Thẩm định có nghĩa là việc các chủ thể tiến hành xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó Tỉ số thẩm định?
Hoạt động thẩm định diễn ra ở rất nhiều hoạt động hay lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, nhằm mục đích chính là để tiến hành việc đo lường khả năng lựa chọn đầu tư của các chu thể là nhà quản lí quỹ ở hạng cao hay thấp hơn thì người ta sẽ sử dụng tỉ số thẩm định. Tuy được nhắc đến khá nhiều nhưng không phải ai cũng biết về tỉ số thẩm định.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về thẩm định:
Ta hiểu về thẩm định như sau:
Trước hết chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về thẩm định. Thẩm định có nghĩa là việc các chủ thể tiến hành xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó, hoạt động này sẽ do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện theo Từ điển Luật học do Viện Khoa học pháp lý Bộ tư pháp biên soạn cụ thể.
Việc thẩm định của các chủ thể cũng có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm định dự án, thẩm định báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, thẩm định đồ án thiết kế quy hoạch xây dựng, thẩm định dự thảo, văn bản quy phạm pháp luật.
Cũng như nhiều thuật ngữ khác không được quy định một cách rõ ràng và cụ thể ở từng điều khoản của văn bản pháp luật. Chính bởi vì vậy nhằm mục đích để hiểu được thẩm định thì chúng ta cần khai thác nội hàm của nó dưới nhiều góc độ khác nhau.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt năm 1998: Thẩm định được hiểu là việc xem xét để xác định về chất lượng.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư của Pháp năm 1993 Le petit Larouse có giải thích về thẩm định như sau: Thẩm định được hiểu là việc kiểm tra điều tra một cách kỹ lương tính đúng đắn và giá trị của một văn bản.
Theo Từ điển Luật học của Đức do Gerhard Koebler chủ biên giải thích về thẩm định thì: Thẩm định là sự đánh giá của nhà chuyên môn đối với các dữ kiện để từ đó đưa ra kết luận.
Từ phân tích nêu trên, ta có thể thấy, chỉ riêng thuật ngữ thẩm định được nhìn nhận, phân tích dưới nhiều phương diện khác nhau, mỗi khái niệm đều có tính đúng đắn của nó. Cách hiểu Thẩm định của Viện Khoa học pháp lý đưa ra đầy đủ hơn và thể hiện được bản chất cũng như nêu rõ được đối tượng thẩm định cụ thể là cái gì.
Thông qua đó thì chúng ta có thể rút ra kết luận: Thẩm định trước hết là hoạt động của một chủ thể được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá văn bản theo những tiêu chí nhất định. Tính đúng đắng của văn bản có thể được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau tùy thuộc vào loại, tính chất của văn bản.
Như vậy, tuy có nhiều định nghĩa khác nhau trong nhiều lĩnh vực thì ta vẫn có thể hiểu chung về thẩm định là việc đưa ra những đánh giá mang tính chất chuyên môn trên những tiêu chí nhất định của từng lĩnh vực hay hiểu cụ thể thì thẩm định là quá trình xem xét và kiểm tra một sự việc hay một vấn đề nhất định trong một lĩnh vực của một ngành nghề cụ thể để có thể đưa ra những quyết định rõ ràng được soạn bằng văn bản và được lưu trữ lại thông tin. Hoạt động thẩm định sẽ do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện.
Chủ thể của thẩm định:
Chủ thể của thẩm định là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng thẩm định.
Như đã đề cập tại phần định nghĩa, thẩm định được hiểu là một hoạt động mang tính chất chuyên môn, nghiệp vụ bởi vì trong qua trình tiến hành thẩm định, các chủ thể là người thẩm định phải đưa được ra những kết luận, những đánh giá dựa trên những tiêu chí chuyên môn trong từng lĩnh vực. Để có thể làm được điều này thì cá nhân, cơ quan, tổ chức thẩm định sẽ cần phải am hiểu và biết rõ về những tiêu chí đánh giá, cách đánh giá, phương pháp đánh giá đối với những lĩnh vực cụ thể trong đời sống xã hội. Việc thực hiện thẩm định của các chủ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sẽ cần phải trải qua một quá trình đào tạo lâu dài hoặc phải trải qua quá trình tìm hiểu và trau dồi kinh nghiệm cho nên không phải bất kỳ tổ chức, cá nhân hay cơ quan nào cũng có thể thực hiện hoạt động thẩm định mà chỉ có các cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thẩm định mới được thực hiện hoạt động thẩm định.
Đối tượng, vai trò của thẩm định:
Đối tượng của thẩm định có thể rất đa dạng gồm cả động sản, bất động sản, doanh nghiệp, dự án đầu tư, thiết kế, công trình xây dựng,…
Thẩm định hiện nay đang dần khẳng định được chức năng và tính hiệu quả của đối với nền kinh tế và từng đối tượng khách hàng. Có thể kể đến những vai trò của thẩm định cụ thể như sau:
– Thẩm định góp phần đảm bảo tính chính xác của việc xác định giá trị của tài sản trong nhiều mục đích công.
– Thẩm định làm giảm gánh nặng và hạn chế rủi ro trong xác định trách nhiệm, ví dụ cụ thể như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trách nhiệm bảo hiểm,…
– Thẩm định góp phần tạo ra các phương thức giải quyết bất đồng giữa các bên trong tranh chấp.
– Không những thế mà thẩm định còn góp phần làm minh bạch thị trường, từ đó thẩm định đã thúc đẩy sự phát triển hiệu của thị trường.
2. Tỉ số thẩm định:
Khái niệm tỉ số thẩm định:
Tỉ số thẩm định được hiểu là tỉ lệ được sử dụng nhằm mục đích để thực hiện đo lường khả năng lựa chọn đầu tư của các chủ thể là các nhà quản lí quỹ ở hạng cao hay thấp hơn. Tỉ số thẩm định sẽ so sánh số alpha của quỹ với rủi ro phi hệ thống hoặc độ lệch chuẩn thặng dư (residual standard deviation) của danh mục đầu tư.
Alpha của quỹ được hiểu là số tiền lãi dôi ra mà người quản lí đã kiếm được so với tiêu chuẩn của quỹ. Đó là một phần lợi nhuận mà người quản lí danh mục đầu tư chịu trách nhiệm quản lí hoạt động. Tỉ lệ này sẽ cho biết có bao nhiêu đơn vị lợi nhuận mà người quản lí đang tạo ra trên mỗi đơn vị rủi ro.
Ta hiểu về tỉ lệ như sau:
Tỷ lệ được đánh giá là một công cụ hữu ích được sử dụng nhằm mục đích chính là để so sánh các thứ với nhau trong một số lĩnh vực cuộc sống thực.
Trong toán học thì tỷ lệ là một so sánh của hai hoặc nhiều số cho biết kích thước của chúng trong mối quan hệ với nhau. Một tỷ lệ sẽ được lập ra để so sánh hai đại lượng bằng phép chia, với số bị chia hoặc số bị chia được gọi là tiền trước và số bị chia hoặc số đang chia được gọi là hậu quả.
Tỷ lệ cũng xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày và giúp đơn giản hóa nhiều tương tác của chúng ta bằng cách đưa các con số vào quan điểm. Tỷ lệ cho phép chúng ta đo lường và thể hiện các đại lượng bằng cách làm cho chúng dễ hiểu hơn.
Tỉ số thẩm định trong tiếng Anh là gì?
Tỉ số thẩm định trong tiếng Anh là Appraisal Ratio.
Công thức tính tỉ số thẩm định:
Tỉ số thẩm định = Alpha/R.
Trong đó:
Alpha: tỉ suất lợi nhuận của các cổ phiếu đã lựa chọn.
R: là rủi ro phi hệ thống của các cổ phiếu đã lựa chọn.
Như vậy, công thức tính tỉ số thẩm định sẽ bằng tỉ suất lợi nhuận của các cổ phiếu đã lựa chọn chia cho rủi ro phi hệ thống của các cổ phiếu đã lựa chọn.
Tỉ số thẩm định cũng có thể được sử dụng nhằm mục đích chính đó là để xác định khả năng lựa chọn đầu tư của các chủ thể là người quản lí danh mục. Bằng cách chọn một rổ đầu tư, các chủ thể là những chủ thể là các nhà quản lí của một quỹ đầu tư tích cực sẽ cố gắng đạt được lợi nhuận tương ứng với tiêu chuẩn đã cho hoặc thị trường tổng thể.
Tỉ số thẩm định đo lường hiệu suất hoạt động của các chủ thể là các nhà quản lí bằng cách thực hiện việc so sánh lợi nhuận của cổ phiếu của họ với rủi ro cụ thể của các lựa chọn đó. Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu suất hoạt động của người quản lí này càng tốt.
Ví dụ về tỉ số thẩm định:
Giả sử một quỹ tương hỗ gọi là XYZ có alpha là 0,06 và rủi ro phi hệ thống là 0,6. Sử dụng công thức được nêu cụ thể bên trên về tỉ số thẩm định, ta sẽ có tỉ số thẩm định của quỹ tương hỗ XYZ là 0,06 / 0,6 = 0,01.
Hạn chế của tỉ số thẩm định:
Tỉ số thẩm định cũng có những hạn chế nhất định của nó.
Tỉ số thẩm định đo lường lợi tức của quỹ trên mỗi đơn vị rủi ro. Tuy nhiên, vấn đề về lợi nhuận là alpha thì phần lợi nhuận này có được thông thường được cho là bởi vì kĩ năng lựa chọn cổ phiếu và quản lí quỹ của các chủ thể là các nhà đầu tư.
Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà tỉ số thẩm định được xác định là thước đo mức độ hoàn vốn của các chủ thể là người quản lí quỹ mang lại cho một quỹ trên mỗi đơn vị rủi ro. Về vấn đề rủi ro phi hệ thống thì phần rủi ro này liên quan đến rủi ro của các khoản đầu tư hơn là rủi ro liên quan đến toàn bộ thị trường chứng khoán nói chung.