Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức khi thiếu hụt về tài chính thường tìm đến các khoản vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng để thỏa mãn như cầu vật chất và tinh thần của bản thân; hoạt động này được gọi là hoạt động tín dụng cá nhân. Vậy tín dụng cá nhân là gì? Đặc điểm, và các vấn đề liên quan?
Mục lục bài viết
1. Tín dụng cá nhân là gì?
Mối quan hệ vay và cho vay sẽ luôn có những sợ rằng buộc nhất định thông qua các quy định về vay tín dụng sẽ luôn đi kèm với các mức lãi suất đúng với quy định mà từ hai phía người vay và người cho vay chấp nhận thực hiện
Bên cạnh đó tín dụng ngân hàng sẽ là quan hệ tín dụng giữa bản thân của ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng với các cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ đứng ra làm trung gian đứng giữa thực hiện hoạt động cho vay và đi vay để đảm bảo. Hiện nay chủ thể vay tín dụng bao gồm các cá nhân và doanh nghiệp và trong bài viết này ta sẽ đi tìm hiểu về chủ thể là các cá nhân trong hoạt động vay tín dụng cá nhân.
Tín dụng cá nhân là : việc các khách hàng, cá nhân có nhu cầu vay tín dụng phục vụ trong đời sống để xay nhà du học, mua ô tô, là kinh doanh hay tiêu dùng cơ bản khi cần thiết,…
2. Đặc điểm của tín dụng cá nhân:
2.1. Tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin:
Tín dụng xuất phát từ chữ Credit trong tiếng Anh-có nghĩa là lòng tin, sự tin tưởng, tín nhiệm. Có thể nói, trong xã hội xét tại một thời điểm bất kỳ nào đó luôn xảy ra hiện tượng có những người có vốn dư thừa, và những người thiếu hụt vốn tạm thời. Hiện tượng này đòi hỏi phải điều hòa các nguồn vốn từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu hụt vốn. Tuy nhiên quá trình này chỉ có thể xảy ra khi bên cần vốn (người đi vay) và người có vốn (người cho vay) thực sự tin tưởng nhau, lòng tin giữa người với người đóng một vai trò quan trọng. Bất kỳ ngân hàng, tổ chức tín dụng nào khi tiến hành cho vay tín dụng không phải ngẫu nhiên mà ngân hàng, các tổ chức tín dụng lại bỏ một số tiền lớn của mình tự nguyện trao cho người khác. Đầu tiên, khi tiến hành cho vay tín dụng ngân hàng, các tổ chức tín dụng hướng đến là lợi ích là lãi suất từ khoản tiền cho vay theo phần trăm mà pháp luật quy định.Tiếp theo, khi tiền hành cho các cá nhân vay sẽ góp phần cải thiện cuộc sống của họ.
Ta có thể thấy rằng các cá nhân khi tiến hành vay tín dụng chủ yếu để nhằm đáp ứng các nhu cầu tất yếu của cuộc sống về vật chất và tinh thân như việc chi tiêu sinh hoạt trong khoảng thời gian nhất định hay có vốn để có thể đầu tư kinh doanh phát triển cuộc sống, có một chiếc ô tô che mưa, che nắng để đi lài nhưng họ điều kiện của họ tại thời điểm hiện tại không cho phép mà một trong cách phổ biến nhất để đáp ứng nhu cầu đó là vay tín dụng từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Những lý do vay tín dụng của các cá nhân đôi khi cũng là cơ sở để các ngân hàng và tổ chức tín dụng tiến hành cho vay họ tin rằng việc cho các cá nhân vay tín dụng một mặt sẽ giúp cải thiện cuộc sống của các cá nhân đi vay, mặt khác giúp cải thiện xã hội và góp phần kéo theo sự phát triển của nền kinh tế bởi lẽ xã hội cũng hình thành từ những cá nhân mà lên. Chính vì điều này các Ngân hàng, tổ chức tín dụng khi tiến hành cho vay tín dụng rất quan trọng chữ “tín” đặt hết lòng tin vào việc khách hàng sẽ sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Ngoài ra lòng tin còn thể hiện ở khả năng chi trả của các cá nhân. Các Ngân hàng, tổ chức tín dụng khi tiến hành cho các cá nhân vay tín dụng họ họ luôn có lòng tin rằng các cá nhân sẽ hoàn trả lại số tiền gốc và lãi đúng thời hạn như đã cam kết. Một người đã để mất lòng tin của mình thì như đối với các trường hợp khất nợ ngân hàng nhiều lần số tiền gốc trồng lãi trong một thời gian dài thì sau này trong cuộc sống việc có những khoảng thời gian khó khăn trong tài tính là gần như chắc chắn và muốn tìm đến ngân hàng để giải quyết nhưng khi không còn lòng tin thì việc vay tín dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy trong tín dụng cá nhân lòng tin là cơ sở để hoạt động tín dụng cá nhân được diễn ra.
2.2. Đảm bảo tính hoàn trả về thời gian và giá trị:
Hoạt động vay tín dụng đối với các cá nhân không phải là vĩnh cửu, không có điểm kết thúc trong hoạt động cho vay tín dụng không kể là cá nhân hay doanh nghiệp tùy từng loại phương thức vay ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn đều có sự thỏa thuận về thời điểm hoàn trả. Hoàn trả ở đây là hoàn trả về số tiền gốc mà ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho vay và khoản tiền lãi thu được từ khoản tiền vay đó theo phần trăm mà pháp luật quy định. Nguồn vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng sử dụng để cho vay được lấy từ nguồn vốn huy động, ngân hàng chỉ đóng vai trò là trung gian nhận tiền từ bên gửi (bên thừa tiền) và cho bên vay tiền (bên thiếu tiền); do vậy, tất cả các khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng đều phải có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng có thể hoàn trả vốn huy động.
