Chắc hẳn chúng ta dã rất quen thuộc đối với các dạng gửi tiền có kì hạn hay không kì hạn, trên thực tế có rất nhiều trường hợp vẫn nhầm lẫn giữa các hình thức gửi tiền này. Vậy cùng tìm hiểu về hình thức tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn.
Mục lục bài viết
1. Tiền gửi không kỳ hạn là gì?
Tiết kiệm không kỳ hạn là hình thức tiết kiệm mà người rút tiền theo yêu cầu không cần phải thông báo trước. Tiền gửi tiết kiệm này có lãi suất thực gửi, thông thường mức lãi suất này sẽ thấp hơn lãi suất có kỳ hạn.
Thông thường người tiêu dùng chọn hình thức tiết kiệm không kỳ hạn này là để mục đích nhờ ngân hàng giữ tiền giúp một thời gian và sẽ rút bất cứ lúc nào cần thiết. Do đó tiết kiệm không kỳ hạn có kỳ hạn ngắn, thậm chí được tính theo ngày. Vì thế, nếu bạn có ý định tiết kiệm dài hạn thì tốt nhất là hãy chọn tiết kiệm có kỳ hạn vì lãi suất chấp dẫn hơn rất nhiều, đừng quên tìm hiểu xem lãi suất ngân hàng nào cao nhất để hưởng nhiều lợi ích tài chính nhất.
Nhìn chung lãi suất không kỳ hạn không có nhiều sự khác nhau giữa các ngân hàng. Tất nhiên, những biểu lãi suất mà bạn thấy được thông qua website đều là mức lãi suất trần mà ngân hàng công bố rộng rãi, còn lãi suất cụ thể như thế nào thì bạn chỉ có thể đến gặp trực tiếp các nhân viên ở quầy giao dịch ngân hàng để có thể được tư vấn thêm. Nhìn chung, mức lãi suất chắc chắn sẽ có dao động.
Để đảm bảo cho việc tiết kiệm được dễ dàng, ngân hàng thường yêu cầu một số dư tổi thiếu trong tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn của bạn (thông thường là 1 triệu đồng). Nếu bạn có khoản tiền nhàn rỗi, hãy cố gắng chọn cho mình một hình thức tiết kiệm làm sao cho phù hợp, đừng để tiền nằm yên một chỗ. Bao giờ cũng vậy, để tiền đẻ ra tiền luôn là cảm giác tuyệt vời nhất, nó thể hiện sự quan trọng của lãi suất như thế nào.
+ Loại tiền: VND, USD, EUR
+ Lãi suất: Lãi suất được trả hàng tháng
+ Cách thức gửi tiền: Nộp tiền mặt/chuyển khoản nội bộ/chuyển khoản trong hoặc ngoài nước.
+ Phạm vi dịch vụ: Dễ dàng tra cứu số dư tài khoản và giao dịch bằng Internet Banking hoặc Trung tâm Dịch vụ Khách hàng
Lợi ích của tiền gửi không kỳ hạn cụ thể như sau:
Đây là hình thức gửi tiền thông dụng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thông thường như thẻ ATM hay tài khoản ngân hàng thường dùng cũng là dạng gửi tài khoản không kỳ hạn. Bạn có nhiều lợi ích thiết thực từ hình thức gửi tiền này.
+ Mở tài khoản dễ dàng: Bạn sẽ có thể đến bất kỳ ngân hàng nào để mở thẻ ngân hàng. Thủ tục và điều kiện làm rất đơn giản.
+ Không chịu mức phí quản lý hằng tháng: Sẽ không còn nỗi lo bị trừ tiền hằng tháng. Tài khoản của bạn sẽ được nguyên vẹn.
+ Số dư tối thiểu thấp: Tùy theo ngân hàng thì có quy định khác nhau. Thường thì chỉ cần 50.000đ trong thẻ là được.
+ Rút tiền dễ dàng không cần báo trước: Bạn có thể rút tiền mọi lúc nếu có nhu cầu. Vì đây là tài khoản không có ràng buộc về thời gian rút tiền. Với những lợi ích thiết thực nên việc sử dụng tiền gửi không kỳ hạn đang được nhiều người quan tâm. Nhưng lãi suất vẫn là vấn đề khi mà nhiều người nhìn vào.
Cách tính lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cụ thể:
Hiện nay thì các ngân hàng điều có quy định riêng về lãi suất không kỳ hạn. Nên trước khi bạn cần tìm hiểu cách tính lãi suất thì bạn cần xem lại quy định lãi suất của các ngân hàng ra sao. Thông thường thì tùy vào quy định mà các ngân hàng có mức lãi suất cho tiền gửi không kỳ hạn khác nhau. Nhưng thường <1%/Năm. Bạn có thể hiểu như sau: Ngân hàng A có mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0.5%/Năm. Vậy cách tính lãi suất như sau:
Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn = Số tiền gốc x 0.5%
Ví dụ bạn gửi tại ngân Hàng A là 100 triệu đồng. Thì lãi suất sau 1 năm của bạn sẽ là 100 x 0.5 = 500 nghìn đồng.
