Việc tiêu thụ các sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy tiêu thụ không trực tiếp là gì? Ưu thế và ý nghĩa của tiêu thụ không trực tiếp?
Mục lục bài viết
1. Tiêu thụ không trực tiếp là gì?
Ta hiểu về tiêu thụ không trực tiếp như sau:
Tiêu thụ không trực tiếp là hệ thống tiêu thụ qua các trung gian độc lập. Đây là những người phân phối, các đại diện môi giới và các nhà buôn.
Trước tiên, cũng cần chia những chủ thể là người trung gian thành những người trung gian độc lập và những người trung gian phụ thuộc. Những người trung gian độc lập có quyền sở hữu đối với sản phẩm. Những người trung gian phụ thuộc không có quyền sở hữu đối với sản phẩm và làm việc vì tiền thưởng hoa hồng.
– Người phân phối: Những công ty thương mại, thực hiện trên cơ sở những doanh nghiệp xây lắp lớn có mua dự trữ lớn và xác lập mối quan hệ hợp đồng lâu dài với các chủ thể là những nhà sản xuất.
– Những nhà bán lẻ: Mua hết các loại sản phẩm riêng lẻ để có thể bán lại nhanh.
– Đại lí và môi giới: Đại lí và môi giới chính là những công ty hoặc những nhà kinh doanh riêng lẻ thực hiện tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tiền thưởng hoa hồng.
Tiêu thụ không trực tiếp trong tiếng Anh là gì?
Tiêu thụ không trực tiếp trong tiếng Anh là Indirect Consumption.
2. Ưu thế sử dụng hệ thống tiêu thụ không trực tiếp:
Hệ thống tiêu thụ không trực tiếp có những ưu thế của nó trong tình huống nhất định. Sự hợp lí sử dụng nó là hiển nhiên khi doanh nghiệp xây dựng áp dụng hệ thống tiêu thụ không trực tiếp trong thị trường tiêu thụ mới, khi mà hệ thống tiêu thụ của riêng mình còn chưa được thành lập.
Trong nhiều trường hợp cụ thể, việc sử dụng mạng lưới tiêu thụ độc lập cũng là cần thiết trên thị trường tài chính, nếu như mạng lưới này được các doanh nghiệp đưa ra.
Tổ chức hợp lí các mối liên hệ với các tổ chức tiêu thụ độc lập cũng có thể tao điều kiện đẩy các công ty cạnh tranh ra khỏi thị trường, các công ty này đang hợp tấc với các đại lí đó trong điều kiện ít có lợi hơn.
3. Ý nghĩa sử dụng hệ thống tiêu thụ không trực tiếp:
Sử dụng các hệ thống trung gian độc lập có ý nghĩa đặc biệt trong các trường hợp khi mà doanh nghiệp xây dựng quan tâm đến việc đảm bảo cho các chủ thể là những chủ đầu tư cũng như người tiêu dùng các dịch vụ đi kèm, mà các dịch vụ này doanh nghiệp xây dựng không độc lập cung cấp, trong khi đó các công ty tiêu thụ lại cung cấp các dịch vụ này.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xây dựng lớn thông thường rất muốn biến đổi hệ thống tiêu thụ độc lập thành hệ thống tiêu thụ qua các trung gian tài chính phụ thuộc, trong bất kì trường hợp nào trên thị trường, các trung gian tài chính này cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Tổ chức mạng lưới tiêu thụ không phụ thuộc vào việc thực hiện qua các mạng lưới tiêu thụ của riêng mình hay qua các trung gian mà phụ thuộc vào ba nhân tố, cụ thể đó là: loại sản phẩm xây dựng, đặc trưng của các chủ thể là người tiêu dùng và quy mô địa lí của thị trường. Các nhân tố này cũng cần tính tới trong chiến lược marketing tiêu thụ.
Ta hiểu về trung gian tài chính như sau:
Trung gian tài chính hay môi giới tài chính được hiểu là tổ chức hoạt động trên thị trường tài chính, đứng giữa các chủ thể là những người cho vay và người đi vay, người tiết kiệm với người đầu tư.
Trung gian tài chính được hiểu là một tổ chức hoặc cá nhân đứng giữa hai hay nhiều bên tham gia vào một giao dịch hay bối cảnh tài chính. Thông thường, có một bên là bên cung cấp sản phẩm/dịch vụ và một bên là khách hàng hay người tiêu dùng.
Tại Việt Nam cũng như phổ biến trên nhiều nước trên thế giới, trung gian tài chính thông thường sẽ là một tổ chức trung gian cho kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay, giữa bên thâm hụt và bên dư thừa, điển hình và thường gặp nhất là các ngân hàng. Hay ta hiểu chủ thể là người cho vay chuyển tiền vốn cho tổ chức này (ví dụ như ngân hàng hay tín dụng tập thể) và nó sẽ chuyển tiền vốn này cho bên vay/chi tiêu.
Ta có thể nói trung gian tài chính là các định chế tài chính chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ. Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của các tổ chức này đó chính là tập trung các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, sử dụng số vốn đó cung ứng cho những chủ thể có nhu cầu vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính và tiền tệ cho các chủ thể khách hàng.
4. Tìm hiểu về tiêu thụ sản phẩm:
Khái niệm tiêu thụ sản phẩm:
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm được hiểu là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm từ hàng sang tiền. Nói một cách khác, tiêu thụ sản phẩm là hoạt động trong đó doanh nghiệp bán các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cho khách hàng để thu hồi vốn và có lợi nhuận.
Theo nghĩa rộng, ta hiểu tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động, bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm cho đến khi sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng và cả các dịch vụ sau bán.
Tiêu thụ sản phẩm tạm dịch sang tiếng Anh là gì?
Tiêu thụ sản phẩm tạm dịch sang tiếng Anh là product consumption.
5. Sự cần thiết của hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
– Tiêu thụ sản phẩm sẽ có vai trò quyết định trực tiếp sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lợi nhuận để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
– Tiêu thụ sản phẩm sẽ quyết định khả năng mở rộng và thu hẹp sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
– Tiêu thụ sản phẩm cũng chính là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích trong kinh doanh.
– Thông qua tiêu thụ sản phẩm, giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm từ đó mới được thực hiện, lao động của doanh nghiệp mới thực sự là lao động có ích.
Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm:
– Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với nền kinh tế quốc dân:
+ Tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
+ Tiêu thụ sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân.
+ Tiêu thụ sản phẩm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế quốc dân.
– Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp:
+ Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và có lợi nhuận để nhằm mục đích giúp tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
+ Kết quả và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tạo áp lực để doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn.
+ Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh.
+ Tiêu thụ sản phẩm định hướng cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp với những biến động của thị trường.
6. Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
– Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó là nhiên cứu thị trường
– Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó là lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
– Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó là chuẩn bị sản phẩm để xuất bán
– Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó là tổ chức kênh phân phối sản phẩm
– Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó là tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại
– Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó là tổ chức hoạt động bán hàng
– Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó là thực hiện các dịch vụ sau bán
– Nội dung tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đó là đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Thị trường tiêu thụ ( thị trường đầu ra) được hiểu là một hay nhiều nhóm khách hàng bao gồm cả khách hàng tiềm ẩn với các nhu cầu tương tự nhau, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó”.
Bất cứ một yếu tố nào dù rất nhỏ của thị trường này đều có thể ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ. Đặc biệt là tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược, sách lược, công cụ điều khiển tiêu thụ.
Thị trường đầu ra cũng có vai trò to lớn và nó cũng sẽ quyết định đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ của doanh nghiệp. Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược cụ thể điều khiển tiêu thụ sản phẩm.