Trong môi trường kinh doanh tỉ suất sinh lợi là tỉ số hiện nay đang rất được sự quan tâm vì nó đóng vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực cụ thể. Theo đó rất dễ để nhận ra rằng tỉ suất sinh lợi càng lớn thì lợi nhuận thu về cho Doanh nghiệp sẽ càng cao. Trong tỉ suất sinh lợi thì có rất nhiều loại khác nhau. Trong đó có tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh.
Mục lục bài viết
1. Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh là gì?
Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh trong tiếng Anh là Adjusted Gross Margin . Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh là tỉ suất lợi nhuận gộp đã trừ đi chi phí bảo tồn hàng tồn kho, để xác định lợi nhuận của sản phẩm, dòng sản phẩm hoặc của một công ty. Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh bao gồm chi phí bảo tồn hàng tồn kho, trong khi tính toán tỉ suất lợi nhuận gộp (chưa điều chỉnh) thì không xét đến chi phí này.
Như vậy chúng ta thây rằng tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh cung cấp cái nhìn chính xác hơn về lợi nhuận của sản phẩm so với biên lợi nhuận gộp, bởi vì biên lợi nhuận gộp điều chỉnh tính thêm chi phí ngoài phương trình, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tài chính cơ bản và được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Nó dùng để đánh giá tình hình sinh lợi (tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu còn lại sau khi khấu trừ tất cả các chi phí, thuế và các chi phí khác) của của một sản phẩm, dịch vụ, một công ty, doanh nghiệp hay của một dự án đầu tư nào đó. Tỷ suất lợi nhuận được biểu thị dưới dạng phần trăm; số càng cao, kinh doanh càng có lãi:
Trong trường hợp tỷ suất lợi nhuận là một giá trị dương chứng tỏ rằng dự án đầu tư hay công ty, doanh nghiệp đang hoạt động có lãi. Giá trị của tỷ suất lợi nhuận càng lớn thì lợi nhuận công ty thu về càng cao. Ngược lại, nếu tỷ suất lợi nhuận là một giá trị âm thì doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ. Vì vậy, công ty nên có kế hoạch điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh của mình để khắc phục tình trạng thua lỗ trên.
2. Đặc điểm và ví dụ thức tế mới nhất:
Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh đi xa hơn một bước so với tỉ suất lợi nhuận gộp vì nó bao gồm các chi phí bảo tồn hàng tồn kho, điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của sản phẩm.
Ví dụ, hai sản phẩm có thể có tỉ suất lợi nhuận gộp là 25% giống nhau. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm có thể có chi phí bảo tồn hàng tồn kho liên quan khác nhau. Một sản phẩm có thể tốn phí vận chuyển nhiều hơn hoặc mang mức thuế cao hơn, dễ bị mất cắp hoặc cần làm lạnh. Như vậy tỉ suất sinh lợi nhuận cho biết Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh đi xa hơn một bước so với tỉ suất lợi nhuận gộp vì nó bao gồm các chi phí bảo tồn hàng tồn kho, điều này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của sản phẩm.
Ví dụ, hai sản phẩm có thể có tỉ suất lợi nhuận gộp là 25% giống nhau. Tuy nhiên, mỗi sản phẩm có thể có chi phí bảo tồn hàng tồn kho liên quan khác nhau. Một sản phẩm có thể tốn phí vận chuyển nhiều hơn hoặc mang mức thuế cao hơn, dễ bị mất cắp hoặc cần làm lạnh.
Khi tính đến chi phí bảo tồn hàng tồn kho, hai sản phẩm có thể cho thấy tỉ suất lợi nhuận khác nhau đáng kể. Phân tích tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh có thể giúp xác định các sản phẩm và dòng sản phẩm kém hiệu quả.
Chi phí bảo tồn hàng tồn kho bao gồm nhận và chuyển hàng tồn kho, bảo hiểm và thuế, tiền thuê kho và thuê các tiện ích, và chi phí cơ hội. Đối với các công ty có hàng tồn kho lớn hoặc phát sinh chi phí tồn kho cao, tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh là một thước đo lợi nhuận tốt hơn do chi phí bảo tồn hàng tồn kho thường không được tính vào. Khi tính đến chi phí bảo tồn hàng tồn kho, tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh có thể giảm đáng kể so với biên lợi nhuận gộp chưa được điều chỉnh. Chi phí tồn kho thường chiếm trong khoảng từ 20% đến 30% chi phí để mua hàng tồn kho, nhưng khác nhau dựa trên ngành và qui mô của doanh nghiệp.
