Kinh tế học hành vi một lĩnh vực quan trọng và có những ý nghĩa to lớn. Kinh tế học hành vi về bản chất chính là những nghiên cứu về tâm lí học liên quan đến quá trình mà các cá nhân và tổ chức đưa ra quyết định kinh tế. Vậy tích hợp và tách biệt trong kinh tế học hành vi là gì? Ví dụ thực tế?
Mục lục bài viết
1. Tích hợp và tách biệt trong kinh tế học hành vi là gì?
Khái niệm tích hợp và tách biệt trong kinh tế học hành vi:
Như đã phân tích cụ thể bên trên, ta hiểu kinh tế học hành vi là những nghiên cứu về tâm lí học liên quan đến quá trình ra quyết định kinh tế của các cá nhân và tổ chức.
Khái niệm tích hợp và tách biệt trong kinh tế học hành vi cụ thể như sau:
– Tích hợp được hiểu cơ bản chính là hành động rời xa khỏi tham chiếu do những kết quả trong quá khứ và khi phải đối mặt với lựa chọn mới.
– Tách biệt được hiểu cơ bản chính là hành động quay trở lại điểm tham chiếu sau các kết quả trong quá khứ và khi đối mặt với những lựa chọn mới.
Ta hiểu về thuật ngữ điểm tham chiếu như sau:
Khái niệm điểm tham chiếu có ứng dụng trong ᴠật lý ᴠà các ngành khoa học khác, mặc dù thuật ngữ điểm tham chiếu cũng có thể được hiểu theo cách thông tục. Giả ѕử có một ᴠụ tai nạn хe hơi ở ngã tư hai đường phố. Một nhân chứng, nằm cách nơi хảу ra ᴠụ ᴠa chạm hai mươi mét, có thể thuật lại những gì anh ta nhìn thấу từ điểm tham chiếu của mình ᴠà góp phần хác định trách nhiệm cho cú ѕốc. Một nhân chứng khác, cách nơi nàу bốn mươi mét, ѕẽ có một điểm tham chiếu khác ᴠà có thể có những chi tiết khác mà người đầu tiên có thể không nhận thấу ᴠì ᴠị trí của họ.
Một điểm tham chiếu cũng chính là một dấu hiệu cho phép các chủ thể có thể biết một ᴠị trí. Chúng ta có thể đưa ra ví dụ, nếu chúng ta đi máу baу không đánh dấu các điểm chính, chúng ta ѕẽ không biết đó là phía bắc haу phía nam. Không có điểm tham chiếu, theo cách nàу, mặt phẳng không có giá trị.
Một cách khác để giúp các chủ thể có thể hiểu về điểm tham chiếu là bằng cách liên kết điểm tham chiếu ᴠới không gian cố định mà từ đó có thể quan ѕát ᴠà mô tả một chuуển động hoặc quỹ đạo . Điểm tham chiếu nàу có thể được đánh dấu trên trục tọa độ để theo dõi ѕự dịch chuуển.
Tích hợp và tách biệt trong kinh tế học hành vi trong tiếng Anh là gì?
Tích hợp trong tiếng Anh là integration. Tách biệt trong tiếng Anh là segregation.
2. Tìm hiểu về kinh tế học hành vi:
Khái niệm kinh tế học hành vi:
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế học. Định nghĩa sau đây thường sẽ được nhiều chủ thể là những nhà nghiên cứu chấp nhận xem như là sự mô tả tương đối đầy đủ phạm vi và đối tượng nghiên cứu của kinh tế học, cụ thể đó chính là: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức mà con người và xã hội sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm (nguồn lực) vào việc sản xuất các hàng hóa, dịch vụ cần thiết và phân phối chúng giữa các thành viên của xã hội.
Trong phân tích kinh tế thì ta hiểu kinh tế học hành vi là một nhánh riêng của nó, được áp dụng trong các nghiên cứu đối với các nhân tố thuộc con người và xã hội, kinh nghiệm và cảm xúc nhằm mục đích hiểu rõ hơn các quyết định cũng như hành vi của người tiêu dùng, nhà đầu tư; đánh giá mức độ ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường, doanh thu và việc phân bổ các nguồn lực.
Nói chung lại có thể thấy kinh tế học được hiểu cơ bản chính là môn khoa học nghiên cứu cách thức các xã hội lựa chọn phương án tối ưu nhằm thỏa mãn nhu cầu vô hạn của con người trong điều kiện nguồn lực khan hiếm. Kinh tế học cũng chính là môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ. Kinh tế học cũng rất quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế tổng thể và hành vi của các chủ thể kinh tế riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các chủ thể là những đối tượng doanh nghiệp, các hộ tiêu dùng, người lao động và chính phủ.
Ta nhận thấy rằng, ngay từ khi được hình thành, khái niệm kinh tế học hành vi được phát triển dựa trên kết quả của việc quan sát và khảo sát thực nghiệm, nhưng đến nay, khái niệm này chủ yếu được dựa những dữ liệu kinh tế thực tế.
Thực chất kinh tế học hành vi là những nghiên cứu về tâm lí học liên quan đến quá trình ra quyết định kinh tế của các cá nhân và tổ chức.
3. Lập luận về kinh tế học hành vi:
Con người không luôn luôn vì quyền lợi cá nhân; không tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí với những sở thích ổn định.
– Tư duy con người phụ thuộc vào tri thức, sự phản hồi và khả năng xử lý hạn chế.
– Nhiều chọn lựa không phải là kết quả của sự cân nhắc thận trọng và chịu ảnh hưởng của bối cảnh ra quyết định.
– Chúng ta chịu ảnh hưởng của những thông tin sẵn có trong hồi ức, những hiệu ứng tự động tạo ra, và những thông tin nổi bật trong môi trường.
– Con người có xu hướng cưỡng lại sự thay đổi; và là những người dự báo kém cỏi về tương lai.
– Chúng ta là thành viên của xã hội, chịu ảnh hưởng tập quán xã hội, như lòng tin, tính nhân nhượng lẫn nhau và thích công bằng; nhạy cảm trước các chuẩn mực xã hội và nhu cầu thể hiện bản thân.
Kinh tế học hành vi trong tiếng Anh là gì?
Kinh tế học hành vi trong tiếng Anh là Behavioral Economics.
Bản chất kinh tế học hành vi:
Trong một thế giới lí tưởng, mọi người đều đưa ra các quyết định tối ưu mang lại ích lợi và độ thoả mãn cao nhất. Một con người lí trí biết tự kiểm soát bản thân và không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài và do đó biết được điều gì là tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên kinh tế học hành vi chỉ ra rằng con người phi lí trí và không thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
Kinh tế học hành vi dựa trên tâm lí học và kinh tế học để khám phá lí do tại sao đôi khi mọi người đưa ra quyết định phi lí trí, và tại sao và làm thế nào hành vi của họ không tuân theo dự đoán của các mô hình kinh tế.
Các quyết định như trả bao nhiêu cho một tách cà phê, có nên đi học cao học hay không, có nên theo đuổi lối sống lành mạnh, tiết kiệm bao nhiêu cho cuộc sống khi nghỉ hưu,… là những quyết định mà đa số mọi người đưa ra vào một lúc nào đó cuộc sống.
Kinh tế học hành vi ra đời đã tìm cách giải thích lí do tại sao một cá nhân quyết định chọn lựa A, thay vì lựa chọn B.
4. Ví dụ thực tế miêu tả sự tích hợp và sự tách biệt:
Trong nhiều trường hợp cụ thể, người ta quyết định tự lựa chọn điểm tham chiếu, và kết quả là tích cực hay tiêu cực cũng sẽ phụ thuộc vào điểm tham chiếu được chọn. Ví dụ cụ thể như giả sử các chủ thể đã thua $150 trong trường đua ngựa hôm nay. Các chủ thể đó hiện đang xem xét một cuộc cá cược khác $10 tiếp theo và là cuộc đua cuối cùng trong ngày với tỉ lệ 15:1. Điều này cũng có nghĩa là nếu ngựa của bạn thắng, bạn sẽ nhận được tiền thắng cuộc là $150, nhưng nếu ngựa của bạn thua, bạn sẽ mất $10 đặt cược.
Chú ý điểm tham chiếu của người cá cược có tầm quan trọng ở đây: Nếu chủ thể là người cá cược gộp thua lỗ trong ngày, chủ thể đó sẽ nhận được kết quả hoặc là trở về điểm hòa vốn nếu con ngựa thắng hoặc là mất $150 nếu con ngựa thua. Nhưng nếu chủ thể là người cá cược lờ đi thua lỗ của chủ thể đó trước đó và xem xét điểm tham chiếu mới, kết quả cá cược cuối cùng là nhận thêm $150 hoặc mất $10.
Lí thuyết triển vọng được đưa ra đã dự đoán rằng người ra quyết định chấp nhận cách tiếp cận thứ hai là tách biệt các kết quả sẽ ít có xu hướng chấp nhận rủi ro trong tình huống này, bởi vì thứ nhất, đánh cược chia đôi giữa thua và thắng, vì thế e ngại rủi ro cũng sẽ cản trở chủ thể đó và thứ hai, do chúng ta đang ở miền lời, hàm giá trị là lõm.
Ngược lại, một người ra quyết định dùng điểm tham chiếu ban đầu và tích hợp các kết quả đánh cược trong ngày sẽ mạo hiểm với rủi ro hơn vì người này đang ở trong miền lỗ. Với những mẫu người này, lần cược cuối thể hiện một cơ hội hòa vốn.