hoạch chiến lược được phân công cho người đứng đầu quốc gia. Để đạt được hiệu ứng tốt và hiệu quả cao. Các kế hoạch chi tiết sẽ được lập cho các vùng kinh tế. Hay nói cách khác là cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ. Việc lập kế hoạch này được phân công cho những người đứng đầu địa phương và người đứng đầu các ngành kinh tế.
Đánh giá tính hiệu quả.
Với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội muốn hiệu quả cao phải được phân thành các phạm vi thực hiện nhỏ hơn và thống nhất trong cả nước. Thể hiện qua việc phân chia chiến lược theo cấp: Từ trung ương về đến địa phương, xác định các địa giới hành chính nhỏ. Phân chia theo chức năng, thẩm quyền và giao nhiệm vụ cho người đứng đầu cụ thể hóa kế hoạch bằng kế hoạch chi tiết hơn áp dụng ở địa phương mình.
Các kế hoạch sau khi lập ra được đánh giá về tính hiệu quả và được phê duyệt để triển khai trên thực tế. Khi những người đứng đầu quốc gia, ngành hoặc địa phương đã phê duyệt kế hoạch phát triển KT-XH, quá trình triển khai sẽ bắt đầu. Đây là thời điểm được xác định bắt đầu tổ chức thực hiện kế hoạch. Tính chiến lược của kế hoạch được cụ thể hơn ở các phạm vi thực hiện nhỏ.
Với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi các xác định hành động phải đem đến các hiệu qua trên thực tế. Hiệu quả đó có tác động gì đối với mục tiêu chiến lược. Việc thực hiện kế hoạch đem đến ý nghĩa ngắn hạn hay cho hoạt động phát triển bền vững và lâu dài.
Cụ thể hóa nội dung kế hoạch khi tổ chức thực hiện trên thực tế.
Quá trình thực hiện kế hoạch thường được chú trọng hơn ở các cấp địa phương và cấp ngành. Các cấp cao đưa ra chiến lược và mục tiêu. Càng đi xuôi xuống cấp dưới càng đòi hỏi tính cụ thể cao hơn. Và phải được xác định bằng các hành động sẽ thực hiện trên thực tế. Như xác định sẽ làm gì? Khi nào? Ai chỉ đạo? Chi ngân sách như thế nào để hiệu quả?… Việc tổ chức thực hiện sẽ hành động hóa các câu hỏi trên.
Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH là khâu quan trọng. Nó góp phần thực hiện các mục tiêu kế hoạch đã xác định. Và biến các kế hoạch của quốc gia, địa phương, của ngành thành những kết quả thực tế. Các kế hoạch đặt ra có thể không lường được hết các tác động và ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Khi kế hoạch thể hiện yếu tố không khả thi trong thực hiện thì hoạt động thực hiện trên thực tế vẫn phải diễn ra. Quá trình thực hiện này phải được tính toán điều chỉnh nhằm phù hợp với thực tế. Do đó có thể khẳng định rằng việc thực hiện kế hoạch cũng quan trọng hoặc thậm chí quan trọng hơn việc xây dựng kế hoạch.
Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Một bản kế hoạch được đánh giá là có tính khả thi cao khi xác định một cách hợp lí các mục tiêu mong đợi. Tức là phải dựa trên các căn cứ và tác động của điều kiện thực tế. Cùng với thực tế kết quả thực hiện kế hoạch những kỳ gần nhất. Đưa ra những định hướng phát triển phù hợp cho tương lai gần và xác định các ý nghĩa lớn hơn. Và cộng thêm tính toán các giải pháp kế hoạch khả thi. Bởi đây là cơ sở cho căn cứ thực hiện. Là điều kiện cần cho việc đạt được các kết quả kinh tế – xã hội mong muốn. Như vậy có thể thấy với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, việc lập kế hoạch là bước vô cùng quan trọng, có ý nghĩa rất lớn.
Sự liên hệ giữa kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Tuy nhiên một kế hoạch không có nghĩa là chắc chắn sẽ dẫn đến những thành quả kinh tế – xã hội tốt. Chìa khóa thực hiện thành công các mục tiêu kế hoạch nằm ở công tác tổ chức thực hiện trên thực tế. Với các nhà lãnh đạo có tầm nhìn. Thông qua yếu tố đánh giá tác động, điều chỉnh phù hợp. Và ngay cả tận dụng những tác nhân có ảnh hưởng tích cực đến công tác tổ chức thực hiện.
Các mục tiêu kinh tế – xã hội trong kì kế hoạch sẽ chỉ có thể đạt được nếu chúng ta tổ chức thực hiện kế hoạch tốt. Trong đó các định hướng phát triển được tuân thủ. Các chương trình dự án được triển khai. Và các hoạt động dự kiến được thực hiện. Kết hợp với sự áp dụng linh hoạt, cụ thể hóa các giải pháp (cái gì)? Đồng thời làm rõ các câu hỏi khi nào? Như thế nào? Ai và bao giờ.
Tùy thuộc vào mục đích và thời hạn. Một kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội được thực hiện thông qua các kế hoạch hoạt động. Bao gồm: Các chương trình khung kế hoạch và nội dung chi tiết, Dự án và Chuỗi hành động. Đây chính là sự thể hiện các giai đoạn nối tiếp nhằm đạt hiệu quả kinh tế.
Bình luận nội dung phân tích.
Như vậy tổ chức thực hiện là một khâu rất quan trọng nhằm hướng đến kết quả mong muốn. Hoạt động này càng có ý nghĩa hơn khi thực hiện các kế hoạch nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Các điều chỉnh kịp thời cũng như luôn có sự đánh giá, biết áp áp dụng triệt để các lợi thế giúp tiến nhanh hơn đến phát triển kinh tế. Mang tính cập nhật
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình đi lên và hoạt động tích cực tronCg lĩnh vực kinh tế. Nó không phải là kết quả mà là giai đoạn của sự phát triển. Do đó mà tổ chức thực hiện kế hoạch cũng là một quá trình. Với các kết quả được xem xét, đánh giá trên các giai đoạn thực hiện cụ thể. Các giai đoạn thực hiện kế hoạch thành công đã được xem là một giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội. Bởi chỉ cần so sánh với giai đoạn trước sẽ thấy được sự trưởng thành và phát triển của nền kinh tế.