Ví dụ Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh
Ví dụ, nếu lợi nhuận gộp trong một năm tài chính của một công ty là 1,5 triệu USD và doanh thu là 6 triệu USD. Đồng thời, công ty có chi phí bảo tồn hàng tồn kho chiếm 20% và giá trị hàng tồn kho trung bình hàng năm là 1 triệu USD, khi đó chi phí bảo tồn hàng tồn kho hàng năm sẽ là $1.000.000 * 20% = $200.000.
Tỉ suất lợi nhuận = $1.500.000 / $6.000.000 = 25% Tỉ suất lợi nhuận gộp điều chỉnh = ($1.500.000 – $200.000) / $6.000.000=21.67%.
3. Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận là gì?
– Tỷ suất lợi nhuận gộp/(Gross profit margin) càng cao thì chứng tỏ Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp càng hiệu quả. Trong thị trường hiện nay, các doanh nghiệp tập trung vào sản phẩm mũi nhọn, thế mạnh của mình sẽ dễ thành công và bền vững hơn các doanh nghiệp khác. Và nếu Doanh nghiệp đó, có tỷ suất lợi nhuận gộp cao chứng tỏ các sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp đang tiêu thụ tốt, đồng thời kiểm soát các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm rất tốt.
– Các nhà đầu tư thường sử dụng Tỷ suất lợi nhuận gộp để so sánh và đánh giá các doanh nghiệp trong cùng một ngành để thấy được hiệu quả hoạt động và mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp với nhau tính trong các sản phẩm mũi nhọn, không tính đến các yếu tố khác như Chi phí khác, thu nhập khác, các chi phí gián tiếp khác,….
Ví dụ: Công A có tỷ suất lợi nhuận gộp là 10%.
Công ty B có tỷ suất lợi nhuận gộp là 15%.
Trong điều kiện, Công ty A và Công ty B là hai công ty trong cùng một ngành, có các chỉ số khác tương đồng về: Quy mô, Chi phí bán hàng, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí tài chính,….
Thì rõ ràng Công ty B sẽ là khoản đầu tư sinh lời tốt hơn.
Việc xác định tỷ suất lợi nhuận có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tỷ suất lợi nhuận được xác định dựa trên lợi nhuận tạo ra trên tổng số doanh thu thu được, chi phí hoặc vốn đầu tư. Hay nói cách khác, tỷ suất lợi nhuận phản ánh một cái nhìn sâu sắc về các khía cạnh khác nhau trong hiệu suất tài chính của doanh nghiệp:
+ Lợi nhuận và sự ổn định của doanh nghiệp
+ Khả năng quản lý chi phí
+ Chiến lược định giá
+ Tiềm năng đầu tư
Vì vậy, dựa vào tỷ suất lợi nhuận, các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp có thể theo dõi doanh nghiệp của mình đang làm ăn có lời hay trong tình trạng thua lỗ. Từ đó đưa ra những chiến lược chiến lược giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận còn là tiền đề quan trọng, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong ngành và thu hút vốn đầu tư. Bởi lẽ, tỷ suất lợi nhuận được đánh giá dựa trên lợi nhuận công ty tạo ra. Mà lợi nhuận của công ty ngoài chiến lược kinh doanh hợp lý thì còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như đặc điểm lĩnh vực kinh doanh, tốc độ tăng trưởng của ngành, tốc độ phát triển của kinh tế… Đó là những yếu tố tác động một cách ngẫu nhiên và các doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được. Chính vì vậy, tỷ suất lợi nhuận càng lớn chứng tỏ rằng bạn có vị thế càng cao trong ngành cũng như chiếm được thị phần cao trong thị trường.
Ngoài ra để có thể thưc hiện tăng tỷ suất giá trị thặng dư bởi tỷ suất giá trị này càng cao sẽ giúp cho tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Theo đó có thể giảm cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong một điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi khi cấu tạo hữu cơ của tư bản càng thấp thì sẽ giúp cho tỷ suất lợi nhuận càng cao và ngược lại và cần thực hiện tăng tốc độ chu chuyển của tư bản bởi vì trong trường hợp nếu như trong năm, tốc độ chu chuyển của tư bản càng tăng lên cao thì tỷ suất thặng dư cũng càng lớn và nó cũng khiến cho tỷ suất lợi nhuận cũng tăng lên. Như vậy qua đây có thể thấy được rằng trong doanh nghiệp tỷ suất lợi nhuận được xem là một công cụ đo lường mức độ của công ty. Bên canhjđó thi nó cũng giúp thể hiện được lợi nhuận sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu.