Việc làm được hiểu cơ bản là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là dạng hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công nhận. Vậy tình trạng thiếu việc làm là gì? Các hình thức của tình trạng thiếu việc làm?
Mục lục bài viết
1. Tình trạng thiếu việc làm là gì?
Trước tiên ta hiểu về thiếu việc làm như sau:
Hiện tại, ở Việt Nam tình trạng thiếu việc làm cũng đang diễn ra khá thường xuyên, phổ biến. Đây là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Ta hiểu thiếu việc làm là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động họ phải làm việc không hết thời gian theo luật định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống muốn tìm thêm việc làm bổ sung.
Thiếu việc làm xảy ra khi có sự không phù hợp giữa sự sẵn có của các cơ hội việc làm và sự sẵn có của các kỹ năng và trình độ học vấn. Có hai loại thiếu việc làm là thiếu việc làm có thể nhìn thấy và thiếu việc làm vô hình.
Thiếu việc làm có thể nhìn thấy bao gồm các nhân viên đang làm việc ít giờ hơn so với điển hình trong lĩnh vực tương ứng của họ. Họ thường được tuyển dụng trong các công việc bán thời gian hoặc công việc thời vụ vì họ không thể có được việc làm toàn thời gian mặc dù họ sẵn sàng và có thể làm việc nhiều giờ hơn. Thiếu việc làm trực quan có thể được đo lường thuận tiện.
Khái niệm tình trạng thiếu việc làm:
Tình trạng thiếu việc làm được hiểu là một tiêu chuẩn đánh giá công việc và tình hình sử dụng lao động trong nền kinh tế, đo lường mức độ tận dụng lao động về mặt kĩ năng, kinh nghiệm và khả năng làm việc.
Lao động thuộc nhóm thiếu việc làm bao gồm những người có tay nghề cao nhưng đang làm công việc trả lương thấp hoặc chỉ yêu cầu kĩ năng thấp, và những người làm việc bán thời gian mong muốn được làm việc toàn thời gian.
Tình trạng thiếu việc làm cũng rất khác với thất nghiệp ở điểm người lao động vẫn có việc, và vẫn đang làm việc nhưng không sử dụng được hết khả năng của mình.
Ví dụ cụ thể về tình trạng thiếu việc làm là một cử nhân chuyên ngành kĩ sư nhưng lại làm người giao hàng, và đó là công việc chính của anh ta, hoặc một nữ nhân viên văn phòng làm bán thời gian nhưng muốn có việc làm toàn thời gian.
Tình trạng thiếu việc làm trong tiếng Anh là gì?
Tình trạng thiếu việc làm trong tiếng Anh là Underemployment.
2. Các hình thức của tình trạng thiếu việc làm:
Thiếu việc làm hữu hình được hiểu là tình trạng mà cá nhân làm việc ít giờ hơn số giờ lao động bình thường của vị trí toàn thời gian trong công việc mà họ đã chọn. Bởi vì hiện nay số giờ giảm, họ làm hai hoặc nhiều công việc bán thời gian để kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống.
Thiếu việc làm vô hình được hiểu cơ bản là tình trạng một cá nhân không thể tìm được việc làm trong lĩnh vực mình chọn. Chính vì thế các chủ thể là những người đó phải làm việc trong một công việc không tương xứng với kĩ năng bản thân và trong hầu hết các trường hợp, bị trả thấp hơn nhiều mức lương thông thường trong ngành của người đó.
Loại thiếu việc làm thứ ba đề cập đến tình huống trong đó các cá nhân không thể tìm được việc làm trong lĩnh vực họ mong muốn đã rời bỏ lực lượng lao động hoàn toàn, nghĩa là họ đã không tìm kiếm việc làm trong 4 tuần gần nhất theo định nghĩa về sự tham gia lực lượng lao động của Cục Thống kê Lao động Mỹ.
