Chúng ta biết tới khái niệm tài sản và tiêu sản lần đầu được Robert Kiyosaki nhắc tới trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Rich Dad, Poor Dad”. Khái niệm trên vẫn không ngừng được truyền bá rộng rãi cho đến ngày nay. Vậy để hiểu thêm về Tiêu sản là gì? Phân biệt tiêu sản và tài sản? Nên mua không?
Mục lục bài viết
1. Tiêu sản là gì?
Khái niệm về tài sản và tiêu sản được Robert Kiyosaki nhắc tới lần đầu tiên trong cuốn sách vô cùng nổi tiếng của ông “Rich Dad, Poor Dad” (Bố giàu, Bố nghèo). Cuốn sách được xuất bản vào năm 2000 và đã nhận được sự đón nhận lớn cũng như truyền bá vô cùng rộng rãi bởi sự so sánh chính xác và thực tế. Robert Kiyosaki có nói: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí”
Theo nội dung giải đáp của Robert Kiyosaki thì khái niệm tiêu sản là gì được hiểu là những gì mà bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng và rồi bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng.
Như vậy có thể hiểu một cách nôm na chung chung về khái niệm tiêu sản là những thứ, vật dụng thiết bị,… mà bạn bỏ tiền ra để sở hữu, sau đó tiếp tục phải dùng tiền để duy trì chúng mà không tạo ra giá trị vật chất gì, hoặc có tạo gia giá trị vật chất nhưng không đủ để bù đắp số vốn bạn đã bỏ ra. Tiêu sản rất cần cho những nhu cầu bức thiết của cuộc sống.
Có thể thấy việc cá nhân dùng tiền trong túi của bản thân để mua một chiếc xe ô tô dùng cho việc đi lại. Tuy nhiên không phải sau khi mua xong bạn không mất thêm chi phí nào nữa. Khi mua ô tô xong, sau đó cá nhân phải bỏ tiền ra để chi trả cho chi phí xăng, bảo hành, bảo dưỡng, bảo hiểm…Như vậy mua ô tô là hình thức tiêu sản.
Hay việc mua chung cư thì ngoài việc bỏ tiền ra mua chung cư thì bên cạnh đó cá nhân vẫn cần bỏ chi phí bảo dưỡng và các khoản đóng góp phí cho chung cư nữa. Như vậy việc mua chưng cư cũng là tiêu sản.
Tiêu sản tiếng anh là ” production target”
2. Phân biệt tiêu sản và tài sản:
– Tài sản là những gì bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó chúng mang tiền cho lại vào trong túi của bạn, và trong tương lai tiền của bạn sinh lời so với số mà bạn đã bỏ ra ban đầu.
Ví dụ:
– Bạn mua 1 loại cổ phiếu, sau đó giá cổ phiếu tăng, bạn bán ra có lời.
– Bạn mua được một căn nhà với mức giá rẻ, bạn cho thuê chúng hàng tháng, một thời gian sau số tiền cho thuê vừa đủ bù số vốn bạn bỏ ra ban đầu và kể từ các tháng sau đó, căn nhà ấy bắt đầu đem đến cho bạn những khoản lời đầu tiên.
– Tiêu sản là những gì bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng.
Ví dụ:
– Bạn mua một chiếc xe máy để dùng cho đi lại, sau đó bạn tiếp tục phải tốn tiền bảo dưỡng xe, tiền xăng, tiền bảo hiểm, tiền phạt… và chắc chắn chiếc xe ấy sẽ không bao giờ đủ bù lại số tiền mà bạn phải bỏ tất cả ra cho nó.
– Bạn mua một bộ quần áo đắt tiền. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn bạn phải tốn công giặt ủi và các phụ phí khác đi kèm như tiền giặt, tiền điện nước, tiền sửa chữa,…Tương tự như chiếc xe, bộ quần áo sẽ mất dần giá trị theo thời gian và không bao giờ hoàn trả lại bạn số tiền trả cho nó ban đầu.
Người nào bất kể giàu, nghèo hay trung lưu đều có tiêu sản. Tiêu sản rất cần cho những nhu cầu bức thiết của cuộc sống như ăn, uống, nghỉ ngơi, tắm giặt,….
Nhưng có một điểm khác biệt khi họ có tiền dư:
– Người giàu mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình.
– Người trung lưu thường mua nhà để ở, mua xe để đi. Họ nói căn nhà, chiếc xe đó là tài sản của họ, nhưng thật ra, nó lại là tiêu sản.
– Người nghèo dùng tiền lương của họ thường để trang trải cho các chi phí sinh hoạt hằng ngày, và họ thường còn dư rất ít tiền, không đủ để mua tài sản hay tiêu sản.
“Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí” – Robert Kiyosaki
Tài sản và tiêu sản là hai khái niệm ra đời đã lâu nhưng cho đến hiện tại vẫn còn nhiều người khá mờ hồ và nhầm lẫn về chúng.
