Tìm hiểu về lãi suất và lạm phát? Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất? Ảnh hưởng của sự tăng hoặc giảm giữa lạm phát và lãi suất? Lạm phát nên thực hiện đầu tư gì?
Việt Nam được biết đến là một đất nước có tỷ lệ lạm phát khá cao. Mức lạm phát quá cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống và nền kinh tế. Sự tăng giảm lãi suất cũng phần nào làm thay đổi nhu cầu tiêu dùng và giá sản phẩm. Vì thế, lãi suất và lạm phát được xem là hai yếu tố tài chính vô cùng quan trọng; và chúng có mối tương quan gián tiếp đến nhau.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về lãi suất và lạm phát:
1.1. Tìm hiểu về lãi suất:
Ta hiểu về lãi suất như sau:
Lãi suất được biết đến chính là tỉ lệ mà dùng để tính số tiền lãi phải trả từ người vay đối với người cho vay dựa trên khoản tiền vay cam kết ban đầu.
Hay nói chính xác hơn, lãi suất là % tiền gốc phải trả trong khoảng thời gian đã được xác định từ trước, thông thường được tính theo năm.
Đây là một công cụ rất quan trọng của chính sách tiền tệ hiện hành. Nó cũng là chỉ số để tính đến biến số lạm phát, đầu tư hoặc thất nghiệp.
Các loại lãi suất phổ biến trên thị trường hiện nay đó chính là các loại sau đây:
– Lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
– Lãi suất cho vay.
– Lãi suất thả nổi.
– Lãi suất tín dụng.
– Lãi suất chiết khấu ngân hàng.
– Lãi suất cơ bản.
– Lãi suất liên ngân hàng.
1.2. Tìm hiểu về lạm phát:
Ta hiểu về lạm phát như sau:
Lạm phát là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung. Điều này có nghĩa là chỉ cần mức giá trung bình tăng lên, chứ không nhất thiết là giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên cùng một tỷ lệ.
Khi so sánh với thế giới thì lạm phát là sự sụt giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của những quốc gia khác.
Lạm phát có 3 loại chính, cụ thể đó là:
– Lạm phát vừa phải – lạm phát ở mức 1 con số.
– Lạm phát phi mã – lạm phát ở mức 2 đến 3 con số.
– Siêu lạm phát – lạm phát tăng với tốc độ vượt xa lạm phát phi mã.
2. Mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất:
Mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất và lạm phát được biểu hiện như sau:
Khi ngân hàng nhà nước thực hiện nới lỏng tiền tệ, có nghĩa là cắt giảm lãi suất cơ bản sẽ khiến lãi suất trên các khoản vay cũng giảm theo. Điều này sẽ làm người dân quan tâm hơn đến các khoản vay. Từ đó, lượng tiền lưu thông và mức tiêu dùng sẽ tăng lên. Cùng lúc đó, cung tiền với giá rẻ làm giá trị đồng của quốc gia so với các loại ngoại tệ khác bị thấp đi. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát có thể sẽ tăng lên.
Ngược lại, khi ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ, thực hiện tăng lãi suất cơ bản, các ngân hàng thương mại cũng sẽ tăng lãi suất cho vay. Điều này đương nhiên cũng sẽ làm nhu cầu về tiền giảm xuống. Thay vì đi vay hay dùng tiền, người dân thích gửi tiền vào ngân hàng để được hưởng mức lãi suất cao. Nhu cầu tiêu dùng cũng trở nên thấp đi, làm giảm nguy cơ tăng giá hàng hóa. Lãi suất tăng sẽ làm giảm lượng tiền lưu thông ngoài thị trường, ảnh hưởng tích cực lên đồng tiền của quốc gia đó. Vì vậy lạm phát sẽ thấp.
Theo quy luật kinh tế của thị trường ta nhận thấy:
– Chỉ số lạm phát phải < lãi suất tiền gửi.
– Lãi suất tiền gửi phải < lãi suất cho vay.
Như vậy, mối quan hệ của hai biến tài chính này là: Có quan hệ chặt chẽ; Có tác động qua lại và nó cũng vừa là nguyên nhân và hệ quả của nhau.
Còn mối quan hệ giữa lãi suất kép và lạm phát thì lại khác. Bởi lãi suất kép phát sinh khi phần lãi vừa đạt được được thêm vào vốn ban đầu. Nó là một hình thức gia tăng nguồn tiền trong đầu tư mà thôi.
Lạm phát và lãi suất nên được duy trì ra sao?
Nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn so với mức lãi suất, việc gửi tiền vào các ngân hàng sẽ vô ích; vì đồng tiền mất giá nhanh hơn lãi suất được hưởng. Vì thế, người tiêu dùng muốn dùng tiền để mua hàng hóa hoặc thanh toán dịch vụ; điều này tác động xấu tới nền kinh tế nói chung. Nếu mức lãi suất và tỷ lệ lạm phát tương đương nhau, tình hình cũng sẽ có những diễn biến tương tự nhưng ở tốc độ chậm hơn.
Các chuyên gia kinh tế vĩ mô nhận định rằng, giả định tốt nhất cho nền kinh tế của một quốc gia là mức lãi suất phải cao hơn so với tỷ lệ lạm phát. Như vậy, lạm phát trong kinh tế vĩ mô là một chỉ số có tính bao quát phản ánh những biến động vĩ mô trong nền kinh thế như: tiền tệ, chính sách về tài chính, cung cầu của hàng hóa, tiêu dùng,…
Ta nhận thấy, lạm phát và lãi suất có quan hệ chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người tiêu dùng. Nên phải bảo vệ mình trước lạm phát, đừng chỉ ngồi nhìn đồng tiền bị mất giá, hãy đầu tư đồng tiền nhàn rỗi của mình một cách thông minh để giúp nó sinh lời hiệu quả.
3. Ảnh hưởng của sự tăng hoặc giảm giữa lạm phát và lãi suất:
Mỗi quốc gia sẽ tồn tại mức lãi suất khác nhau; được ấn định bởi các cơ quan quan quản lý tài chính quyền lực như Ngân hàng Trung ương Châu Âu tại Liên minh Châu Âu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại Nhật,…
Khi Ngân hàng Trung ương cắt giảm lãi suất khiến cho lãi suất trên các khoản vay giảm; điều này sẽ khiến người dân quan tâm hơn đến các khoản vay. Do vậy, lượng tiền lưu thông và mức tiêu dùng xã hội cũng tăng. Cùng lúc đó, lượng cung tiền với giá rẻ sẽ làm giá trị đồng tiền quốc gia thấp đi so với các loại ngoại tệ khác. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ lạm phát có thể tăng lên. Ngược lại, mức lãi suất cao làm cho nhu cầu về tiền giảm xuống; dẫn tới giảm tổng lượng tiền trong lưu thông.
Người dân thích gửi tiền vào ngân hàng hay đầu tư để hưởng lợi từ mức lãi suất cao. Việc tăng lãi suất như vậy sẽ ảnh hưởng tích cực lên đồng tiền của một quốc gia. Nhu cầu tiêu dùng vì thế mà thấp đi; khiến nguy cơ tăng giá hàng hóa giảm. Vì thế mà lạm phát thấp.
4. Lạm phát nên thực hiện đầu tư gì?
Các chủ thể nên gửi tiết kiệm ngân hàng:
Đã từ lâu, gửi tiết kiệm hay mua vàng là những kênh đầu tư phổ biến vì mang lại cảm giác an toàn. Là hình thức kiếm tiền mà bạn không cần phải bỏ thời gian và công sức nhưng nó sẽ không đem về nhiều lợi nhuận như những hình thức khác.
Có thể thấy, tận dụng lãi suất kép và lạm phát là một phương pháp sinh lời vô cùng hiệu quả nếu bạn chủ động gửi tiết kiệm từ sớm và đều đặn. Điểm mấu chốt để biết có nên gửi tiết kiệm trong thời điểm hiện tại hay không là lãi suất thực. Phải tìm hiểu về lạm phát và lãi suất, thường xuyên so sánh giữa lãi suất niêm yết của ngân hàng và tỷ lệ lạm phát để đưa ra quyết định chính xác nhất. Nếu lãi suất danh nghĩa cao nhưng tỷ lệ lạm phát còn cao hơn thì lãi suất thực tế sẽ bị âm.
Các chủ thể nên mua vàng dự trữ:
Trước đây, vàng thường được coi là hàng rào chống lạm phát hiệu quả qua các năm. Vàng trong lịch sử đã hoạt động tốt trong thời dài; vì nó có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt bất cứ khi nào bạn muốn. So với các khoản đầu tư khác, vàng có tính thanh khoản cao.
Nhưng vàng không phải là một khoản đầu tư thụ động như cổ phiếu và trái phiếu. Thu nhập duy nhất bạn có thể nhận được từ vàng là khi nó được bán trên thị trường. Vàng phải được cất giữ và bảo vệ cẩn thận vì nó có giá trị cao. Chưa kể, đầu tư vàng thì an toàn nhưng lại không phải kênh tạo ra lợi nhuận bền vững. Đối với thị trường vàng trong nước, người mua còn gặp phải rủi ro hơn về giá; khả năng sắp tới giá thế giới tăng mà trong nước không theo kịp.
Trái phiếu doanh nghiệp:
Trái phiếu doanh nghiệp được biết đến là một loại chứng khoán nợ được doanh nghiệp phát hành; nhằm huy động vốn với mục đích đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phát hành có nghĩa vụ trả cả gốc và lãi cho người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu là công cụ đơn giản, gần gũi, dễ kiểm soát. Ở đây, mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất chính là trái phiếu có lãi suất điều chỉnh theo biến động mất giá của đồng tiền. Nhìn chung, trái phiếu cũng là một kênh đầu tư tài chính chống lạm phát cực kỳ hiệu quả.
Việc đầu tư vào trái phiếu sẽ an toàn và ít rủi ro; lãi suất mà các chủ thể có thể nhận được thường kỳ là cố định. Khoản đầu tư sẽ không bị phụ thuộc vào kinh tế thị trường hay tình hình dịch bệnh. Điều này khiến cho nhiều nhà đầu tư có cảm giác yên tâm hơn khi đưa ra quyết định đầu tư.