Tỉ suất lợi nhuận gộp là tỉ suất đánh giá hiệu suất được thực hiên trong hoạt động kinh doanh. Với các giá trị doanh thu chưa phản ánh được hiệu quả thực sự. Cần thiết xác định các lợi nhuận gộp tạo ra và phản ánh thông qua tỉ suất xác định trên doanh thu. Vậy tỉ suất lợi nhuận gộp là gì? Công thức xác định và ý nghĩa?
Mục lục bài viết
1. Tỉ suất lợi nhuận gộp là gì?
Tỉ suất lợi nhuận gộp hay được biết đến là hệ số biên lợi nhuận gộp.
Tỉ suất lợi nhuận gộp trong tiếng Anh là Gross Profit Margin.
Khái niệm.
Tỉ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty. Tỷ suất được thể hiện với đơn vị phần trăm. Cho biết các giá trị phản ánh trong lợi nhuận gộp và chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu. Bằng cách tiết lộ số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán. Nó được phản ánh với ý nghĩa cơ bản trong đánh giá giá trị lợi nhuận. Khi mà giá trị doanh thu không thể hiện được các ý nghĩa trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tỉ suất lợi nhuận gộp có thể được gọi là tỉ lệ lãi gộp. Công thức thường được tính bằng lợi nhuận gộp chia cho tổng doanh thu. Trong đó đưa ra các tính toán và xác định giá tri doanh thu của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Ngoài ra, cần tính toán các chi phí xác định trong vốn hàng bán. Để mang đến giá trị phản ánh lợi nhuận gộp. Giá trị này thể hiện các lợi nhuận doanh nghiệp nhận về trên thực tế.
Lợi nhuận phản ánh giá trị doanh số bán hàng. Với các hàng hóa và sản phẩm khác nhau. Các giá trị chi phí tham gia vào sản phẩm cũng khác nhau. Do đó nhà sản xuất có thể tính toán lợi nhuận trên phần trăm tương ứng với vốn hàng bán. Bởi vậy mà với mỗi sản phẩm khác nhau, lợi nhuận cũng được phản ánh với giá trị khác. Khi doanh nghiệp muốn xác định lợi nhuận thu về, phải xác định dựa trên giá bán và giá vốn hàng bán.
2. Vai trò của tỉ suất lợi nhuận gộp:
Tỉ suất lợi nhuận gộp cho biết các lợi nhuận mang về có đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp hay không. Từ thông số này, người ta có thể quyết định giá bán và các chương trình bán hàng. Nhằm điều chỉnh lại mức giá phù hợp với chi phí vốn, cũng như xây dựng các chương trình bán hàng hiệu quả. Tác động nên các yếu tố phản ánh chi phí, từ đó có điều chỉnh đưa đến tỷ suất đảm bảo hiệu quả. Như các điều chỉnh trên chi phí vốn hàng bán trong các giai đoạn sản xuất, vận chuyển hay bảo quản. Điều chỉnh lại giá bán nhằm tác động lên doanh thu. Từ số liệu lợi nhuận gộp người ta có thể quyết định giá bán và các chương trình bán hàng.
Với các mục tiêu trong phát triển và chiến lược dài hạn, lợi nhuận là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp xác định các khả năng thực hiện nguồn vốn trong tương lai, và tiềm năng trong phát triển và mở rộng thị trường. Tỷ suất này càng thể hiện ổn định theo hướng dịch chuyển có lợi, càng mang đến ý nghĩa phát triển trong doanh nghiệp. Trong chiến lược của nhà quản lý, tỉ suất này được đặt ra và biểu thị ý nghĩa cho từng giai đoạn. Chúng luôn biểu hiện dưới dạng phần trăm. Nhà quản lý cần nắm rõ tỷ suất lợi nhuận để đưa ra chiến lược lược tiếp thị. Cũng như cách thức điều chỉnh các chi phí.
3. Công thức xác định tỉ suất lợi nhuận gộp:
Tỉ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu.
Trong đó:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán (COGS).
Trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần và tỉ suất lợi nhuận gộp được tính bằng công thức:
Tỉ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần.
Giải thích công thức.
– Doanh thu được phản ánh thông qua các tính toán trong báo cáo của nhà quản lý. Liệt kê và cộng tất cả các khoản thu được tìm thấy trong hoạt ddoongjj bán hàng. Được xác định cho một giai đoạn cụ thể.
Giá vốn hàng bán là tất cả các chi phí cần tính trước khi sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng. Bởi vậy các chi phí tham gia càng ít, người tiêu dùng có thể nhận về hàng hóa có giá rẻ hơn. Các chi phí này được doanh nghiệp tính trên sản phẩm, và người tiêu dùng phải thanh toán. Trước tiên có thể kể đến là các chi phí tham gia vào hoạt động sản xuất. Sau đó là chi phí phát sinh trong bảo quản, lưu kho, vận chuyển hay truyền thông,.. Giá vốn này là cơ sở để nhà kinh doanh tính toán lợi nhuận mong muốn tìm kiếm trên sản phẩm.
Tỉ suất lợi nhuận gộp mang đến các phản ánh về lợi nhuận gộp được xác định. Lợi nhuận này chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu kiếm được trong hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, khi tỉ suất càng lớn, chứng tỏ lợi nhuận gộp càng nhiều. Do đó mà các sức khỏe tài chính càng được đảm bảo. So với kế hoạch được đặt ra, nếu tỉ suất kiếm được cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn kỳ vọng.
4. Ví dụ minh họa về tỉ suất lợi nhuận gộp:
Với khoảng thời gian được xem xét trong tháng 1 năm 2021. Giả sử công ty ABC kiếm được 20 triệu $ doanh thu từ sản xuất các vật dụng. Được tính toán trên giá trị thu được thông qua những đơn hàng cụ thể. Trong đó các chi phí tham gia trong sản phẩm được xác định trên một phần giá trị sản phẩm. Được gọi là giá vốn hàng bán có giá trị là 10 triệu $.
Lợi nhuận gộp của ABC là 20 – 10 = 10 triệu $.
Tỉ suất lợi nhuận gộp hay tỉ lệ lãi của công ty lúc này là: 10/20 = 0,5 (50%).
Như vậy thông qua công thức, tỉ suất lợi nhuận gộp phản ánh là 50%. Nói cách khác, với lợi nhuận có thể tìm kiếm bằng một nửa doanh thu. Điều này đồng nghĩa với việc, trong 1 $ doanh thu của công ty ABC có 0,5 $ lợi nhuận gộp. Các hiệu quả hay đánh giá tài chính doanh nghiệp có thể được so sánh với các giai đoạn tương tự. Cũng như so sánh với kỳ vọng đã xác định trước đó. Và để phản ánh hiệu quả nhất sức khỏe tài chính, là so sánh vớ các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
5. Một số lưu ý trong đánh giá kết quả tỉ suất:
Các giá trị phản ánh trong tỉ suất hay hiệu quả hoạt đồng của doanh nghiệp phụ thuộc trên nhiều yếu tố. Với giá trị phản ánh tính chất lợi nhuận so với doanh thu. Doanh nghiệp nào sở hữu tỉ suất lợi nhuận cao chứng tỏ lãi ròng thu về đang rất khả quan. Bởi các giá trị lợi nhuận đang chiếm phần cao trong doanh thu tì được. Lãi ròng càng cao thì hoạt động kinh doanh diễn ra càng hiệu quả, lợi nhuận thu về lớn. Các khoản chi phí lúc này đang được kiểm định chặt chẽ.
Cũng cần hiểu với tỉ suất được xác định theo giá trị phần trăm. Khi hai doanh nghiệp đều tính toán và cho ra giá trị tỉ suất giống nhau. Nó không cho thấy lợi nhuận họ nhận được là như nhau. Chỉ là hiệu quả đó phản ánh trong chính hoạt động của doanh nghiệp họ. Cũng như phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Đặc biệt phản ánh trong doanh thu khác nhau giữa hai doanh nghiệp.
Khi so sánh 2 doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực. Nhiều người cho rằng doanh nghiệp nào có lợi nhuận gộp cao hơn chắc chắn sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên sự so sánh theo cảm tính như vậy hoàn toàn sai lầm. Bởi lợi nhuận gộp không hoàn toàn phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Và các giá trị phản ánh qua doanh thu mới mang đến giá trị tương ứng lợi nhuận là nhiều hay ít. Tỉ suất chỉ cho thấy các lợi nhuận tìm được có phù hợp và đảm bảo giá trị hoạt động doanh nghiệp hay không.
6. Ý nghĩa tỉ suất lợi nhuận gộp:
– Có nhiều lớp lợi nhuận mà các nhà phân tích theo dõi để đánh giá hiệu quả hoạt động của một công ty. Bao gồm lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động và thu nhập ròng. Mỗi cấp độ cung cấp thông tin về lợi nhuận của một công ty. Tất cả các yếu tố lợi nhuận được phân tích mới phản ánh toàn diện các đánh giá tài chính nhiều hay ít. Nó khác với các tài chính có ổn định và phục vụ nhu cầu doanh nghiệp hay không.
– Lợi nhuận gộp cho biết công ty tạo ra sản phẩm tốt như thế nào. Khi mà các lợi nhuận tìm được luôn ổn định hoặc phù hợp với chỉ tiêu theo kế hoạch. Hoặc cung cấp dịch vụ hiệu quả ra sao so với đối thủ cạnh tranh. Bởi dù có tìm được lợi nhuận thực tế nhiều hay ít cũng không phản ánh. Tỉ suất cũng chỉ quan tâm lợi nhuận trên hàng hóa có đảm bảo hay không. Từ đó đảm bảo cho các hoạt động duy trì và phát triển doanh nghiệp.
– Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Phản ánh các hiệu quả xác định trong quá trình kinh doanh. Với hiệu quả được cân đối phù hợp với giá vốn hàng bán. Tỉ suất lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Cho biết các tính toán hiệu quả để tìm kiếm lợi nhuận trên mỗi sản phẩm hoặc mỗi lô hàng nhất định.
Doanh nghiệp nào có tỉ suất lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn. Bởi các lợi nhuận được đánh giá bên cạnh các doanh thu tuowg ứng. Được phản ánh với các tính toán phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp. Lãi suất có thể tìm được ít hay nhiều, tuy nhiên họ kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.