Để xác minh thời hạn cho vay hợp lý, ngân hàng phải căn cứ vào tính chất thời hạn của nguồn vốn của mình và quá trình luân chuyển của đối tượng cho vay. Nếu nguồn vốn của ngân hàng ổn định thì thời hạn cho vay có thể dài hơn; và ngược lại, nếu nguồn vốn của ngân hàng không ổn định và kỳ hạn ngắn, ngân hàng chỉ có thể cho vay với thời hạn ngắn để đảm bảo tính thanh toán. Đồng thời, thời hạn cho vay nhỏ hơn chu kỳ vận động vốn của người đi vay, khi đó đến kỳ trả nợ mà khách hàng vẫn chưa có nguồn vốn để trả, gây khó khăn cho khách hàng. Nhưng nếu thời hạn vay dài hơn chu kỳ luân chuyển vốn, khách hàng rất có thể sẽ sử dụng vốn vay không đúng mục đích vay mà ngân hàng khó có thể kiểm soát được, gây nhiều rủi ro cho ngân hàng.
Về giá trị hoàn trả hoạt động vay tín dụng theo nguyên tắc có vay có trả và hoạt động tín dụng cá nhân cũng không ngoại lệ; Khi hết thời sử dụng vốn, các cá nhân sẽ phải hoàn trả lại số tiền đã vay. Trên thực tế, sự hoàn trả này thường có giá trị lớn hơn so với khoản tín dụng ban đầu; khoản tín dụng này được gọi là lãi suất tín dụng. Số tiền mà các cá nhân được ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho vay trong khoảng thời gian đó nếu không cho các cá nhân vay thì ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác thì việc tiền sinh ra tiền cũng là lẽ thường. Chính vì vậy khoản tiền lãi thu được cũng được là hợp lý trong hoạt động tín dụng cá nhân.
2.3. Tính thời hạn:
Xuất phát từ bản chất của tín dụng là sự tín nhiệm, người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả vào một ngày trong tương lai. Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận, người đi vay hoàn trả cho người cho vay. Việc tính thời hạn thời gian cho vay phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữ các bên bởi lẽ vay tín dụng cũng là một dạng hợp đồng vì vậy nguyên tắc tự do, ý chí sẽ là chủ yếu. Thời gian hoàn trả giá trị tiền vay sẽ phụ thuộc vào việc các bên lựa chọn cách thức, phương thức nào như là vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hay dài hạn,… Khi đã đến thời gian do các bên thỏa thuận thì bên vay phải hoàn trả cả gốc và lãi cho bên cho vay.
2.4. Tín dụng ẩn chứa nhiều khả năng rủi ro:
Khác với tín dụng doanh nghiệp chủ thể đi vay là các doanh nghiệp có trụ sở được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước vì vậy những thông tin được cung cấp bởi các đối tượng đi vay là doanh nghiệp rất là chi tiết và đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối trong hoạt động cho vay tín dụng nhưng đối với cá nhân thì khác do sự không cân xứng về thông tin các thông tin được cá nhân là đối tượng đi vay cung cấp không rõ ràng và độ chính xác không cao; không như doanh nghiệp cá nhân là người vì vậy việc di chuyển nhiều nơi, thay đổi liên tục nơi cư trú và không ngoại trừ trường hợp các cá nhân lẩn trốn, không tự nguyện hoàn trả lại khoản tiền đã vay đây sẽ là một khó khăn lớn cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong việc thu hồi vốn hay đối với tài sản thế chấp mặc dù khi thế chấp tại ngân hàng có đầy đủ giấy tờ sở hữu nhưng trên thực tế có nhiều tài sản về hình thức có đầy đủ những giấy tờ về sở hữu hợp pháp nhưng vẫn ẩn chứa nhiều tranh chấp khác nhau như đối với đất đai việc cấp đất không có căn cứ pháp luật hay là tranh chấp khác liên quan,… Vấn đề này sẽ ảnh hưởng và tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với việc cho các doanh nghiệp vay
Ngoài ra có nhiều trường hợp người đi vay không hiểu rõ hết về hoạt động vay tín dụng. Thực tế cho thấy có nhiều cá nhân đi vay là những người nông thôn, dân tộc thiểu số có những người do chưa hiểu hết về hoạt động cho vay mặc dù đã được phổ biến nhưng vẫn chưa hiểu rõ đối với hoạt động vay tín dụng cá nhân nên đến lúc hoàn trả lại xảy ra tranh chấp khiến ngân hàng mất thời gian và tìm ẩn rủi ro thiếu hụt vốn hoàn lại.
3. Chủ thể của tín dụng cá nhân:
Chủ thể của hoạt động tín dụng cá nhân bao gồm : bên cho vay là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng có nguồn vốn huy động lớn đứng ra làm trung gian và bên vay là các cá nhân nhân có nhu cầu vay vốn để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của cuộc sống hay tạo lập nguồn vốn đề kinh doanh trên thị trường,…