Tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là các công việc cần thiết thực hiện trong hoạt động doanh nghiệp. Các công tác phân tích được tổ chức thực hiện có trình tự và quy củ nhất định. Trên cách khía cạnh xem xét khác nhau mà các yếu tố cần thiết xem xét tương ứng được sử dụng. Vậy tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là gì? Phân loại công tác phân tích?
Mục lục bài viết
1. Tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là gì?
Tổ chức phân tích là các quy trình được thực hiện dưới sự tổ chức có hệ thống, trình tự. Các hoạt động được tổ chức tiến hành dưới các sự chỉ đạo hay giám sát. Đảm bảo cho công tác phân tích diễn ra thuận lợi và phản ánh đúng nhất tình hình. Vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh vào điều kiện hoạt động cụ thể. Mang đến các đánh giá đúng kết quả. Chỉ rõ những hạn chế và tìm biện pháp sửa chữa thiếu sót trong kinh doanh.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường được thực hiện thông qua chiến lược. Cũng như các chính sách và kế hoạch được xác định. Tuy nhiên, các hiệu quả còn được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động từ thực tiễn. Có thể là từ con người, hoặc yếu tố khác không phải có người. Nó mang đến các phản ánh tích cực hoặc tiêu cực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả này cần được tổ chức phân tích nhằm đưa đến đánh giá hiệu quả. Các nguyên nhân cần được tìm ra để triển khai điều chỉnh hay áp dụng phù hợp trên thực tế.
Để công tác tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả ta cần áp dụng các phương pháp phân tích phù hợp với đặc điểm kinh tế kĩ thuật của từng ngành nghề. Phù hợp với điều kiện phương tiện hiện có của doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp với tính chất hoạt động khác nhau. Cũng như dựa trên các khả năng và trình độ nhất định. Hiệu quả hay tính chất sử dụng phân tích cũng được phản ánh.
2. Tổ chức phân tích bao gồm các công việc chủ yếu:
– Khâu lập kế hoạch.
Để các yếu tố hay hoạt động tổng thể được phản ánh hiệu quả sau phân tích. Doanh nghiệp cần xác định cụ thể các yêu cầu muốn phản ánh qua kết quả. Cũng như các mục tiêu sử dụng phân tích là gì. Khi lập kế hoạch phân tích cần chỉ rõ nội dung, chỉ tiêu, phạm vi phân tích. Đó là bước đầu trong xác định các yêu cầu, mong muốn nhận được khi kết quả phân tích được phản ánh. Các chỉ tiêu được xem xét nhằm xác định đúng các hoạt động cần tiến hành.
Khoảng thời gian mà các chỉ tiêu đó phát sinh hình thành (tháng, quí, năm). Nó phụ thuộc vào kết quả phản ánh cho từng giai đoạn hay thời kỳ nhất định. Với nhu cầu so sánh giữa các hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các quý khác nhau, doanh nghiệp phải thực hiện phân tích hiệu quả thực hiện trong từng quý một với các tiêu chí tương ứng.
Thời điểm bắt đầu và kết thúc và người thực hiện các công việc cụ thể. Nó mang đến tính chất thể hiện cụ thể của mục đích đề ra. Xác định các giai đoạn phù hợp theo nhu cầu. Hoạt động phân tích cần được tiến hành hiệu quả, chính xác. Bởi nó có ý nghĩa trong so sánh hay đánh giá, điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp. Xác định người có năng lực tiến hành tổ chức phân tích là cần thiết. Cũng như quy các nhiệm vụ và trách nhiệm đảm bảo chính xác thông qua hoạt động của họ.
– Khâu sưu tầm, lựa chọn và kiểm tra tài liệu.
Sau khi xác định các nội dung công việc cần thực hiện. Các mục đích đề ra đã được xác định rõ. Và để kết quả phân tích được phản ánh, cần tìm kiếm đầy đủ các đối tượng tham gia vào công việc phân tích. Doanh nghiệp phải xác định các tài liệu cần thiết phải xem xét, đánh giá. Thông qua các hoạt động sưu tầm và lựa chọn. Việc sưu tầm giúp mang đến các dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi lựa chọn yêu cầu doanh nghiệp phải xác định đâu là tài liệu cần thiết. Có thể loại bỏ các giấy tờ phản ánh các nội dung tương tự.
Việc lựa chọn phải đảm bảo tính đầy đủ và chính xác, thống nhất giữa các số liệu phản ánh trong tài liệu. Bên cạnh đó thiếu tài liệu có thể gây ra các nhận định hay phân tích cho ra sai kết quả.
– Khâu lập báo cáo phân tích.
Đây là bước cuối cùng được thực hiện khi tổ chức phân tích. Với các hoạt động được tiến hành trên các chỉ tiêu đã được xác định. Kết quả phân tích tương ứng được phản ánh. Việc tổng hợp tất cả các kết quả này cho ra kết quả phân tích chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết thúc công tác phân tích cần thiết phải lập báo cáo phân tích. Ghi lại đầy đủ các nội dung đánh giá, kết luận. Mang đến cái nhìn tổng quát và đầy đủ nhất cho yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra ban đầu.
3. Phân loại công tác phân tích:
Công tác phân tích được tiến hành có thể được thực hiện cho các thời điểm khác nhau. Phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhằm đảm bảo tính chính xác hay quan sát cần thiết trong khi diễn ra sản xuất kinh doanh. Hoặc khi mà doanh nghiệp muốn thực hiện báo cáo phản ánh kết quả của công tác đã được thực hiện. Tất cả các hoạt động được tổ chức ở các giai đoạn khác nhau đều nhằm phản ánh kịp thời nhất. Theo dõi các tiến độ khác nhau trong các giai đoạn hay thời điểm.
3.1. Căn cứ theo thời điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh:
– Phân tích trước khi kinh doanh.
Với các phản ánh và hiệu quả tiến hành được thông qua hoạt động sản xuất. Một doanh nghiệp muốn thu về lợi nhuận phải tiến hành các hoạt động kinh doanh. Phân tích cho thấy các lợi thế hay khó khăn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như dự đoán trước các tình hình có thể diễn ra. Trong đó, kết quả này có thể được phản ánh trên tính toán hay kỳ vọng có cơ sở của người thực hiện hoạt động phân tích.
Khi chưa tiến hành hoạt động kinh doanh. Phân tích nhằm dự báo, dự đoán cho các mục tiêu có thể đạt được trong tương lai. Các yếu tố có thể tác động cũng được phản ánh. Cung cấp thông tin cho công tác xây dựng kế hoạch. Khi mà các kế hoạch cần thiết được xác định toàn diện và đầy đủ nhất. Giúp doanh nghiệp luôn chủ động điều chỉnh trong các giai đoạn thực hiện kinh doanh trên thực tế.
– Phân tích trong quá trình kinh doanh.
Là thực hiện phân tích cùng với quá trình kinh doanh. Các giai đoạn kinh doanh đang được tiến hành và chưa kết thúc. Do đó các kết quả cuối cùng hay hiệu quả chưa được phản ánh. Hình thức này thích hợp cho việc kiểm tra thường xuyên. Mang đến các phản ánh chính xác nhất cho các công tác dã được thực hiện. Lộ trình kinh doanh từ đó xem xét tính khả thi và đảm bảo thực hiện. Nhằm chấn chỉnh những sai lệch giữa kết quả thực hiện với mục tiêu đề ra. Hay điều chỉnh kịp thời các hoạt động không mang đến kết quả mong muốn. Giúp các quá trình thực hiện sau đó có thể áp dụng hiệu quả theo kế hoạch.
– Phân tích sau quá trình kinh doanh.
Được phản ánh khi các hoạt động kinh doanh đã kết thúc. Khi đó, các kết quả sản xuất kinh doanh đã được phản ánh thông qua giá trị lợi nhuận. Quá trình phân tích này nhằm định kì đánh giá kết quả giữa thực hiện so với kế hoạch. Đây là mục tiêu đánh giá cơ bản nhất sau quá trình phân tích. Khi mà các kết quả thực hiện kế hoạch có hoặc không được đáp ứng trên thực tế. Từ đó xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đó. Có thể là các nguyên nhân tích cực làm kết quả đạt tốt hơn kỳ vọng. Hoặc những khó khăn tác động khiến kết quả không được phản ánh.
Nguyên nhân này có thể được thể hiện bằng sự điều chỉnh và tác động chủ quan của người thực hiện. Hoặc từ các tác động khó đoán trước và nắm bắt. Tất cả nhằm hướng đến xây dựng các kinh nghiệm cho doanh nghiệp. Kết quả phân tích cho ta nhận thức được tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu đặt ra. Và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch tiếp theo.
3.2. Căn cứ vào thời điểm lập báo cáo:
– Phân tích thường xuyên.
Thường được sử dụng trong các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng, phức tạp.
Phân tích thường xuyên nhằm đánh giá sơ bộ kết quả kinh doanh, tiến độ thực hiện hàng ngày, hàng tuần. Tính chất phản ánh và cập nhật một cách thường xuyên. Để phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lí các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mà các điều chỉnh cần được thực hiện thường xuyên thúc đẩy tính chuyên nghiệp trong hoạt động. Các sai sót có thể mang đến hậu quả nghiêm trọng của quá trình nếu không được điều chỉnh kịp thời.
Kết quả phân tích giúp phát hiện ngay tình hình sai lệch so với mục tiêu đề ra của các chỉ tiêu kinh tế. Tính chất thường xuyên giúp nhanh chóng tìm ra điểm bất cập. Giúp doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh, chấn chỉnh các sai lệch này một cách thường xuyên.
– Phân tích định kì.
Phân tích định kì được tiến hành sau mỗi kì kinh doanh. Khi các giai đoạn tổng kết phản ánh kỳ kế toán. Các báo cáo đã hoàn thành trong kì (thường là quí, sáu tháng hoặc năm). Đựa đến các giá trị phản ánh và đo lường khả năng, năng lực của doanh nghiệp. Bởi nó phản ánh các hiệu quả trong từng giai đoạn nhất định.
Nhằm đánh giá toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng kì. Với các số liệu phản ánh sản xuấ kinh doanh đều được thể hiện. Thường mang tính chất tổng kết và đánh giá các mức độ hoàn thành chiến lược. Là cơ sở để xây dựng các mục tiêu kế hoạch kì sau. Và tạo các động lực trong phát triển bền vững doanh nghiệp.