Hiện nay trong đầu tư kinh doanh sinh lời hiệu suất của các danh mục đầu tư là thước đo cho sự thành công của danh mục đầu tư> bên cạnh đó thì hiệu suất tổng thể cũng không hoàn toàn chính xác nên rất cần tới sự xác định tỉ lệ. Hiện nay thực hiện đầu tư và tính toán theo Tỉ lệ Treynor cũng đang rất phổ biến. Vật để hiểu thêm về Tỉ lệ Treynor là gì?
Mục lục bài viết
1. Tỉ lệ Treynor là gì?
Tỉ lệ Treynor trong tiếng Anh được dịch là Treynor Ratio.
Hiện nay tỉ lệ Treynor, Chúng ta có thể hiểu nếu dịch ra tiếng việt đây là tỉ lệ biến động phần thưởng, được biết tới là một chỉ số hiệu suất để xác định mức lợi nhuận vượt mức được tạo ra bởi mỗi đơn vị rủi ro trong danh mục đầu tư. Theo chỉ số này thì với lợi nhuận vượt mức theo nghĩa này có nghĩa là lợi nhuận kiếm được cao hơn lợi nhuận có thể kiếm được trong một khoản đầu tư không rủi ro.Mặc dù không có khoản đầu tư nào phi rủi ro, tín phiếu kho bạc thường được sử dụng để thể hiện lợi nhuận không rủi ro trong tỉ lệ Treynor.
Trên thực tế các rủi ro trong tỉ lệ treynor này đề cập đến rủi ro thường thì nó sẽ được đo bằng hệ số beta của danh mục đầu tư. Beta đo lường xu hướng lợi nhuận của danh mục đầu tư thay đổi để tương ứng với những thay đổi trong lợi nhuận của thị trường chung.Tỉ lệ Treynor được phát triển bởi Jack Treynor, một nhà kinh tế người Mỹ, một trong những người phát minh ra mô hình định giá tài sản vốn.
Ngoài ra thì đối với các phần thưởng treynor hiện nay với mục đích để mô hình biến động cụ thể hiện nay hay có thể thướng được gọi là phần thưởng to biến động tỷ lệ hoặc treynor biện pháp đây được hiểu là một phép đo của lợi nhuận thu được vượt quá đó mà có thể đã được thu trên một khoản đầu tư không có rủi ro có thể đa dạng hóa ví dụ cụ thể như đối với tín phiếu kho bạc hoặc danh mục đầu tư hoàn toàn đa dạng, trên một đơn vị rủi ro thị trường được giả định.
2. Đặc điểm của Tỉ lệ Treynor:
Tỉ lệ Treynor có đặc điểm cụ thể đó là nó thực hiện đo lường mức độ đạt được hay còn gọi là mức thành công đối với một khoản đầu khi nhà đầu tư chấp nhận rủi ro đầu tư. Tỉ lệ Treynor hiện nay phụ thuộc vào hệ số beta của danh mục đầu tư trên thực tế, đó là mức độ nhạy của lợi nhuận danh mục đầu tư so với các biến động trong thị trường.
Tỉ lệ Treynor có đặc điểm giống với tỉ lệ Sharpe hay còn gọi là Sharpe ratio và cả hai đều đo lường rủi ro và lợi nhuận thu được của danh mục đầu tư thực tế. Hai tỉ lệ này cũng có điểm khác nhau, đối với tỉ lệ Treynor sử dụng hệ số beta danh mục đầu tư, hoặc rủi ro hệ thống, để đo lường mức độ biến động. Trong khi đó, tỉ lệ Sharpe điều chỉnh lợi nhuận bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư.
3. Công thức tính và hạn chế của Tỉ lệ Treynor:
Công thức tính của Tỉ lệ Treynor:
Treynor = lợi suất của danh mục – lợi tức phi rủi ro / hệ số beta của danh mục
Về bản chất, chúng ta có thể hiểu về tỉ lệ Treynor đây được xem là một phép đo lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro dựa trên rủi ro hệ thống. Nó cho biết mức hoàn vốn của một khoản đầu tư, chẳng hạn như danh mục đầu tư cổ phiếu, quĩ tương hỗ hoặc quĩ giao dịch ngoại hối, kiếm được theo rủi ro đã đầu tư. Bên cạnh đó, nếu danh mục đầu tư có beta âm, kết quả tỉ lệ Treynor không có ý nghĩa. Kết quả tỉ lệ Treynor càng cao thì danh mục đầu tư nhất định càng có khả năng là một khoản đầu tư phù hợp. Do tỉ lệ Treynor dựa trên dữ liệu lịch sử, tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là tỉ lệ này không nhất thiết cho biết hiệu suất trong tương lai và tỉ lệ này cũng không phải là yếu tố duy nhất để đưa ra quyết định đầu tư.
Hạn chế của Tỉ lệ Treynor:
Đối vớitỉ lệ Treynor cũng xuất hiện một số hạn chế cụ thể là bản chất nhìn về trước. Việc đầu tư có khả năng thực hiện và phản ứng khác trong tương lai so với trước đây. Độ chính xác của tỉ lệ Treynor phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các điểm chuẩn thích hợp để đo beta.
Ví dụ, Trong trường hợp mà tỉ lệ Treynor được sử dụng để đo lường lợi nhuận thu được sẽ điều chỉnh theo rủi ro của quỹ tương hỗ vốn hóa lớn trong nước Mỹ, thì theo đó sẽ không phù hợp để đo beta của quỹ so với chỉ số chứng khoán Russell 2000 dành cho các công ty vốn hóa thị trường nhỏ.
Hệ số beta của quĩ tương hỗ này có thể sẽ bị đánh giá thấp hơn so với mức chuẩn vì các cổ phiếu vốn hóa lớn thường có xu hướng ít biến động hơn so với các loại vốn hóa nhỏ. Thay vào đó, beta nên được đo dựa trên một chỉ số đại diện cho những công ty vốn hóa lớn, chẳng hạn như chỉ số Russell 1000. Ngoài ra, không có con số nào để xếp hạng tỉ lệ Treynor giữa các khoản đầu tư. Khi so sánh các khoản đầu tư tương tự nhau, giả sử các yếu tố khác bằng nhau, tỉ lệ Treynor cao hơn thì khoản đầu tư tốt hơn, nhưng không có định nghĩa về việc nó tốt hơn bao nhiêu so với các khoản đầu tư khác.
4. Đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư bằng tỉ lệ treynor:
Hiện nay chúng ta thấy hiệu suất tổng thể của danh mục đầu tư là một công cụ như thước đo cơ bản cho sự thành công của người quản lý danh mục đầu tư. Bên cạnh đó đối vói lợi suất tổng thể có thể không hoàn toàn là tiêu chí chuẩn xác khi đánh giá việc người được bổ nhiệm quản lý tiền của bạn có đang làm việc hiệu quả hay không.
Ví dụ, chúng ta hiện tại cho rằng lợi suất tổng thể hàng năm của danh mục đầu tư ở mức 2% chỉ là một con số nhỏ.Bên cạnh đó thì, nếu cũng trong khoảng thời gian tương tự, thị trường chỉ tăng 1% thì kết quả như vậy là tốt hơn so với vô vàn các loại chứng khoán hiện có. Cúng theo đó lại có trường hợp nếu danh mục đầu tư này hoàn toàn tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa siêu nhỏ và vô cùng rủi ro thì 1% lợi nhuận bổ sung trên thị trường không thể bù đắp rủi ro cho các nhà đầu tư. Căn cứ trên sự cần thiết phải đo đạc hiệu suất một cách chính xác, rất nhiều tỷ lệ khác nhau đã được sử dụng để xác định lợi suất đã điều chỉnh rủi ro (risk-adjusted return) của một danh mục đầu tư. Có rất nhiều tỉ lệ để đánh giá danh mục đầu tư này và trong đó có Tỷ số Treynor.
Theo kinh tế học thì Tỷ số Treynor cũng tính toán lợi suất gia tăng của danh mục đầu tư so với lãi suất phi rủi ro. Bên cạnh đó, hệ số beta được sử dụng như một thước đo rủi ro để chuẩn hóa hiệu suất thay vì độ lệch chuẩn. Chính vì vậy nên, kết quả của tỷ số Treynor phản ánh phần lợi suất vượt mức đạt được bằng một chiến lược trên mỗi đơn vị rủi ro hệ thống. Một số nhà kinh tế học sau khi Jack L. Treynor lần đầu tiên giới thiệu thước đo này, nó nhanh chóng bị vùi dập bởi khi đó chỉ số Sharpe đang rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, Treynor chắc chắn sẽ không bị lãng quên. Theo đó ông đã theo học chuyên gia kinh tế Ý Franco Modigliani và là một trong những nhà nghiên cứu mở đường cho mô hình định giá tài sản vốn (capital asset pricing model). Vì tỷ số Treynor dựa trên hiệu số giữa lợi suất của danh mục và rủi ro thị trường, chứ không phải rủi ro đặc thù của danh mục đầu tư cho nên nó thường được kết hợp với tỷ số khác để đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả của danh mục.
Những tỷ số ở trên về cơ bản thực hiện nhiệm vụ tương tự nhau theo đó ta thấy chúng giúp các nhà đầu tư tính toán lợi suất vượt mức trên một đơn vị rủi ro. Sự khác biệt phát sinh khi các công thức được điều chỉnh để bao hàm các loại rủi ro và lợi suất khác nhau. Ví dụ, về hệ số beta rất khác rủi ro sai biệt so với chỉ số tham chiếu hay còn gọi trong tiếng anh là tracking-error risk. Chuẩn hóa lợi suất trên cơ sở đã điều chỉnh rủi ro sẽ giúp các nhà đầu tư đánh giá nhà quản lý danh mục đầu tư và hiểu rằng những người chạy theo chiến lược mạo hiểm chẳng tài cán gì hơn so với nhà quản lý có độ rủi ro thấp, mà đơn giản chỉ là họ đi theo các chiến lược khác nhau.
Bên cạnh đó có một điều cần lưu ý liên quan đến các thước đo này là chúng chỉ có thể được so sánh trực tiếp với nhau. Hay có thể nói tỷ số Sortino của một người quản lý danh mục đầu tư chỉ có thể được so sánh với tỷ số Sortino của người quản lý khác. Tỷ số Sortino của một người quản lý không thể so sánh với tỷ số thông tin của người khác. Hiện tại thì về ưu thế năm tỉ số trên đều được diễn giải giống nhau và theo đó tỉ số càng cao thì mức tỷ suất sinh lời đã điều chỉnh rủi ro càng tốt.