Tiêu chuẩn LEED là gì? Tiêu chuẩn và lợi ích LEED mang lại? Yêu cầu tối thiểu cho chứng nhận LEED?
Hiện nay trong xây dựng công trình nhất là đối với các công trình xanh, kiến trúc xanh cần đảm bảo các tiêu chí và tiêu chuẩn nhất định, trong đó phải kể tới tiêu chuẩn LEED tiêu chuẩn này đóng vai trò rất quan trọng và nó mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Mục lục bài viết
1. Tiêu chuẩn LEED là gì?
LEED là một từ chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh, Leed là hệ thống này được công nhận và thẩm định cho những công trình kiến trúc, nó cung cấp cho bên thứ ba và chứng nhận rằng một tòa nhà hoặc một sở hữu công cộng được thiết kế và xây dựng dựa theo những tiêu chuẩn hướng đến việc cải thiện hiệu suất, kết hợp với các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải C02, nâng cao chất lượng môi trường sống, nâng cao khả năng quản lý nguồn tài nguyên và khả năng linh hoạt của công trình trong việc thích ứng với sự thay đổi.
Hệ thống này hoạt động và được phát triển bởi US.Green Building Council (USGBC), hiện nay LEED cung cấp cho các chủ sở hữu, cũng như các nhà quản lý một cơ sở vững chắc trong việc xác định và thực hiện các giải pháp cho kiến trúc xanh đạt tiêu chuẩn và khả thi như thiết kế, thi công, vận hành, bảo hành. Như vậy có thể nói LEED là một tiêu chuẩn rất thuyết phục bởi sự linh hoạt vì nó dễ dàng áp dụng cho tất cả các loại công trình và từ công trình thương mại cho đến dân cư. Nó hoạt động trong suốt quy trình xây dựng – thiết kế và xây dựng, vận hành và bảo hành, trang bị cho con người những sư đổi mới đáng kể. Và theo đó hệ thống LEED mở rộng các lợi ích của mình vượt khỏi những lĩnh vực xây dựng đặc thù, lạc hậu vào những lĩnh vực có liên quan trong quá trình phát triển.
Chứng nhận LEED là hoạt động cần thiết để đề cao những thiết kế xây dựng thân thiện với môi trường, là một phần trong quá trình xây dựng. Đó là cách để chứng minh cho bạn và khách hàng thấy được rằng một số mục tiêu về môi trường đã đạt được trong quá trình thiết kế và xây dựng kết cấu hoặc cơ sở vật chất. Để được chứng nhận, dự án xây dựng cần đạt được một số điểm nhất định và đáp ứng các tiêu chuẩn xây dựng xanh mà sau đó sẽ được xác nhận.
Một tòa nhà được chứng nhận LEED cần có các tiêu chí cần thiết đề ra để đảm bảo chất lượng để tiếp cận các chính sách khuyến khích của địa phương, và có tăng sự quan tâm của báo chí trong dự án. Vào tháng 11 năm 2015, quy trình chứng nhận mới nhất dựa trên hệ thống LEED v4 được thực hiện theo thời gian, nhưng bạn phải xác minh với USGBC phiên bản mới nhất của hệ thống trước khi bắt đầu quy trình chứng nhận.
2. Tiêu chuẩn và lợi ích LEED mang lại:
2.1. Tiêu chuẩn và thang điểm xếp hạng LEED:
Có các yếu tố mà LEED có thể đo lường như sau:
– Môi trường phát triển bền vững
– Đổi mới và sáng tạo trong thiết kế
– Nguyên vật liệu và nguồn tài nguyên
– Khả năng giảm tiêu thụ năng lượng
– Hiệu quả tận dụng nguồn nước
– Chất lượng môi trường sống trong nhà
Như chúng ta đã biết thì hệ thống dựa trên sự công nhận này đặt ra các tiêu chí giống nhau cho mọi dự án để làm sao đủ điều kiện và khuyến khích các thiết kế bền vững. Điều này thúc đẩy các đơn vị khai thác và chủ sở hữu công trình có trách nhiệm với môi trường hơn và đồng thời sử dụng các tài nguyên hiệu quả hơn. LEED cấp giấy chứng nhận cho các dự án xây dựng có chất lượng đáp ứng được các yêu cầu. Thang điểm xếp hạng tiêu chuẩn LEED hiện nay cho các công trình mới và đại trùng tu cụ thể như sau:
+ Đạt 40 – 49 điểm: Chứng nhận Certified
+ Đạt 50 – 59 điểm: Chứng nhận Bạc (Silver)
+ Đạt 60 – 79 điểm: Chứng nhận Vàng (Gold)
+ Từ 80 điểm trở lên: Chứng nhận Bạch Kim (Platinum)
2.2. Lợi ích mà LEED mang lại:
