Trong đời sống hàng ngày kinh tế là một thuật ngữ quá quen thuộc và được sử dụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có nhiều thuật ngữ được sử dụng xoay quanh vấn đề này. Một trong số đó chúng ta phải kể đến tính không co giãn trong kinh tế. Vậy tính không co giãn trong kinh tế là gì? Đặc điểm và độ co giãn của cầu?
Mục lục bài viết
1. Tính không co giãn trong kinh tế là gì?
Ta hiểu về kinh tế như sau:
Kinh tế với nghĩa rộng sẽ bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau được nhà nước thừa nhận cụ thể như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, logistic…
Hiện nay là thời đại công nghệ số thì đa số mọi thứ đều diễn ra trên nền tảng công nghệ thông tin, cũng chính bởi vì vậy mà khái niệm về kinh tế số cũng xuất hiện và dần lớn mạnh. Có nhiều quan điểm của các chủ thể khác nhau cho rằng kinh tế số chính là một nền kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ số.
Về bản chất thì kinh tế số cũng chính là một mô hình tổ chức và thực hiện hoạt động dựa trên nền tảng và các ứng dụng công nghệ điện tử. Cũng chính vì thế mà ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng thường xuyên trong đời sống hàng ngày.
Điển hình cụ thể như ở các trang mạng điện tử, các video quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, vận chuyển hàng hóa… Việc này xảy ra cũng đã góp phần đem lại nhiều tiện ích cho các chủ thể là những người sử dụng dịch vụ, đồng thời mở rộng được phạm vi kinh doanh.
Ta hiểu về kinh tế học cụ thể như sau:
– Đầu tiên, kinh tế học chính là một môn khoa học xã hội, vì kinh tế học tập trung nghiên cứu và phân tích về hành vi con người. Nói đến các cách thức xã hội sử dụng các nguồn lực kinh tế, thật ra vẫn phải quy về việc phân tích hành vi của các cá nhân sản xuất và tiêu dùng có liên quan đến việc sử dụng những nguồn lực trên.
– Thứ hai, khác với các khoa học xã hội khác cũng có sự quan tâm đến hành vi của con người, kinh tế học chỉ tập trung nghiên cứu về hành vi kinh tế của con người. Đó là những hành vi lựa chọn trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Như ta đã biết, các vấn đề kinh tế cũng sẽ chỉ nảy sinh khi có sự khan hiếm. Cũng chính do đó, hành vi kinh tế của các cá nhân luôn luôn gắn chặt với tình trạng khan hiếm của các nguồn lực.
– Thứ ba, khi các nguồn lực là khan hiếm, lựa chọn kinh tế của các cá nhân hay xã hội có thể quy về những lựa chọn cơ bản nhất mà mọi cộng đồng người đều phải đối diện với những vấn đề sau: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai.
– Thứ tư, theo nghĩa rộng, kinh tế học còn có thể nghiên cứu cách thức xã hội quản lý các nguồn lực khan hiếm cả trong các hệ thống kinh tế thị trường (có tính đến sự can thiệp của nhà nước) lẫn các hệ thống kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, như trên chúng ta đã đề cập, trong điều kiện của thế giới đương đại, mô hình kinh tế hỗn hợp hay kinh tế thị trường là mô hình phổ biến. Cũng chính bởi vì thế, kinh tế học thị trường vẫn là nội dung chính của kinh tế học.
Từ những phân tích nêu trên thì ta hiểu kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu về cách thức lựa chọn của các cá nhân và xã hội trong việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để sản xuất các sản phẩm đầu ra (hữu hình và vô hình) và phân phối chúng cho các thành viên khác nhau của xã hội.
Theo một khái niệm chung nhất, ta hiểu cơ bản kinh tế học là một bộ môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng tác nhân tham gia vào nền kinh tế nói riêng. Vấn đề khan hiếm nguồn lực xảy ra cũng yêu cầu các nền kinh tế hay các đơn vị kinh tế phải giải quyết đối với sự lựa chọn.
Các chủ thể là những nhà Kinh tế cho rằng: Kinh tế học chính là khoa học của sự lựa chọn. Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý các nguồn lực hạn chế để đạt được thỏa mãn tối đa nhu cầu vật chất của con người. Đặc biệt, kinh tế học nghiên cứu hành vi trong sản xuất, phân phối, và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trong thế giới nguồn lực hạn chế.
