Trong quá trình đánh giá năng lực tài chính của các doanh nghiệp thì sẽ phần nào xác định được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đó. Thuật ngữ này chắc hẳn vẫn còn khá xa lạ trên thực tế. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiềm lực tài chính là gì? Đặc điểm và các chỉ tiêu đánh giá?
Mục lục bài viết
1. Tiềm lực tài chính là gì?
Khái niệm về tiềm lực tài chính như sau:
Trước hết, chúng ta hiểu tiềm lực trong từ điển có nghĩa chuẩn xác nhất là nhằm mục đích để có thể chỉ khả năng mà chưa thực hiện được, nhưng có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn. Tiềm lực cũng sẽ bao gồm rất nhiều các lĩnh vực, hàm nghĩa của thuật ngữ tiềm lực cũng rất rộng. Chúng ta chắc hẳn cũng sẽ thường hay nghe nói nhiều về các vấn đề như là tiềm lực kinh tế, tiềm lực quân sự, tiềm lực quốc phòng và các loại tiềm lực khác. Đó hiểu theo nghĩa đơn giản đó là những kỳ vọng về tương lai có khả năng thực hiện được mà hiện tại nhìn thấy.
Ta hiểu về tài chính như sau: Chúng ta sẽ có thể khẳng định tài chính chính là phạm trù kinh tế – lịch sử và tài chính sẽ nằm ở khâu phân phối của quá trình tái sản xuất xã hội. Sự phát sinh, tồn tại và quá trình phát triển của tài chính cũng sẽ phản ánh tính quy luật của nền kinh tế hàng hóa và tính lịch sử của Nhà nước. Cũng chính bởi vì thế mà phạm trù tài chính chỉ mất đi khi nền kinh tế hàng hóa và Nhà nước không còn tồn tại trên thực tế.
Tiềm lực tài chính được đánh giá chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn vốn) mà doanh nghiệp đó sẽ có thể huy động được vào hoạt động kinh doanh của mình.
Nguồn vốn ở đây được hiểu cơ bản chính là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị sẽ có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định nhằm mục đích để thực hiện việc đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn của doanh nghiệp cũng sẽ cho biết tài sản của đơn ở đâu mà có và các đơn vị cũng cần phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với những tài sản đó.
2. Đặc điểm của tiềm lực tài chính:
– Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp. Sức mạnh doanh nghiệp được hiểu là các nguồn lực, khả năng, năng lực có thể triển khai của doanh nghiệp ở một thị trường hoặc ở một đoạn thị trường cụ thể.
– Tiềm lực tài chính là thuật ngữ phản ánh khối lượng (nguồn vốn) mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp thì vấn đề nguồn vốn cũng được đánh giá chính là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và sống còn hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Vậy nên tiềm lực tài chính có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp.
Tiềm lực tài chính trong tiếng Anh được gọi là: Financial Potential.
3. Chỉ tiêu đánh giá:
Ta nhận thấy rằng, khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản sau đây:
– Khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu vốn chủ sở hữu (vốn tự có): độ lớn (khối lượng) tiền của các chủ thể là chủ sở hữu hoặc của các chủ thể là cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp được đánh giá chính là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô (tầm cỡ) cơ hội có thể khai thác.
– Khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu vốn huy động: cụ thể là vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp hay các loại vốn khác phản ánh khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Yếu tố vốn huy động này tham gia vào việc hình thành và khai thác cơ hội của doanh nghiệp.
– Khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu tỉ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: chỉ tiêu được tính theo % từ nguồn lợi nhuận thu được giành cho bổ sung đối với nguồn vốn tự có. Tỉ lệ tái đầu tư về lợi nhuận phản ánh khả năng tăng trưởng vốn tiềm năng và quy mô kinh doanh mới.
– Khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường: thường sẽ có sự biến động, thậm chí rất lớn. Giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường biến động sẽ phản ánh xu thế phát triển của doanh nghiệp và cũng chính là sự đánh giá của thị trường về sức mạnh (hiệu quả) của doanh nghiệp trong kinh doanh.
– Khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn: bao gồm các khả năng trả lãi cho nợ dài hạn (từ lợi nhuận) và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn (liên quan đến cơ cấu vốn dài hạn), nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn (tài khoản vãng lai).
Thường thể hiện thông qua vòng quay vốn lưu động, vòng quay dự trữ hàng hoá, vòng quay tài khoản thu hay tài khoản chi cũng như nhiều vòng quay khác phản ánh mức độ lành mạnh của tài chính doanh nghiệp, có thể liên quan trực tiếp đến phá sản hoặc vỡ nợ của doanh nghiệp đó.
– Khả năng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn cũng như khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu các tỉ lệ về khả năng sinh lợi: Các tỉ lệ về khả năng sinh lợi sẽ phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể qua các chỉ tiêu cơ bản mà chúng ta kể đến như: phần trăm lợi nhuận trên doanh thu (lượng lợi nhuận thu được trên một đơn vị tiền tệ doanh thu), tỉ suất thu hồi vốn đầu tư (phần trăm về số lợi nhuận thu được trên tổng số vốn đầu tư).
4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp như chúng ta đã biết đến thì đây là thuật ngữ được dùng nhằm mục đích để mô tả cho những công cụ, công việc quan trọng trong hệ thống tài chính của các doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp chỉ các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn và sử dụng nguồn vồn đó để nhằm thực hiện việc đầu tư vào tài sản trong doanh nghiệp nhằm từ đó sẽ tạo ra lợi nhuận cho các đối tượng là những chủ sở hữu của các doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp huy động vốn nhằm mục đích chính đó là để đảm bảo hoạt động một cách bình thường: Vốn tiền tệ được hiểu chính là tiền đề cho các hoạt động của mỗi một doanh nghiệp. Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thông thường cũng sẽ tạo ra nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như quá trình đầu tư vào việc phát triển kinh doanh.
Việc thu hút, khai thác đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay đối với doanh nghiệp trở lên hết sức thụ động
Vai trò của tài chính doanh nghiệp thì ta hiểu đây là tổ chức huy động nguồn vốn cho doanh nghiệp, từ đó sẽ góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh và đầu tư được thực hiện và diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Từ đó cũng sẽ có sự quyết định đến thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của một công ty.
Tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện hiệu quả trong kinh doanh: tài chính doanh nghiệp có vai trò giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư chính xác hơn. Bên cạnh đó thì đối với việc huy động nguồn vốn kịp thời cũng sẽ giúp có ý nghĩa giúp cho các doanh nghiệp tận dụng được những thời cơ to lớn trong hoạt động kinh doanh của chính mình. Việc thực hiện huy động tối đa vốn hiện có trong kinh doanh cũng sẽ giúp các doanh nghiệp sẽ có thể tránh được tổn thất và từ đó cũng sẽ giảm các khoản thanh toán lãi, góp phần lớn vào việc tăng lợi nhuận sau thuế cho các doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng để từ đó kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh. Vai trò kích thích hoặc điều tiết của tài chính doanh nghiệp trên thực tế thường được thể hiện rõ ràng nhất ở việc tạo ra sức mua hợp lý để nhằm mục đích thu hút vốn bên cạnh đó thì cũng phải xác định giá bán hợp lý khi các chủ thể thực hiện phát hành cổ phiếu, bán hàng hóa, dịch vụ.
Tài chính doanh nghiệp cũng có vai trò trong việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sản xuất kết hợp với bán các sản phẩm mà thị trường cần và chấp nhận, không bán những gì họ có. Để nhằm mục đích có thể đáp ứng nhu cầu này, các chủ thể là những nhà quản lý doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm cần phải sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Tài chính doanh nghiệp cũng là một công cụ hữu ích được sử dụng nhằm mục đích để có thể kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.