Cách gửi tiền không kỳ hạn hiện nay:
Bạn có thể đến bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam để thực hiện việc đăng ký loại hình tiền gửi này. Chỉ cần đến ngân hàng và yêu cầu nhân viên hỗ trợ bạn làm loại tài khoản này. Nhớ mang theo giấy chứng mình thư hoặc thẻ căn cước nhé. Với những ưu điểm hiện tại thì việc gửi tiền không kỳ hạn cũng mang đến những lợi ích riêng. Nếu bạn đang quan tâm về việc có được nơi giữ tiền an toàn, có lãi suất, có thể sử dụng bất kỳ lúc nào thì việc gửi tiền này là một lựa chọn đáng xem xét. Với những thông tin tổng hợp thì chắc bạn đã hiểu hơn về loại hình tiền gửi không hạn kỳ này. Nếu có nhu cầu thì hãy đến ngay các ngân hàng gần nhất để đăng ký và sử dụng nhé. Bạn có thể dễ dàng gửi tiền vào và rút tiền ra bất kỳ lúc nào bạn cần.
Tiền gửi không kỳ hạn tiếng Anh là ” Demand deposit”
2. Tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn:
Để thu hút người tiêu dùng thường xuyên thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển khoản trên ứng dụng ngân hàng, các NHTM đã tích hợp nhiều tiện ích mua sắm, thanh toán phí dịch vụ trong đời sống, đặc biệt giảm và miễn phí giao dịch, chuyển tiền khác và cùng hệ thống trên ngân hàng, kể cả chuyển nhanh 24/7.
Hiện nay trên thực tế ta thấy để đánh giá động thái này các ngành ngân hàng, nhiều chuyên gia tài chính – ngân hàng cho biết, trong bối cảnh thị trường vẫn còn bị ảnh hưởng bởi COVID-19, cuộc đua chuyển tiền miễn phí giữa các ngân hàng được nhận định sẽ vẫn tiếp diễn với nhiều cải tiến hơn mang lại tiện ích và trải nghiệm cho khách hàng. Không chỉ thế, việc thu hút được lượng lớn khách hàng sẽ giúp ngân hàng xây dựng được một hệ thống dữ liệu khách hàng lớn, kéo theo có thể bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác như: bảo hiểm, cho vay mua ô tô, cho vay du học…
Điểm khác biệt giữa 2 loại hình gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn khá đơn giản. Như mức lãi suất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khoảng dưới 1%/năm. Còn tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn, từ 5.5 – 9% năm. Hiện nay, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết nên dùng khoản tiền “nhàn rỗi” đầu tư như thế nào. Trên thị trường, cơ hội đầu tư rất nhiều nhưng để quyết định loại hình nào là phù hợp với bản thân và hoàn cảnh nhất thì vẫn còn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.
Cho nên,chúng tôi ngay sau đây sẽ giúp bạn giải quyết một phần sự đắn đo này trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng. Trong bài trước về “Tiền gửi có kỳ hạn: Ưu điểm và nhược điểm”, ta đã biết về những thuận lợi và rủi ro của tiền gửi tiết kiệm. Kỳ này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điểm giống và khác biệt giữa 2 loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn mà chắc hẳn nhiều bạn đang rất quan tâm nhé!
3. So sánh tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn | Tiền gửi không kỳ hạn | |
Khác nhau | Một là, khả năng tất toán tài khoản của tiền gửi có kỳ hạn sẽ bị hạn chế nhiều trong khoản thời gian bạn đang gửi tiết kiệm. Trường hợp bạn muốn tất toán sớm thì sẽ phải chịu một khoản phí phạt và chỉ được hưởng lãi suất trở về mức không kỳ hạn. | Một là, khả năng tất toán tài khoản linh động hơn. Có thể rút tiền bất cứ lúc nào khi có nhu cầu đột xuất phát sinh. Tất nhiên, bạn sẽ không phải chịu khoản phí nào khi rút tiền trước hạn cả. |
Hai là, vì bạn đã gửi vào ngân hàng khoản tiết kiệm bị ràng buộc nên lãi suất theo kỳ hạn sẽ cao hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn. | Hai là, lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn sẽ thấp hơn có kỳ hạn và sẽ được tính theo số dư mỗi cuối ngày. | |
Ba là, bạn sẽ thường xuyên nhận được các chương trình ưu đãi từ ngân hàng như mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập, ưu đãi lãi suất khi vay v.v. | Ba là, vì đã có tính linh hoạt cao nên bạn sẽ không nhận được nhiều ưu đãi khác từ ngân hàng. | |
Giống nhau | + Cả hai đều là hình thức gửi tiết kiệm chủ yếu dành cho khách hàng cá nhân muốn sử dụng khoản tiền dành dụm để, + Thứ nhất, có một nơi an toàn cất giữ khoản tiền lớn + Thứ hai, sử dụng chính khoản tiền “nhàn rỗi” đó sinh lời thêm + Về mặt lãi suất, đa phần sẽ được quy định một mức trần bởi ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với từng sản phẩm khác nhau. Con số này thường sẽ thay đổi chứ không cố định trong thời gian dài. + Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tài khoản thanh toán hay tài khoản giao dịch thông thường. |
Ngoài ra, còn một loại hình tiền gửi tiết kiệm khác cũng khá hấp dẫn cho các cá nhân có nguyện vọng chăm lo cho tương lai của người thân trong gia đình. Đó là các sản phẩm gửi tiết kiệm có kết hợp với bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm y tế. Nó có thể dễ dàng đánh trúng tâm lý của nhiều gia đình với một sản phẩm “2 trong 1″, vừa gửi tiết kiệm được hưởng lãi suất, vừa được hưởng quyền lợi bảo hiểm mang lại.