Tổ chức phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá và đưa ra phương hướng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Với các nội dung liên quan đến sử dụng hiệu quả và xây dựng nguồn tài chính vững mạnh. Dựa theo các ý nghĩa này, hoạt động tổ chức phân tích báo cáo được xây dựng trên hệ thống và nguyên tắc nhất định.
Mục lục bài viết
1. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính là gì?
Khái niệm
Tổ chức phân tích báo cáo tài chính là việc sử dụng các công cụ và kĩ thuật trong phân tích báo cáo tài chính. Việc phân tích được diễn ra trong từng nội dung phân tích cụ thể. Qua đó các đánh giá báo cáo tài chính được thiết lập một mối liên hệ theo trật tự xác định.
Phân tích báo các tài chính là nội dung công việc quan trọng trong đánh giá tài chính doanh nghiệp. Các báo cáo thống kê dữ liệu được thành lập. Thông qua đó, tổ chức hoạt động phân tích nhằm đánh giá số liệu, phân tích. Từ đó đưa ra giải pháp trong tài chính doanh nghiệp.
Các công cụ và kỹ thuật được thực hiện giúp đánh giá số liệu chính xác và theo đúng nhu cầu của tổ chức. Các công cụ, kỹ thuật hay kế hoạch phân tích báo cáo được xác lập khác nhau cho mỗi kỳ phân tích. Các kết quả phân tích phục vụ cho chính những nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Do đó việc xác lập các nội dung cần đánh giá cũng khác nhau.
Mục đích
Mục đích của hoạt động là để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên các Báo cáo tài chính. Nhằm cung cấp thông tin hữu ích, đáp ứng yêu cầu thông tin từ nhiều phía của người sử dụng. Các kết quản phân tích có ý nghĩa đối với chính hoạt động của doanh nghiệp. Cũng chính là căn cứ để các chủ thể liên quan nắm bắt tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra lựa chọn trong thiết lập giao dịch, hoạt động vay vốn, đảm bảo các quyền lợi ích được thực hiện.
Hoạt động tổ chức phân tích báo cáo tài chính sẽ dẫn đến kết quả: đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, hiệu quả kinh doanh, giá trị doanh nghiệp, rủi ro tài chính. Chỉ rõ sai lầm, vạch ra tiềm năng và tìm biện pháp khắc phục nhằm cải tiến công tác quản lí kinh doanh. Có thể thấy:
– Với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn mạnh: Hoạt động tổ chức phân tích giúp họ nắm được các biến động trong các đợt phân tích. Từ đó đưa ra chiến lược tiếp tục củng cố tài chính, đạt hiệu quả kinh doanh mong đợi.
– Với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mỏng: Kế hoạch phân tích cho ra kết quả. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định thế manh, điểm yếu và điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. Hơn nữa là xác định các rủi ro tài chính và tìm cách khắc phục. Tránh các nguy cơ xấu dẫn đến doanh nghiệp tuyên bố phá sản.
Ý nghĩa của hoạt động.
– Đối với doanh nghiệp: Các kết quả được thực hiện là dữ liệu phản ánh chính xác hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định. Các dữ liệu này là cơ sở giúp doanh nghiệp trong đánh giá các hoạt động tài chính được phản ánh trên báo cáo. Nhờ đó mà công ty đánh giá được thực trạng hoạt động tại thời gian đó. Đưa ra các nhận xét về hoạt động đạt được và những nội dung phấn đấu trong tương lai. Hoặc có thể là đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp để cải thiện tài chính doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả. Nó có ý nghĩa đối với phát triển doanh nghiệp hay đưa ra giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
– Đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến doanh nghiệp: Các dữ liệu phản ánh chính xác hoạt động của doanh nghiệp là cơ sở giúp các các tổ chức liên quan trong đánh giá các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nhờ đó mà đối tác đánh giá được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Ở đây có thể là các cá nhân, tổ chức, ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn; là đối tác làm ăn có nhu cầu biết về tái chính của doanh nghiệp;… Các kết quả đánh giá là cơ sở để họ đưa ra nhận định và phân tích. Từ đó tiến hành các hoạt động một cách chủ động và nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
2. Các bước thực hiện phân tích:
Tổ chức thực hiện luôn được tiến hành thông qua các khâu, trình tự nhất định. Thực hiện phân tích báo cáo tài chính bao gồm các công việc như: Chuẩn bị phân tích, tiến hành phân tích và kết thúc phân tích. Từ đó cho ra kết quả là các nội dung phân tích, đánh giá đưa ra phương hướng cho hoạt động của công ty trong tương lai.
2.1. Chuẩn bị phân tích:
Đây là bước công việc đầu tiên của tổ chức phân tích báo cáo tài chính. Về cơ bản là hoạt động hoàn thành các báo cáo tài chính. Đây là các tài liệu phục vụ cho công tác tổ chức đánh giá. Với mục đích tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính.
Chuẩn bị phân tích là khâu công việc quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích. Có ý nghĩa đối với việc cung cấp thông tin đầu ra cho quản lí. Bước chuẩn bị chính xác, khoa học giúp kết quả hoạt động phân tích khách quan và chính xác nhất. Ngoài ra còn khiến quá trình phân tích diễn ra nhanh chóng và logic.
Công tác chuẩn bị phân tích bao gồm các hoạt động:
– Xây dựng chương trình (kế hoạch) phân tích. Đây là điều kiện giúp quá trình phân tích diễn ra theo trình tự, đạt hiệu quả mong muốn.
– Thu thập, xử lí tài liệu phục vụ cho việc phân tích. Các dữ liệu cơ sở ở đây chính là các báo cáo về hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong khoản thời gian nhất đinh. Tùy vào mục đích xem xét, đánh giá của doanh nghiệp.
2.2. Tiến hành phân tích báo cáo tài chính:
Đây là quá trình thực hiện các nội dung công việc theo kế hoạch phân tích. Kết quả của bước công việc này mang tính quyết định của cả quá trình phân tích. Tạo ra sản phẩm phân tích và đưa là kết luận về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích, cần phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch phân tích đã được xây dựng. Định kì phải tiến hành tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch phân tích.
Trong thực tế, phụ thuộc vào nội dung, mục đích và phạm vi phân tích mà các kế hoạch được lập là khác nhau. Do vậy, các bước công việc cũng như kĩ thuật phân tích áp dụng cụ thể cũng khác nhau. Có thể kể đến các hoạt động phân tích được thực hiện ở bước này bao gồm:
– Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính của công ty.
Quá trình này đòi hỏi cần xem xét, đánh giá kỹ báo cáo tài chính. Từ đó phải đưa ra khái quát toàn diện tình hình kinh tế của công ty. Việc đánh giá thông qua các tiêu chí về: đánh giá báo cáo lưu chuyển nguồn vốn. Bao gồm các thông tin cung cấp từ hoạt động, đầu tư, cho tới những chi phí phụ trợ sản xuất, nguồn thu chi ra sao…, vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức.
Kết quả của đánh giá phải cho thấy chất lượng của hoạt động tài chính. Chất lượng báo cáo tài chính phải được đánh giá tổng quát nhất, từ đó đưa ra mức độ đánh giá. Báo cáo phản ánh tài chính đó có tiềm năng như thế nào cho hoạt động của doanh nghiệp.
– Phân tích lợi nhuận và rủi ro hiện tại.
Qua đánh giá chất lượng báo cáo, tạo cơ sở dữ liệu để đánh giá công ty. Công cụ phân tích phổ biến nhất dùng trong hoạt động này là tỷ lệ báo cáo tài chính. Vì nó liên quan tới thanh khoản, quản lý tài sản, lợi nhuận, rủi ro.
Đối với khả năng sinh lời, cần kiểm soát : lợi nhuận là hoạt động của công ty liên quan đến tài sản và lợi nhuận từ các cổ đông. Lợi nhuận đối với tài sản cần có sự đảm bảo và hiệu quả, không phụ thuộc hoặc phụ thuộc ít vào quá trình kinh doanh của công ty.
Đối với đánh giá rủi ro: Xem xét các yếu tố, các số liệu thực tế phản ánh sự thâm hụt tài chính. Từ đó đánh giá giả định cho rủi ro có thể xảy ra. Các đánh giá phải dựa trên cơ sở của kết quả tổ chức phân tích báo cáo tài chính.
2.3. Kết thúc quá trình phân tích báo cáo tài chính:
Mục đích cần đạt trong phân tích là phải nêu được kết luận phân tích. Kết luận này được thể hiện bằng kết quả viết báo cáo phân tích và hoàn thiện hồ sơ phân tích.
Lập báo cáo tài chính dự báo.
Báo cáo phân tích là văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích bằng lời văn. Các danh mục được kê khai trong báo cáo là các nội dung công ty đang quan tâm. Trong báo cáo được lập, các chuyên gia tài chính phải đưa ra những giả định về tương lai cho công ty. Các giả định này sẽ tác động như thế nào đến dòng tiền và nguồn đầu tư? Gải định này được xác lập dựa trên căn cứ xác định trong nội dung phân tích tài chính.
Hình thức báo cáo: được lập dựa trên các kỹ thuật phục vụ cho mục đích đề ra. Bao gồm các danh mục cần thiết mà doanh nghiệp quan tâm, thể hiện trong kế hoạch phân tích ban đầu.
Nội dung cụ thể của kết luận phân tích hay báo cáo phân tích khá đa dạng. Phụ thuộc vào mục tiêu, phạm vi và nội dung phân tích. Các nội dung này được phản ánh theo kế hoạch phân tích đã đề ra.