Tìm hiểu về tổ chức chính trị - xã hội là gì? Tìm hiểu về Hội hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Thành phố Hà Nội?
Tổ chức chính trị – xã hội là một trong những tổ chức xã hội có vai trò và ý nghĩa quan trọng đã góp phần vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Tổ chức chính trị – xã hội là tổ chức mang màu sắc chính trị, đại diện cho ý chí của các tầng lớp trong xã hội trong hoạt động của bộ máy nhà nước. Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều tổ chức chính trị – xã hội ra đời, một trong số đó thì chúng ta sẽ cần phải kể đến Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về tổ chức chính trị – xã hội là gì?
Ta hiểu về tổ chức chính trị – xã hội như sau:
Hiểu một cách đơn giản thì các tổ chức chính trị – xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên mà những thành viên đó đại diện cho một lực lượng xã hội nhất định tham gia vào thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.
Căn cứ vào quy mô và tính chất hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội mà các tổ chức này thường hay tồn tại và hoạt động bên cạnh các tổ chức chính trị với tính chất hỗ trợ các hoạt động của các tổ chức chính trị của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay, các tổ chức chính trị – xã hội thường hay hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả nước.
Các tổ chức chính trị – xã hội còn có điều lệ hoạt động do đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu các thành viên thông qua. Các tổ chức chính trị – xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị và đã trở thành một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Tổ chức chính trị – xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua.
Vị trí, vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội:
Các tổ chức chính trị – xã hội thống nhất giữa hai mặt chính trị và xã hội. Điều này thể hiện sự tập hợp đoàn kết các lực lượng quần chúng đông đảo để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Phương thức tổ chức và hoạt động của các tổ chức này tuy khác với tổ chức Đảng và các cơ quan nhà nước nhưng đều gắn chặt với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó. Các tổ chức chính trị – xã hội là hình thức tổ chức động viên, triển khai nguồn lực con người cho các mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong công cuộc do Đảng lãnh đạo, Nhà nước thống nhất quản lí. Cùng với Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội hợp thành hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó Đảng giữ vai trò và trọng trách là người lãnh đạo trực tiếp. Trong hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam, với tính chất chính trị và tính chất xã hội rộng lớn, các tổ chức chính trị – xã hội đóng vai trò là người tổ chức, vận động đông đảo quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ đặt ra đối với cách mạng Việt Nam thông qua những hình thức phù hợp.
Có thể nhận thấy rõ rằng trong hệ thống chính trị – xã hội Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. So với các tổ chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị – xã hội có tính trực tiếp hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Trong điều kiện cụ thể như hiện nay, điều đáng chú ý là các hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh tế ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng. Và, mối liên hệ giữa kinh tế với chính trị càng phát triển thì các tổ chức hội đoàn kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống chính trị, luật pháp của nước ta theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Đó cũng là xu hướng có tính khách quan trong sự phát triển của nền dân chủ hiện nay. Điều này dù không trực tiếp quyết định thể chế chính trị, luật pháp nhưng việc ban hành và thực thi chính sách, pháp luật không thể không tính đến nhu cầu, lợi ích cũng như vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội hay sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội kinh tế vào quá trình đó.
Với vị trí và vai trò của mình, mỗi thành viên trong hệ thống chính trị nước ta có nhiệm vụ quan trọng với các hình thức cơ bản cụ thể như sau:
– Tham gia xây dựng Đảng thông qua các hoạt động như: góp ý xây dựng các đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, tham gia vào công tác xây dựng Đảng…
– Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước thông qua các hoạt động như: tham gia công tác bầu cử; tham gia tuyển chọn các chức danh cụ thể trong bộ máy nhà nước…
– Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật thông qua các hoạt động: kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sáng kiến xây dựng pháp luật; cử đại diện tham gia vào các ban soạn thảo, tổ biên tập các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác, các đề án, chính sách cụ thể; tổ chức góp ý kiến vào các dự thảo vãn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, đề án…
– Tham gia giám sát và phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua nhiều hình thức nhằm góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong việc xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận trong xã hội.
– Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nâng cao ý thức pháp luật, chấp hành chính sách, pháp luật.
– Tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước…
2. Tìm hiểu về Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội:
Khái niệm Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội:
Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội là tổ chức chính trị – xã hội, có chức năng phát triển các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nhân dân Hà Nội và nhân dân Cu Ba; có các đối tác là các tổ chức quần chúng, các hội hữu nghị với Cu Ba với Việt Nam, là thành viên và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hà Nội, đồng thời chịu sự quản lí nhà nước của các Sở, Ban, Ngành liên quan.
Hoạt động của hội phù hợp với Điều lệ của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hà Nội và điều lệ của Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba và phù hợp với luật pháp Việt Nam.
Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội trong tiếng Anh là gì?
Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội trong tiếng Anh là The Vietnam – Cuba Friendship Association of Hanoi.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội:
Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
– Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn tích cực tuyên truyền và giới thiệu với nhân dân thủ đô Hà Nội về đất nước và con người Cu Ba và thủ đô La habana, về tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Cu Ba và hai thủ đô Hà Nội và La habana.
– Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức, quản lí và hướng dẫn các chi hội tiến hành các hoạt động giao lưu hữu nghị dưới hình thức: Gặp gỡ chào mừng nhân những sự kiện chính trị – xã hội quan trọng giữa nhân dân hai nước. Tạo điều kiện và giúp đỡ cho các cán bộ, chuyên gia các ngành khoa học, các tổ chức xã hội cùng nhau hợp tác trao đổi thông tin trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục… và các lĩnh vực khác giữa hai thủ đô đó là thủ đô Hà Nội và thủ đô La Habana.
– Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn động viên hội viên của Hội tích cực tham gia các hoạt động, phong trào vì tình đoàn kết, hữu nghị; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa – thể thao, du lịch, hội thảo về kinh tế khoa học kĩ thuật để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Cu Ba và Việt Nam, đặc biệt giữa nhân dân thủ đô Hà Nội và thủ đô La Habana; nhằm mục đích để có thể tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân Cu Ba đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng.
– Hội hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Thành phố Hà Nội có nhiệm vụ và quyền hạn được thiết lập các mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các tổ chức tương ứng ở thủ đô La Habana và ở Cu Ba; được trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết đến hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.