Như vậy, ta nhận thấy rằng, hiện nay, kinh tế học quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế tổng thể và hành vi của các chủ thể kinh tế riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các chủ thể là những doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng, người lao động và chính phủ. Mỗi chủ thể kinh tế sẽ đều có mục tiêu tối cao để nhằm mục đích có thể hướng tới, đó là mục tiêu tối đa hóa các lợi ích kinh tế của họ. Mục tiêu của các doanh nghiệp đó chính là tối đa hóa lợi nhuận, mục tiêu của các hộ tiêu dùng là tối đa hóa ích lợi khi tiêu dùng và mục tiêu của chính phủ là tối đa hóa phúc lợi xã hội. Kinh tế học ra đời cũng có nhiệm vụ giúp các chủ thể kinh tế giải quyết các bài toán tối đa hóa lợi ích kinh tế này.
2. Tìm hiểu về tính không co giãn trong kinh tế:
Khái niệm tính không co giãn trong kinh tế:
Kinh tế được hiểu cơ bản chính là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích có thể tạo ra sản phẩm, hàng hóa để các chủ thể sẽ buôn bán, trao đổi trên thị trường. Mục đích chính của kinh tế đó cũng nhằm để có thể thu được những lợi ích nhất định về lợi nhuận, phục vụ cho nhu cầu của cá nhân.
Tính không co giãn thực chất là một thuật ngữ kinh tế đề cập đến số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ không đổi khi giá của nó thay đổi.
Tính không co giãn có nghĩa là khi giá tăng, thói quen mua hàng của các chủ thể là những người tiêu dùng vẫn giữ nguyên, và khi giá giảm, thói quen mua hàng của các chủ thể là những người tiêu dùng cũng không thay đổi.
Tính không co giãn trong tiếng Anh là gì?
Tính không co giãn trong tiếng Anh là Inelasticity.
3. Đặc điểm của tính không co giãn:
Tính không co giãn thực chất có nghĩa là khi thay đổi 1% giá hàng hóa hoặc dịch vụ thì thay đổi về lượng cầu hoặc lượng cung ít hơn 1%.
Ví dụ cụ thể như trong trường hợp nếu giá của một loại thuốc thiết yếu thay đổi từ 200 USD lên 202 USD, tăng 1% và lượng cầu thay đổi từ 1.000 đơn vị thành 995 đơn vị, giảm ít hơn 1%, thì thuốc sẽ được coi là hàng hóa không co giãn.
Nhu yếu phẩm và các phương pháp điều trị y tế tương đối là không co giãn vì chúng cần thiết cho sự sống còn của con người, trong khi với hàng hóa xa xỉ có xu hướng co giãn nhiều hơn.
Đường cầu về một hàng hóa không có tính co giãn hoàn toàn được mô tả như là một đường thẳng đứng trong đồ thị bởi vì lượng cầu như nhau ở bất kì mức giá nào.
Cung hàng hóa có thể không co giãn hoàn toàn trong trường hợp hàng hóa đó là duy nhất, chẳng hạn cụ thể như như tác phẩm nghệ thuật. Cho dù các chủ thể là những người tiêu dùng sẵn sàng trả bao nhiêu cho nó thì không bao giờ có thể có nhiều hơn một tác phẩm gốc.
Hàng hóa có tính không co giãn: Không có ví dụ về hàng hóa hoàn toàn không co giãn. Nếu có, điều đó có nghĩa là các chủ thể là những nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể tính giá bất kì nếu các chủ thể đó cảm thấy thích và người tiêu dùng vẫn sẽ cần mua chúng. Hàng hóa có tính không co giãn nhất chỉ có thể là nước và không khí.
Độ co giãn của cầu:
Ngược lại, hàng hóa hoặc dịch vụ có tính co giãn là là khi 1% thay đổi về giá sẽ tạo ra sự thay đổi về lượng cung hoặc lượng cầu nhiều hơn 1%.
Hiện nay, đa số các hàng hóa và dịch vụ đều có tính co giãn bởi vì chúng không phải là duy nhất và luôn có sản phẩm khác thay thế.
Đường cầu co giãn hoàn toàn cũng được mô tả guống như một đường nằm ngang bởi vì bất kì thay đổi nào về giá đều gây ra sự thay đổi vô hạn về lượng cầu.
Tính không co giãn của hàng hóa dịch vụ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định lượng cung.
Cụ thể như nếu một nhà sản xuất điện thoại thông minh biết rằng việc giảm giá sản phẩm mới nhất của mình xuống 5% sẽ khiến doanh số tăng 10%, chính bởi vì thế quyết định giảm giá có thể mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu giảm giá điện thoại thông minh xuống 5% chỉ dẫn đến tăng 3% doanh số, thì quyết định giảm giá không chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận.