Tình thế bắt buộc trong sáp nhập và mua lại là gì? Phân tích ưu, nhược điểm tình thế bắt buộc trong sáp nhập và mua lại? Tình thế bắt buộc trong sáp nhập và mua lại doanh nghiệp từ góc nhìn tái cấu trúc kinh tế?
Tình thế bát buộc là một cụm từ thường được sử dụng trong kinh doanh cụ thể là đề nghị công ty và sẽ mua lại cổ phiếu với giá trị cao hơn giá trị của thị trường của công ty đó. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều trường hợp và hình thức khác nhau của tình thế bắt buộc.
Mục lục bài viết
1. Tình thế bắt buộc trong sáp nhập và mua lại là gì?
Trong kinh doanh với tình thế bắt buộc là đề nghị mua cổ phiếu của một công ty với giá cao hơn nhiều giá trị thị trường của nó ta thấy đó là một chiến lược mua lại mà bên mua đôi khi sử dụng khi nghi ngờ rằng ban quản lí hoặc cổ đông của công ty mục tiêu không sẵn sàng bán công ty của họ. Theo đó từ bắt buộc dùng để phản ánh tính thuyết phục của lời đề nghị quá hào phóng của công ty chào mua đối với công ty mục tiêu. Bằng cách đưa ra một mức giá vượt xa giá trị hiện tại trên thị trường của công ty mục tiêu, bên mua thường có thể đạt được thỏa thuận mua lại. Quản lí của công ty mục tiêu về cơ bản buộc phải chấp nhận lời đề nghị hào phóng này vì họ có nghĩa vụ phải phục vụ cho lợi ích tốt nhất của cổ đông.
Để được coi là tình thế bắt buộc, bên mua phải đưa ra lời đề nghị cao hơn giá trị thị trường cho một số lượng lớn cổ phiếu của công ty mục tiêu. Doanh nghiệp có thể đưa ra giá chào mua cao như vậy để tránh kiểu thâu tóm mang tính đối đầu, hoặc tránh phải thực hiện một hình thức sáp nhập và mua lại cần tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Công ty mua lại có thể sử dụng tình thế bắt buộc để hạn chế cạnh tranh hoặc mua hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung cho các dịch vụ hiện tại của mình.
Vì công ty mục tiêu phải tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho các cổ đông của mình, nên thường nó sẽ phải xem xét nghiêm túc lời đề nghị này, ngay cả khi trước đó không có ý định thay đổi mô hình kinh doanh hoặc thông báo rằng công ty đang tìm kiếm người mua lại. Bên cạnh đó việc các doanh nghiệp có thể đưa ra đề nghị theo kiểu tình thế bắt buộc đối với các công ty đang gặp khó khăn hoặc công ty khởi nghiệp. Trong trường hợp này, bên mua hi vọng sẽ có được tài sản sẽ có giá trị lớn hơn trong tương lai. Tuy nhiên, các công ty không có biểu hiện gặp khó khăn hoặc không tìm kiếm người mua cũng có thể bị nhắm đến.
2. Phân tích ưu, nhược điểm của tình thế bắt buộc trong sáp nhập:
Ứu điểm ở đây đó là công ty có thể đưa ra lời đề nghị theo tình thế bắt buộc có thể được cho là đang nỗ lực thực hiện một vụ thâu tóm thù địch vì nó đẩy công ty mục tiêu bị đặt vào vị trí không thể từ chối đề nghị mua lại. Bên cạnh đó không giống như một số hình thức thâu tóm thù địch khác, tình thế bắt buộc thường mang lại tình trạng tài chính tích cực cho các cổ đông. Công ty mua lại có thể cung cấp các ưu đãi bổ sung cho công ty mục tiêu để tăng khả năng họ sẽ chấp nhận vụ mua lại. Vì lí do này, tình thế bắt buộc có thể cực kì tốn kém cho công ty mua lại, và có thể khiến công ty mua lại mất nhiều thời gian hơn bình thường để thu được lợi tức đầu tư.
Việc từ chối tình thế bắt buộc có khả năng dẫn đến một vụ kiện được đệ trình thay mặt cho các cổ đông của công ty mục tiêu, nếu công ty mục tiêu không thể biện minh lí do từ chối chính đáng. Vì doanh nghiệp có trách nhiệm với các cổ đông, việc từ chối một đề nghị mà có vẻ quá tốt có thể được coi là một quyết định tồi.