Số lượng những lao động thuộc loại thiếu lao động này tăng vọt trong cuộc suy thoái năm 2008 khi nền kinh tế bị rúng động sau hậu quả của sự sụp đổ thị trường và sự thay đổi của điều kiện làm việc do công nghệ phát triển.
3. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm:
Tình trạng thiếu việc làm có thể được gây ra bởi một số yếu tố. Tình trạng thiếu việc làm cũng chính là đặc trưng của thời kì trong và sau một cuộc suy thoái, khi các công ty thu hẹp quy mô và sa thải những người lao động có trình độ. Tỉ lệ thiếu việc làm cũng tăng vọt lên mức cao nhất trong cuộc suy thoái sau khủng hoảng tài chính.
Một nguyên nhân khác của tình trạng thiếu việc làm đó là những thay đổi trong thị trường việc làm do biến đổi của công nghệ. Khi chi tiết công việc thay đổi hoặc được tự động hóa, người lao động bị sa thải có thể được đào tạo lại hoặc nghỉ hưu và rút lui khỏi lực lượng lao động.
Những người khi không có đủ tiền bạc hoặc phương tiện để tự đào tạo lại thường dễ bị rơi vào tình trạng thiếu việc làm.
Chu kì kinh doanh cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. Xu hướng nhân sự theo mùa, đặc biệt là trong ngành khách sạn, có thể dẫn đến việc nhiều người lựa chọn công việc đang có sẵn và tiếp tục ở lại công việc đó. Theo một số ước tính cụ thể, gần một nửa số nhân viên nhà hàng cho rằng mình ở trong tình trạng thiếu việc làm.
4. Tìm hiểu về việc làm:
Ta hiểu về việc làm theo quy định của pháp luật Việt Nam như sau:
Việc làm được hiểu cơ bản là các hoạt động lao động, tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập và việc làm là dạng hoạt động của mỗi cá nhân nhưng lại luôn gắn liền với xã hội và được xã hội công nhận.
Bên cạnh đó Bộ luật lao động năm 2019 tại điều 9 có giải thích về khái niệm việc làm. Cụ thể:
“ Điều 9. Việc làm, giải quyết việc làm
Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.”
Từ đó có thể thấy rõ dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố:
– Việc làm được hiểu là hoạt động lao động: thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy người có việc làm thông thường phải là những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định.
– Việc làm giúp tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khản năng tạo ra thu nhập.
– Hoạt động việc làm phải hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái pháp luật, không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm . Tùy theo điều kiện kinh tế-xã hội, tập quán, quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc làm. Đây là dấu hiệu thể hiện đặc trưng tính pháp lí của việc làm.
5. Vai trò của việc làm:
Khi đi tìm hiểu và hiểu rõ về khái niệm việc làm là gì thì chúng ta càng thấy rõ Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội.
Đối với từng cá nhân thì có việc làm đi đôi với có thu nhập để nuôi sống bản thân mình, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp và chi phối toàn bộ đời sống của cá nhân. Việc làm của cá nhân gắn chặt với trình độ học vấn, trình độ tay nghề.
Đối với kinh tế thì lao động, thì ta hiểu việc làm là một trong những nguồn lực quan trọng, là đầu vào không thể thay thế đối với một số ngành, vì vậy nó là nhân tố tạo nên tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân, nền kinh tế luôn phải đảm bảo tạo cầu và việc làm cho từng cá nhân sẽ giúp cho việc duy trì mối quan hệ hài hoà giữa việc làm và kinh tế.
Đối với xã hội thì mỗi một cá nhân, gia đình là một yếu tố cấu thành nên xã hội, chính bởi vì vậy việc làm cũng tác động trực tiếp đến xã hội, một mặt nó tác động tích cực, mặt khác nó tác động tiêu cực.
Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã hội , không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ…
Ngược lại khi nền kinh tế không đảm bảo đáp ứng về việc làm cho các chủ thể là những người lao động có thể dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống xã hội và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách con người.