Hiện nay như số liệu thống kê chúng ta thấy số lượng người dùng active của TikTok đã tăng tới gần 800%. Với một nền tảng sôi động như vậy, các marketers đã sớm nhận ra tiềm năng quảng cáo trên ứng dụng này. Và tất nhiên, những người tạo ra TikTok cũng vậy, TikTok For Business là gì?
Mục lục bài viết
1. TikTok For Business là gì?
Như đã biết vào năm 2018, Musical.ly được mua lại bởi Bytedance – một công ty công nghệ đến từ Trung Quốc, và từ đó hợp nhất với ứng dụng mới của công ty này, chính là TikTok. TikTok, cũng như Musical.ly, là một mạng xã hội chia sẻ video, nơi người dùng chia sẻ clip ngắn quay cảnh họ hát nhép và nhảy theo các đoạn nhạc thịnh hành. Kể từ đó, ứng dụng này được phát triển để phù hợp với nhiều kiểu nội dung video hơn, chẳng hạn như tiểu phẩm hài siêu ngắn hay video hướng dẫn nấu ăn…
Sau khi hợp nhất, lượng người dùng active của TikTok đã tăng tới gần 800%. Với một nền tảng sôi động như vậy, các marketers đã sớm nhận ra tiềm năng quảng cáo trên ứng dụng này. Và tất nhiên, những người tạo ra TikTok cũng vậy, đó là lý do gần đây họ đã tung ra một nền tảng mới có tên là TikTok For Business.
TikTok For Business đây là một công cụ all-in-one cho các marketers quảng cáo trên TikTok. Thay vì tự đề ra chiến lược của riêng mình, nền tảng này giúp các marketers thông qua toàn bộ quá trình tạo quảng cáo, đặt ngân sách, tiếp cận đối tượng mục tiêu và phân tích dữ liệu chiến dịch.
Theo TikTok, mục tiêu của nền tảng này là giúp các doanh nghiệp giải phóng khía cạnh sáng tạo của họ bằng cách đưa ra những hướng dẫn về quá trình tạo lập quảng cáo cũng như tối ưu hóa sức mạnh nền tảng thông qua Ads Manager, với dịch vụ e-learning của mình.
2. Tài khoản doanh nghiệp trên TikTok:
Hàng nghìn doanh nghiệp đang sử dụng Tài khoản doanh nghiệp trên TikTok. Các hồ sơ công khai cho phép doanh nghiệp khám phá phong cách riêng và xây dựng một chiến lược tiếp thị gắn kết trên nền tảng này. Các hồ sơ công khai cung cấp số liệu về hiệu quả, thông tin chuyên sâu về đối tượng và công cụ sáng tạo giúp các doanh nghiệp suy nghĩ như nhà tiếp thị nhưng hành động giống người sáng tạo.
TikTok For Business xuất hiện vào thời điểm mà các doanh nghiệp đã dần chứng minh được hiệu quả của việc việc quảng cáo trên TikTok.
Hãy lấy Dunkin’ làm ví dụ. Dunkin’, hay còn được biết đến là Dunkin’ Donuts, là một doanh nghiệp cà phê có trụ sở ở Mỹ. Họ đã tận dụng khả năng quảng cáo của TikTok và hợp tác với một influencer nổi tiếng, Charli D’amelio, người thường uống cà phê trong những video của cô ấy, để phát triển thương hiệu của mình trong mắt khách hàng.
Mới 16 tuổi, D’amelio đã có hơn 7 triệu người theo dõi trên TikTok. Mặc dù tài khoản của cô ấy chủ yếu tập trung vào các video về nhảy múa, nhưng khi cô ấy đã công bố quan hệ đối tác với Dunkin’ trong một video TikTok, hơn 59 triệu lượt xem đã được tạo ra chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng. Dunkin’ báo cáo rằng họ đã thấy doanh số bán hàng tăng 45% ngay sau ngày video được đăng tải.
Tóm lại, quyết định liệu có sử dụng TikTok For Business trong chiến lược marketing hay không phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu kinh doanh tổng thể và kết quả chiến dịch mong muốn mà bạn đặt ra. Chúng tôi xin gửi tới bạn danh sách ưu và nhược điểm sau đây để các marketers thuận tiện hơn trong quá trình xem xét.
3. Các định dạng quảng cáo trên TikTok For Business:
Hình thức quảng cáo duy nhất được cho phép trên TikTok là video. Nền tảng TikTok For Business Ads Manager giúp các marketers tạo lập và triển khai video quảng cáo với 5 định dạng khác nhau.
TopView Ads
Quảng cáo TopView trên TikTok là những video xuất hiện mỗi ngày một lần, ngay sau khi người dùng mở ứng dụng của họ lần đầu tiên trong ngày. Dưới đây là ví dụ về quảng cáo TopView của công ty kẹo M&M về trải nghiệm Halloween ảo của họ.
Quảng cáo TopView có thể dài tới 60 giây, dài hơn thời gian chạy thông thường của video TikTok. Do đó, nó là lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp muốn quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình với thời gian tiếp xúc lâu hơn, khá giống với quảng cáo trên TV.
In-Feed Ads
Quảng cáo In-Feed là video xuất hiện trên trang khám phá của người dùng, còn được gọi là For You page (Dành cho bạn). Đây là nơi người dùng sẽ đến khi họ vừa mở ứng dụng. For You page là nơi đề xuất các video mà thuật toán TikTok tin rằng người dùng đang quan tâm dựa trên hành vi hoạt động ứng dụng của họ.