Với các vướng mắc trong định giá thì giá là vấn đề tối cao trong một thương vụ mua bán và sáp nhập, có tính quyết định lượng giá trị được chuyển giao của người bán để đổi lấy quyền sở hữu doanh nghiệp và trong thương vụ mua bán và sáp nhập, các bên đều rất chú trọng thoả thuận về giá mua bán doanh nghiệp, vì đây là yếu tố quan trọng để quyết định liệu thương vụ có hoàn tất được hay không và do đó, các bên mua bán doanh nghiệp phải sử dụng các phương pháp định giá tuân theo các nguyên tắc định giá nhất định và phù hợp với giá trị thị trường, đặc biệt là khi định giá đối với tài sản không thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệ, nhưng lại đem lại lợi ích kinh tế lớn cho doanh nghiệ, những tài sản vô hình như thương hiệu, hệ thống khách hàng…
Trong mua bán và sáp nhập, công tác xác định giá trị doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình. Không chỉ góp phần đưa ra giá trị cốt lõi, việc định giá còn phần nào giúp nhà đầu tư xác định được các rủi ro họ sẽ phải đối mặt. Với vai trò quan trọng như vậy, việc định giá là khâu không thể thiếu trong các thương vụ mua bán và sáp nhập.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để định giá tài sản và định giá doanh nghiệp và tuỳ mục đích thực hiện mua bán và sáp nhập mà nhà đâu tư sẽ lựa chọn các phương pháp thích hợp. Khi thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập, các nhà đầu tư thường kỳ vọng thu được lợi ích trong tương lai từ tài sản mà mình đầu tư, trong một số trường hợp khác mục đích của việc mua bán lại là thanh lý các tài sản đã không có khả năng duy trì. Theo đó nên để ước tính giá trị chuyển nhượng trong một thương vụ, thường sử dụng 3 phương pháp định giá chính: phương pháp giá trị tài sản thuần, phương pháp chiết khấu dòng tiền và phương pháp so sánh thị trường.
3. Tình thế bắt buộc trong sáp nhập và mua lại doanh nghiệp từ góc nhìn tái cấu trúc kinh tế:
Chúng ta thấy đối với quá trình tái cấu trúc kinh tế tạo sức ép buộc những doanh nghiệp còn trụ lại được phải là những doanh nghiệp khỏe mạnh và đã được sàng lọc và góp phần hình thành nên những tổ chức mới, những tập đoàn phù hợp và hoạt động có hiệu quả trong tình hình mới, từ đó gia tăng các động lực tích cực cho phát triển kinh tế, góp phần cải thiện cơ cấu và độ mở, sự gắn kết và khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của mỗi doanh nghiệp nói riêng, của nền kinh tế nói chung. Hoạt động làm thay đổi cơ cấu sở hữu, quyền kiểm soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh, từ đó góp phần mở ra những cơ hội kinh doanh mới, tăng cường vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khởi đầu một chu kỳ phát triển mới cho một doanh nghiệp hay một thương hiệu lâu năm.
Ðể phát triển lành mạnh hoạt động mua bán và sáp nhập hỗ trợ quá trình tái cấu trúc kinh tế ở Việt Nam thời gian tới, cần bổ sung, cụ thể hóa quy định pháp lý về trách nhiệm của các bên khi tham gia mua bán và sáp nhập đối với quyền lợi của người lao động và cổ đông, có các tiêu chí cụ thể để xác định nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác trong nước và bổ sung quy định về mua bán và sáp nhập theo chiều dọc và tổ hợp, giảm thiểu nguy cơ mua bán và sáp nhập dẫn tới độc quyền doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tham gia mua bán và sáp nhập nên chủ động xây dựng chiến lược mua bán và sáp nhậpthực tế và khôn ngoan, tránh tình trạng bị ép giá, bị lừa đảo và bị hớ do thiếu hiểu biết cả về pháp lý, lẫn về đối tác, được tạo điều kiện cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho giao dịch; đồng thời, cần xác lập nghĩa vụ doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước và thị trường.
Trong thời gian tới, cần phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ môi doanh nghiệp quy định các điều kiện cần và đủ đối với một tổ chức tư vấn mua bán và sáp nhập cụ thể với năng lực tài chính, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm… để tạo điều kiện và nhanh chóng cấp phép thành lập các công ty tư vấn mua bán và sáp nhập ban hành quy chế sử dụng tư vấn mua bán và sáp nhập chuyên nghiệp đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp nắm được đầy đủ thông tin về đối tác, cách định giá tài sản của doanh nghiệp và đối tác cũng như các vấn đề cần quan tâm giải quyết hậu mua bán và sáp nhập
Có thể thây theo các quy định liên quan đến hoạt động mua bán và các hoạt động về sáp nhập hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động mua bán và sáp nhập, trong khi đó, các vấn đề về mặt nội dung cũng cần phải được quy định đầy đủ hơn, bởi vì hoạt động mua bán và sáp nhập có nhiều nội dung liên quan đến định giá doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề tài chính, cổ phần, cổ phiếu, thuế, phí… của doanh nghiệp trong và sau quá trình mua bán và sáp nhập. Để thúc đẩy thị trường mua bán và sáp nhập ngày càng phát triển thì vấn đề hoàn thiện khung pháp lý mua bán và sáp nhập cần chuyên biệt, không dựa quá nhiều trên các khung pháp lý về cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung pháp lý này sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán, hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.