Theo quan điểm của Robert Kiyosaki thì tài sản là những gì mà bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó chúng mang tiền cho lại vào trong túi của bạn, và trong tương lai tiền của bạn sinh lời so với số tiền mà bạn đã bỏ ra ban đầu. Ví dụ bạn mua nhà và dùng ngôi nhà cho thuê làm tăng lợi nhuận cho bản thân thì ngôi nhà là tài sản của bạn. Hoặc bạn mua xe và dùng xe vào mục đích kinh doanh, khoản thu nhập từ việc kinh doanh bù đắp chi phí hao tổn phát sinh và mang lại lợi nhuận cho chủ chiếc xe. Khi ấy chiếc xe là tài sản.
Trong cuộc sống, không thể nào chỉ có tài sản mà không tiêu sản hoặc ngược lại. Mọi thứ cần cân bằng và tùy thuộc vào điều kiện mỗi người. Thường thì những người kinh doanh, những người có tầm nhìn dài hạn, họ luôn muốn sở hữu càng nhiều tài sản càng tốt. Do đó họ thường đầu tư và mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình.
Tài sản và tiêu sản là 2 mặt trái của tài chính. Khi bạn dùng khoản tiền mua tài sản, bạn tăng thêm thu nhập và trở lên giàu có hơn. Tuy nhiên nếu mua tiêu sản, chi phí phát sinh, tài chính eo hẹp, không còn vốn đầu tư sinh lời.
3. Hành vi chi tiêu tài sản và tiêu sản:
Từ người giàu, người nghèo đến tầng lớp trung lưu thì ai cũng cần phải có tiêu sản, bởi tiêu sản bao gồm các nhu cầu bức thiết về ăn uống, nghỉ ngơi…Tuy nhiên, khi xét về tư duy tiêu sản thì lại có sự khác biệt đáng kể.
+ Người giàu họ thường chọn mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình. Vì thế cho nên người giàu lại càng giàu hơn và khối lượng tài sản của họ ngày càng tăng lên.
+ Người trung lưu thường đưa ra lựa chọn mua nhà để ở, mua xe để đi và họ cho rằng căn nhà, chiếc xe đó là tài sản của họ. Nhưng đây thực sự là sai lầm, vì nó không phải là tài sản mà thật ra là tiêu sản.
+ Người nghèo (trong xã hội cũ thường gọi là người vô sản), họ dùng toàn bộ thu nhập khá ít ỏi để trang trải các chi phí sinh hoạt cho cuộc sống hằng ngày. Vì không có tiền dư hoặc tiền dư rất ít nên người nghèo không đủ khả năng để mua tài sản hoặc tiêu sản.
Có nhiều người nhầm lẫn giữa tài sản và tiêu sản dẫn đến hành vi tiêu tiền khác nhau. Thường thì những người kinh doanh, những người có tầm nhìn dài hạn, họ luôn muốn sở hữu càng nhiều tài sản càng tốt. Những tài sản này trở thành công cụ giúp họ kiếm tiền nhiều hơn, thậm chí là rất nhiều tiền. Và sau đó họ dùng khoản thu nhập do tài sản mang lại để tiêu sản vào các thứ xa xỉ. Tùy theo từng nhóm đối tượng sẽ có hành vi đầu tư tài sản hoặc tiêu sản khác nhau
Còn nhiều người lại thích hưởng thụ, họ dành toàn bộ số tiền có được để mua tiêu sản. Và sau đó, nhiều người trở nên nghèo hơn vì không thể sinh ra được thu nhập mà còn phải bỏ tiền ra để duy trì tiêu sản.
Ví dụ, một số người nhờ may mắn trúng số, sự giàu có bất ngờ ập tới, lúc này thay vì mua tài sản để tích lũy thì họ lại bị hấp dẫn bởi tiêu sản. Dần dần họ dành toàn bộ tiền vào những thứ tiêu sản và không lâu sau lại trở thành người vô sản.
4. Nên mua tiêu sản không:
Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng hầu hết mọi người không biết được sự khác nhau giữa một tài sản và tiêu sản ở đâu. Ông Robert Kiyosaki – tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu, cha nghèo” định nghĩa: “Tài sản là những gì bỏ tiền vào túi bạn” và “tiêu sản là những gì lấy tiền ra khỏi túi bạn”.
Cụ thể, tài sản là những thứ sẽ tạo ra lợi nhuận cho bạn, làm cho thu nhập của bạn tăng lên, ví dụ như các chứng khoán sinh lãi, các bất động sản cho thuê, các hàng hóa kinh doanh có lời… Tiêu sản là những thứ chỉ làm tăng chi phí cho bạn. Ví dụ như các khoản vay nợ tín dụng để tiêu sài, các thiết bị tiêu tốn năng lượng chỉ nhằm mục đích giải trí như xe hơi, điện thoại di động đắt tiền, túi hiệu, quần áo đắt tiền.
Nếu bạn muốn trở nên giàu có, hãy mua tài sản. Và ngược lại, nếu muốn trở nên nghèo đi, hãy mua tiêu sản.