Những quảng cáo này là video thứ 4 mà người dùng nhìn thấy khi họ cuộn xuống luồng video trên For You page. Để dễ tưởng tượng, loại quảng cáo này tương tự như những quảng cáo xuất hiện trong newsfeed của Instagram. Dưới đây là ví dụ về quảng cáo In-Feed của dịch vụ giao đồ ăn GrubHub.
Quảng cáo In-Feed đặc biệt có giá trị đối với các marketers đang muốn sử dụng TikTok để thúc đẩy chuyển đổi bán hàng, vì video quảng cáo dạng này được cho phép chèn thêm nút kêu gọi hành động (CTA). Acorns, một doanh nghiệp tài chính, đã sử dụng tính năng CTA trên In-Feed Ads để nhắc người xem tải xuống ứng dụng của họ.
Một số thương hiệu đã tạo phiên bản quảng cáo In-Feed của riêng họ bằng cách hợp tác trực tiếp với những người có sức ảnh hưởng. Ví dụ: Nhà hàng Raising Cane’s đã hợp tác với một influencer nổi tiếng trên TikTok là Chase Hudson để quảng bá hoạt động kinh doanh của họ. Những người dùng theo dõi Hudson sẽ thấy video này trong For You page của họ.
Branded Hashtag
Branded Hashtags là loại quảng cáo mà các doanh nghiệp sử dụng để truyền cảm hứng cho TikTokers sáng tạo nội dung xoay quanh một hashtag tùy chọn liên quan đến thương hiệu. Các doanh nghiệp sử dụng định dạng quảng cáo này sẽ được phép truy cập độc quyền vào hashtag đó, điều này là không thể trên các nền tảng khác. Tính độc quyền này đi kèm với cái giá khá lớn, và chi phí trung bình được báo là khoảng $150,000 USD trong sáu ngày (Thị trường US).
Ví dụ: giả sử bạn là một công ty sản xuất đồ thể thao vừa ra mắt một chiếc áo thể thao mới có tên là Blue Shirt. Bạn có thể tạo một chiến dịch Branded Hashtag với cụm #InMyBlueShirt, nhằm khuyến khích người dùng TikTok đăng tải video họ thực hiện các hoạt động thể chất khi đang mang trên mình chiếc Blue Shirt mới của bạn.
Jennifer Lopez, một nghệ sĩ âm nhạc, đã sử dụng tính năng Branded Hashtag để quảng cáo bài hát mới của cô ấy, Pa Ti. Chiến dịch mang tên #PaTiChallenge với một video quay cảnh Lopez đang nhảy theo điệu nhạc kèm theo lời khuyến khích các TikTokers khác tham gia thử thách mô phỏng lại điệu nhảy của cô ấy.
Hashtag #PaTiChallenge đã thu hút được 2,4 tỷ lượt xem.
Hashtag Challenges có thể được giới thiệu trên trang Discover (Khám phá) của TikTok, nơi người dùng có thể tìm thấy những nhà sáng tạo mới và duyệt các hashtags thịnh hành. Trang Discover ở đây tương tự như trang Explore trên Instagram.
Hashtag challenge #WorldSeries, do Major League Baseball tài trợ, được đăng tải trên trang Discover của TikTok nhằm khuyến khích người dùng chia sẻ video thể hiện cách mà họ ăn mừng các trận đấu bóng chày. Nhấp vào hashtag, người dùng sẽ được chuyển đến một trang landing page (vẫn ở trong app TikTok) có logo của nhà tài trợ, mô tả thử thách và các video thực hiện thử thách có lượng tương tác cao nhất.
Brand Takeovers
Brand Takeovers là một dạng quảng cáo có thể bao gồm TopView, In-Feed và Branded Hashtags cùng một lúc. Quảng cáo dạng này có thể là video, gif hoặc hình ảnh tĩnh. Khía cạnh ‘takeover’ của loại hình này được thể hiện ở việc TikTok sẽ chỉ cho phép một thương hiệu duy nhất xuất hiện mỗi ngày, và chi phí khởi điểm là khoảng 50.000 USD một ngày.
Guess, một công ty thời trang, đã khởi chạy một chiến dịch Brand Takeover trên TikTok để quảng cáo mẫu quần jean denim của họ. Trong sáu ngày, tài khoản TikTok của họ đã thu về hơn 12 nghìn người theo dõi mới và tạo ra tổng tỷ lệ tương tác là 14,3%. Chiến dịch này của họ bao gồm các định dạng TopView, Branded Hashtag và In-Feed ads.
Branded Effects
Quảng cáo Branded Effects sử dụng 2D, 3D hoặc AR để thêm hình ảnh sản phẩm của bạn vào video TikTok. Các thương hiệu thường tạo các stickers sản phẩm của họ hoặc thiết kế các filter với công nghệ 3D và AR để TikTokers có thể sử dụng khi sáng tạo các nội dung của mình. Các filters và stickers này thường sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mức độ tương tác và nhận biết thương hiệu, vì việc sử dụng chúng thường liên quan đến các trò chơi đi kèm dành riêng cho thương hiệu đó.
Puma đã sử dụng tính năng Branded Effects để quảng cáo giày đá bóng mới của họ. Sticker 3D của họ đã kêu gọi người dùng chơi trò chơi thực tế ảo với một quả bóng đá. Họ đã ghép sticker Branded Effect của mình với một Hashtag Challenge, giúp tạo ra hơn 100.000 video tương tác từ phía người dùng.