Chứng nhận LEED là một hoạt động để công trình sử dụng hiệu quả nước và năng lượng và thải ít khí CO2 và tận dụng tốt các nguồn tài nguyên ở địa phương giúp giảm thiểu mức độ sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Song song với sự bùng nổ trong thị trường Xanh như thực phẩm hữu cơ, xe hybrid sử dụng năng lượng hiệu quả,….kiến trúc Xanh đang thu hút được sự quan tâm của những nhà qui hoạch, các nhà đầu tư, các đơn vị thiết kế đến người tiêu dùng. Những công trình, những toà nhà đạt tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường luôn chiếm được thiện cảm và cũng là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của khách hàng ngày nay. Chính sự góp mặt của tiêu chuẩn LEED mang giá trị toàn cầu đã giúp tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả trong các tòa nhà không chỉ góp phần làm giảm chi phí cho doanh nghiệp, mà còn góp phần quan trọng trong xây dựng một cuộc sống văn minh, hiện đại, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó LEED còn có các lợi ích như:
– Tăng giá trị xây dựng
– Giảm trách nhiệm pháp lý
– Giảm sử dụng năng lượng và nước
– Tăng chất lượng không khí trong nhà
– Giảm chi phí bảo trì và vận hành
– Tăng sự đổi mới và quy trình để tối ưu hóa hiệu suất tòa nhà
– Giảm phế thải xây dựng trong quá trình xử lý
– Thúc đẩy và thu hút các công ty có mục tiêu bền vững
– Giảm hội chứng ‘xây dựng rủi ro’ cho công ty
– Tăng hiệu suất của nhân viên
– Thúc đẩy việc sử dụng vật liệu tái chế
Việc đạt được chứng nhận LEED mang lại nhiều lợi ích cho các dự án xây dựng hiện nay có thể thấy trên thực tế. Đầu tiên, đạt được chứng nhận LEED sẽ đưa đến một hình ảnh tích cực của dự án cho cộng đồng. Các phương pháp xây dựng công trình xanh có thể giúp tiết kiệm chi phí và năng lượng một cách đáng kể từ đó có thể tạo ra những lợi ích cho con người. Năng lượng sạch và tái tạo cũng được khuyến khích sử dụng. Bên cạnh đó, việc áp dụng tiêu chuận LEED vào thi công nhà xưởng là một bước khởi đầu quan trọng đối với việc giảm tác động môi trường. Công trình xanh chứng nhận theo xếp hạng LEED được ghi chép để có thể giảm đáng kể về sử dụng năng lượng, sử dụng nguyên liệu, tiêu thụ nước, và lượng khí thải CO2.
3. Yêu cầu tối thiểu cho chứng nhận LEED:
3.1. Hiện nay đối với quá trình chứng nhận LEED cần đáp ứng tối thiểu các yêu cầu cụ thể như sau:
+ Thứ nhất cần phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về môi trường
+ Thứ hai, phải đáp ứng yêu cầu về diện tích sàn
+ Thứ ba, cần đáp ứng tối thiểu công suất xây dựng về số lượng người dùng
+ Thứ năm, Thuc hiện quá trình chứng nhận LEED cần đápcần thực hiện duy trì ranh giới xây dựng hợp lý
+ Thứ sáu, là một tòa nhà vĩnh cửu
+ Thứ bảy, chia sẻ dữ liệu sử dụng năng lượng và nước
+ Thứ tám, phải có tỷ lệ xây dựng tối thiểu giữa tòa nhà và khu đất
3.2. Các tiêu chí cho chứng nhận LEED:
Tiêu chí đầu tiên đó là vị trí và giao thông, chúng ta thấy việc này rất quan trọng và chúng ta nên tính đến vị trí của dự án và cách kết hợp với phương án vận chuyển trong khu vực.Ngoài ra đối với nguồn vật liệu và nguồn lực và tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường, đồng thời giảm chất thải nhằm nâng cao chất lượng không khí trong nhà. Bên cạnh đó phải xét đến các yếu tố iệu quả sử dụng nước theo đó các Tòa nhà phải được thiết kế sao cho tiết kiệm lượng nước sử dụng hoặc có thể tái sử dụng chúng.
Bên cạnh đó còn các tiêu chí như về năng lượng và khí quyển của tòa nhà phải tăng cường hiệu suất năng lượng và chất lượng không khí trong nhà và đối với môi trường và phải mang tính bền vững trong thiết kế dự án nhằm đưa các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái gần đó có thể tham gia vào thiết kế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Cuối cung là tiêu chí về chất lượng môi trường trong nhà tăng cường sử dụng ánh sáng ban ngày và thúc đẩy sự thông gió tự nhiên. và đổi mới. Theo đó ta thấy bất kỳ ý tưởng nào không nằm trong 5 lĩnh vực chính của LEED. Các tiêu chí ưu tiên khu vực – Giải quyết bất kỳ mối quan tâm đặc biệt nào dựa trên vị trí khu vực hoặc địa lý. LEED cho Phát triển đô thị cung cấp cho một số tiêu chí bổ sung như khả năng liên kết vị trí thông minh, mô hình đô thị, các tòa nhà và cơ sở hạ tầng xanh. Chất lượng không khí trong nhà và ánh sáng ban ngày cung cấp chất lượng sống tốt hơn cho con người trong các tòa nhà. Điều này gián tiếp tăng hiệu suất sinh hoạt và làm việc của người dân trong các tòa nhà, nhà ở hoặc khu dân cư.