Tích tụ tư bản như chúng ta đã biết đây là quá trình tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa các giá trị thặng dư trong xí nghiệp nào đó hay cũng có thể gọi đây là quá trình của tích lũy tư bản. Để hiểu rõ nhất về nội dung tích tụ tư bản là gì? Lý luận tích tụ tư bản và tập trung tư bản?
Mục lục bài viết
1. Tích tụ tư bản là gì?
Trong một nền kinh tế có sự tích tụ tư bản chính sẽ có những mặt nào cụ thể đó là sự tăng lên về quy mô của tư bản cá biệt bằng những biện pháp và cách thức tư bản hóa giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản và thông qua quá trình tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm quy mô của tư bản cả biệt là tích tụ tư bản.
Không chỉ vậy chúng ta có thể hiểu đối với tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản.
Việc đề cập đến tình hình đất nước, các nhiệm vụ, đặc điểm của nền kinh tế, hình thức sở hữu cũng như cơ cấu nền kinh tế và vai trò có tác dụng giúp chúng ta nhận thức rõ về vấn đề tích tụ và tập trung tư bản đối với đất nước ta hiện nay. Tư bản chính là vốn, được đầu vào trong sản xuất. Tích tụ và tập trung tư bản thực chất là tích tụ và tập trung vốn vào trong sản xuất.
Rõ ràng đất nước ta với những đặc điểm như trên, cùng với nó là quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì vấn đề tích tụ và tập trung tư bản vốn là một trong những vấn đề cơ bản để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế.
Đối Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với những nhiệm vụ kinh tế cơ bản như: phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ quá độ cũng tồn tại ba hình thức sở hữu là: sở hưu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức sở hữu ở nhiều mức độ khác nhau.
Vốn là một nhân tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế. Thiếu vốn, nền kinh tế không thể tăng trưởng được. Vì vậy, để nền kinh tế tăng trưởng cao thì nhu cầu về vốn càng lớn và đòi hỏi phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó. Vốn không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam rất cần nguồn tư bản ( vốn) những hình thức vốn, đặc biệt của nó đối với sự phát triển của kinh tế đất nước.
Tích tụ tư bản tiếng Anh là ” Capital accumulation”.
2. Lý luận tích tụ tư bản và tập trung tư bản:
Trong quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy mô của tư bản cá biệt tăng lên thông qua quá trình tích tụ và tập chung tư bản.
Từ khái niệm của tích tụ tư bản chúng ta cũng đã biết việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó, nó là kết quả trực tiếp của tích tụ tư bản. Hay đây cũng chính là một mặt là yêu cầu tái sản xuất trở mở rộng, của sự ứng dụng khoa học kỹ thuật và bên cạnh đó cùng với sự tăng lên của khối lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo khả năng thực hiện cho tích lũy tư bản.
Tập trung tư bản cũng chính là một qua trình cạnh tranh và tín dụng là những đòn bẩy mạnh nhất thúc đẩy tập trung tư bản và có thể từ đó cạnh tranh mà dẫn tới sự liên kết, sự tự nguyện hay sáp nhập các tư bản cá biệt. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là phương tiện để tập trung các khoản tiền nhàn dỗi trong xã hội vào tay các nhà tư bản.
Xét về các mặt khác nhau thì tích tụ tư bản và tập trung tư bản có điểm giống nhau là đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Nhưng giữa chúng lại có điểm khác nhau cụ thể như:
Đầu tiên đối với một nguồn để tích tụ tư bản được xác định thông qua giá trị thặng dư, cũng từ đó đây là lí do để tích tụ tư bản làm tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã hội. Còn nguồn để tập trung tư bản là những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, do đó tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội.
Không những vậy phần tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và lao động: nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. Còn tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản, đồng thời nó cũng tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động.
Gữa các phần tích tụ tư bản và tập trung tư bản quan hệ mật thiết với nhau và bổ trợ cho nhau bởi vì phần tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ben cạnh đó về phía tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng qua lại nói trên của tích tụ tư bản và tập trung tư bản làm cho tích lũy tư bản ngày càng mạnh. Tập trung tư bản có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhờ tập trung tư bản mà xây dựng được xí nghiệp lớn sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Từ đó chúng ta có thể xác định thông qua quá trình tích lũy tư bản gắn với quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, theo đó nên sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc thêm.
3. Sự khác biệt giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản:
Như vậy có thể tóm lại từ các định nghĩa và các vấn đề liên quan đến tích tụ tư bản là gì, chúng ta thấy giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản có nhiều điểm khác biệt. Sự khác biệt đó được thể hiện thông qua bảng sau:
Tiêu chí | Tích tụ tư bản | Tập trung tư bản |
Nguồn gốc | Tích tụ tư bản có nguồn gốc từ giá trị thặng dư được tư bản hóa, do đó tích tụ tư bản làm cho tăng quy mô tư bản cá biệt đồng thời làm tăng quy mô của tư bản xã hội. | Tập trung tư bản có sẵn trong xã hội. Chính vì vậy, tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô của tư bản cá biệt mà không làm tăng quy mô của tư bản xã hội |
Quan hệ | Tích tụ tư bản phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và lao động, cụ thể là nhà tư bản tăng cường bóc lột lao động làm thuê để tăng quy mô của tích tụ tư bản. | Tập trung tư bản phản ánh trực tiếp quan hệ cạnh tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư bản, đồng thời tác động đến mối quan hệ giữa tư bản và lao động. |
Giới hạn | Giới hạn của tích tụ tư bản là khối lượng thặng dư có được | Tư bản tập trung từng ngành, khác ngành và toàn xã hội |
Như vậy thông qua sự so sánh trên đây để chúng ta ta thấy rằng tích tụ tư bản và tập trung tư bản có điểm giống nhau là đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt và từ hai khái niệm và nội dung này dù có những điểm khác biệt, tuy nhiên chúng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cụ thể thì tích tụ tư bản làm tăng quy mô và sức mạnh của tư bản cá biệt, dẫn đến cạnh tranh gay gắt và tập trung nhanh hơn. Trong khi đó, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản, nó bổ trợ cho nhau nên trong nền kinh tế cần phải quan sát dựa trên cả hai yếu tố này.
Như vậy, qua việc tìm hiểu tích tụ tư bản là gì, chúng ta đã nắm được một phần cách thức vận hành của chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, tích tụ tư bản và tập trung tư bản ngày càng khẳng định vai trò của mình trong phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia. Chính vì vậy, cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các lý luận này nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.