Hiện nay có một số tổ chức tài chính gặp những rủi ro trong quá trình hoạt động thì Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro luôn là vấn đề được quan tâm để trả lời cho câu hỏi có thể tiếp tục hoạt động nay không với khả năng tài chính đó. Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro là gì? Đặc điểm và vai trò?
Mục lục bài viết
- 1 1. Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro là gì?
- 2 2. Đặc điểm của tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro:
- 3 3. Vai trò của tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro:
- 4 4. Tầm quan trọng của vốn đối với việc kinh doanh của Doanh Nghiệp:
- 4.1 4.1. Vốn kinh doanh có vai trò quyết định:
- 4.2 4.2. Vốn kinh doanh giúp các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả:
- 4.3 4.3. Vốn kinh doanh là một trong những tiêu chí để phân loại quy mô của doanh nghiệp:
- 4.4 4.4 Vốn kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh cho doanh nghiệp:
- 4.5 4.5. Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá tài sản DN:
1. Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro là gì?
Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro trong tiếng Anh là Risk-Adjusted Capital Ratio. Chúng ta có thể hiểu về Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro đó là khi được sử dụng để đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của một tổ chức tài chính trong trường hợp suy thoái kinh tế. Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro được tính bằng cách chia tổng vốn đã điều chỉnh của một tổ chức tài chính cho các tài sản có rủi ro (Risk-weighted asset) của tổ chức.
2. Đặc điểm của tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro:
Tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro đo lường khả năng phục hồi dựa trên bảng cân đối kế toán của tổ chức tài chính, tập trung vào các nguồn vốn, để chịu đựng được rủi ro kinh tế hoặc suy thoái kinh tế nhất định. Vốn của tổ chức càng lớn, thì tỉ lệ vốn càng cao, điều này sẽ dẫn đến xác suất tổ chức tài chính sẽ ổn định hơn trong trường hợp diễn ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Mẫu số trong tỉ lệ này hơi phức tạp, vì mỗi tài sản thuộc sở hữu phải được đánh giá bằng khả năng thực hiện của tổ chức theo mong đợi.
Ví dụ, một nhà máy tạo thu nhập không được đảm bảo tạo ra dòng tiền dương. Dòng tiền dương có thể phụ thuộc vào chi phí vốn, sửa chữa nhà máy, bảo trì, thương lượng lao động và nhiều yếu tố khác.
Như vậy chúng ta có thể thấy đối với một tài sản tài chính, chẳng hạn như trái phiếu doanh nghiệp, lợi nhuận phụ thuộc vào lãi suất và rủi ro phá sản của tổ chức phát hành. Các khoản vay của ngân hàng thường đi kèm với các khoản mất mác.
3. Vai trò của tỉ lệ vốn sau khi điều chỉnh rủi ro:
Đứng ở các góc độ khác nhau người ta sẽ có cách nhìn khác nhau về vốn. Chính vì vậy, mà có rất nhiều định nghĩa về vốn. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng: Vốn trong các doanh nghiệp là một quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ tiền tệ đó là để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Như vậy, mục đích của quỹ tiền tệ đó là thể hiện sự tích lũy chứ không phải tiêu dùng như một vài quỹ tiền tệ khác trong doanh nghiệp.
Điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định. Cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật .
Tiềm lực kinh tế, yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển. Cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
4. Tầm quan trọng của vốn đối với việc kinh doanh của Doanh Nghiệp:
4.1. Vốn kinh doanh có vai trò quyết định:
Vì vốn là một yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh, là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong phạm vi một doanh nghiệp có thể thấy rằng, điểm xuất phát để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là có một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề cho doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nếu không có vốn sẽ không có bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cả, vốn kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp tính toán, hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh. nVề mặt pháp lý, tất cả các doanh nghiệp dù ở thành phần kinh tế nào, để được thành lập và đi vào hoạt động thì nhất thiết cần phải có lượng vốn cần thiết tối thiểu theo quy định của nhà nước hay còn gọi là vốn pháp định. Lượng vốn này nhiều hay ít phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp đó.
4.2. Vốn kinh doanh giúp các doanh nghiệp sản xuất hiệu quả:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của một doanh nghiệp không ngừng được tăng lên tương ứng với sự tăng trưởng quy mô sản xuất, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành một cách liên tục.
Nếu doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh sẽ gây ra những tổn thất như: Sản xuất đình trệ, không đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, không đủ tiền để thanh toán với nhà cung ứng kịp thời dẫn tới mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán, và do đó sẽ không giữ được khách hàng, v.v…Những khó khăn đó kéo dàn nhất định sẽ dẫn đến thua lỗ, phá sải doanh nghiệp.
Điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn bảo đảm đầy đủ, kịp thời vốn kinh doanh cho quá trinhd sản xuất, đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4.3. Vốn kinh doanh là một trong những tiêu chí để phân loại quy mô của doanh nghiệp:
Là căn cứ để xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trung bình và là một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn cung ứng, phát triển mở rộng thị trường.
4.4 Vốn kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh cho doanh nghiệp:
Vốn kinh doanh không những là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được chỗ đứng của mình mà còn là điều kiện thuận lợi tạo nên sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong cơ chế thị trường, dưới tác động của quy luật canh tranh, cùng với khát vọng lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không ngừng phát triển vốn kinh doanh của mình, cho nên nhu cầu về vốn kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn.
Để đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tất yếu các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trường, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, hạ giá thành. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phai có nhiều vốn. Vốn đã trở thành động lực và là yêu cầu cấp bách đối với tất cả các doanh nghiệp. Chỉ có vốn trong tay mới có thể giúp doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa sản xuất, tồn tại trong môi trường cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận. Nhu cầu về vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho sự phát triển ngành nghề mới đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết với tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp thương mại nói riêng.
Như vậy, vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong quá trình đầu tư, phát triển của doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh và đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
4.5. Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá tài sản DN:
Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản, nghĩa là phản ánh và kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua sự vận động của vốn kinh doanh, các chỉ tiêu tài chính như: hiệu quả sự dụng vốn, hệ thống thanh toán, hệ số sinh lời, cơ cấu các nguồn vốn và cơ cấu phân phối sử dụng vốn… mà quản lý có thể nhận biết được trạng thái vốn trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Với khả năng đó, nhà quản lý có thể phát hiện ra các khuyết tật và nguyên nhân của nó để điều chỉnh quá trình kinh doanh nhằm mục tiêu đã định.
Việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện tiến bộ của khoa học- kỹ thuật, công nghệ phát triển cao. Nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng nên việc tổ chức huy động vốn ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Huy động vốn đầy đủ và kịp thời có thể giúp doanh nghiệp chớp thời cơ kinh doanh, tạo được lợi thế trong cạnh tranh.
Thêm vào đó việc lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp sẽ giảm bớt chi phí sử dụng vốn, điều đó tác động rất lớn đến việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp