Ngày nay, hoạt động thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, và của cả nền kinh tế. Trong các hoạt động kinh doanh thì việc xúc tiến thương mại là rất cần thiết cho doanh nghiệp và hoạt động này sẽ quyết định đến nhiều kết quả liên quan đến sự mua bán. Vậy tổ chức các mối quan hệ thương mại là gì? Phương pháp ghép?
Mục lục bài viết
1. Tổ chức các mối quan hệ thương mại là gì?
Khái niệm tổ chức các mối quan hệ thương mại:
Tổ chức các mối quan hệ thương mại được hiểu cơ bản chính là quá trình ghép mối các doanh nghiệp với nhau trong mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Theo nghĩa rộng hơn, tổ chức các mối quan hệ thương mại thực chất chính là quá trình thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.
Tổ chức các mối quan hệ thương mại là khâu công tác đầu tiên của việc tổ chức các mối quan hệ thương mại nhằm mục đích có thể thực hiện các kế hoạch thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình ghép mối:
– Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình ghép mối là nhằm phối hợp có hiệu quả các loại phương tiện trong vận chuyển hàng hóa và phân phối hợp lí luồng hàng giữa các loại phương tiện đó
– Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình ghép mối là nhằm bảo đảm tổng quãng đường vận chuyển ngắn nhất cho mỗi loại phương tiện vận tải
– Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình ghép mối là nhằm bảo đảm giá thành vận chuyển và các chi phí liên quan khác nhỏ nhất, nâng cao được khả năng cạnh tranh trong mua bán hàng hóa
– Nhiệm vụ chủ yếu của quá trình ghép mối là không ngừng mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế trực tiếp, dài hạn giữa các doanh nghiệp nhằm tạo thị trường tiêu thụ ổn định
3. Các phương pháp ghép:
Để nhằm mục đích có thể thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, trong thương mại, người ta thông thường sẽ sử dụng nhiều phương pháp ghép khác nhau.
Phương pháp ghép được hiểu cơ bản chính là toàn bộ những biện pháp phân tích, tính toán các nhân tố ảnh hưởng nhằm thiết lập quan hệ giữa các hộ mua hàng với các hộ bán hàng một cách hợp lí mang lại hiệu quả kinh doanh cao, đồng thời đảm bảo được lợi ích của cả hai bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ.
Thông thường sẽ có các phương pháp ghép sau:
– Phương pháp so sánh chênh lệch khoảng cách là một phương pháp ghép.
Thực chất phương pháp so sánh chênh lệch khoảng cách là trong khi tính toán việc ghép các hộ mua hàng với một trong hai hộ có khả năng cung ứng, người ta phải tính khoảng cách chênh lệch. Khoảng cách chênh lệch đó là kết quả so sánh các khoảng cách giữa điểm giao và điểm nhận hàng hóa.
Dựa vào kết quả thực hiện so sánh chênh lệch khoảng cách, người ta tiến hành ghép các hộ với nhau để tổng quãng đường vận chuyển của hàng hoá ngắn nhất.
Phương pháp so sánh chênh lệch khoảng cách là phương pháp ghép thường áp dụng trong điều kiện có nhiều hộ mua hàng nhưng số lượng các hộ bán hàng không quá 2 đơn vị. Và đó chính là hạn chế của phương pháp so sánh chênh lệch khoảng cách.
– Phương pháp phân tích sơ đồ là một phương pháp ghép.
Thực chất của phương pháp phân tích sơ đồ đó chính là thiết lập một sơ đồ các tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ các hộ bán hàng đến các hộ mua hàng.
Trên cơ sở sơ đồ đó, trong nhiều trường hợp, người ta có thể thiết lập được các mối quan hệ kinh tế hợp lí trong thương mại mà không cần thiết phải biết thật cụ thể về khoảng cách và tính toán khoảng cách chênh lệch.
Phương pháp phân tích sơ đồ được áp dụng chủ yếu là để nhằm mục đích giải quyết các vấn đề có tính chất và mục đích phụ, như kiểm tra sự vận động của hàng hóa trong kì đã qua cũng như trong trường hợp ghép các hộ mua bán với nhau đã được thực hiện bằng các phương pháp khác.
Nhằm mục đích để có thể thiết lập sơ đồ các tuyến đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển hợp lí để tránh vận chuyển hàng hóa đường vòng, vận chuyển ngược chiều…
– Phương pháp toán học và kĩ thuật công nghệ thông tin là một phương pháp ghép.
Mục đích của phương pháp toán học và kĩ thuật công nghệ thông tin đó chính là dùng toán học tính toán phân tích để từ đó có thể tìm ra phương án ghép tối ưu, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất (thực chất là áp dụng giải bài toán vận tải, tìm phương án tối ưu).
Trong điều kiện hiện nay, thành tựu khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Thương mại điện tử đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở các nước.
Thông qua internet và các phương tiện truyền thông hiện đại giúp cho các chủ thể là những người tham gia (các doanh nghiệp) tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ.
4. Tìm hiểu về vai trò của xúc tiến thương mại:
Ta hiểu về xúc tiến thương mại như sau:
Ớ góc độ kinh tế ta hiểu xúc tiến thương mại là tất cả các biện pháp có tác động khuyến khích phát triển thương mại. Các hành vi này đều nhằm mục tiêu tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội kinh doanh thương mại và được thực hiện bởi nhiều chủ thể.
Xúc tiến thương mại trước hết là hoạt động của thương nhân, được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau để nhằm mục đích tác động đến phát triển thương mại. Các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm hay nhiều hoạt động khác đều có tác dụng trực tiếp kich thích nhu cầu thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, các hoạt động xúc tiến thương mại mà thương nhân tiến hành chỉ có ý nghĩa tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội thương mại cho thương nhân.
Chính phủ các quốc gia thực hiện xúc tiến thương mại thông qua chính sách kinh tế, thông qua khung khổ thể chế pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại, đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài… tạo điều kiện tiếp cận thị trường rộng hơn cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp.
Các tổ chức xúc tiến thương mại phối hợp hoạt động xúc tiến thương mại với các cơ quan Chính phủ và với các doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ thông tin thương mại, dịch vụ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp và khách hàng có nhu cầu…
Như vậy, ta nhận thấy, từ góc độ kinh tế, có thể khẳng định: xúc tiến thương mại không chỉ là hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển thương mại của thương nhân mà còn bao gồm hoạt động thúc đẩy phát triển thương mại của Chính phủ và các tổ chức xúc tiến thương mại.
Ở góc độ pháp lý và trong khuôn khổ của pháp luật thương mại, xúc tiến thương mại được hiểu cơ bản chính là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện đề thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, cơ hội đầu tư. Các hoạt động xúc tiến thương mại được pháp luật quy định bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
5. Những lợi ích của xúc tiến thương mại:
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là xây dựng hình ảnh cho công ty và cho sản phẩm.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là tìm được cho công ty những khách hàng, thị trường lớn và ổn định.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là thông tin về đặc trưng của sản phẩm.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là xây dựng nhận thức về sản phẩm mới.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là quảng bá sản phẩm hiện có.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là tái định vị hình ảnh hoặc công dụng của những sản phẩm bán chậm hay bão hòa.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là tạo sự hăng hái cho các thành viên phân phối.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là giới thiệu các điểm bán.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là thuyết phục khách hàng thay đổi sản phẩm.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là thúc đẩy khách hàng mua.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là chứng minh sự hợp lý của giá bán.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là giải đáp thắc mắc của khách hàng.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là cung cấp dịch vụ sau khi bán cho khách hàng.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là duy trì sự trung thành nhãn hiệu.
– Lợi ích của xúc tiến thương mại là tạo thế thuận lợi cho công ty so với đối thủ.